Kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với suy giảm thương mại

Chúng ta vừa bước vào một kỷ nguyên của suy giảm thương mại toàn cầu.

Tạp chí Phố Wall đã bình luận vào ngày thứ hai rằng: “Phong vị của chiến tranh thương mại đã bất ngờ lan tỏa ra không gian”. Có lẽ tờ báo thương mại hàng đầu của Mỹ này đã đúng nhưng một số điều trọng yếu hơn hiện tại đang diễn ra.

Tất nhiên tạp chí đó đang nói đến sự mâu thuẫn bấy lâu nay giữa Washington và Bắc Kinh. Tối thứ sáu vừa rồi, tổng thống Obama đã chấp nhận lời đề nghị của Uỷ Ban Thương mại Quốc Tế và ban hành điều 421 về thuế quan đối với sản phẩm lốp xe của Trung Quốc. Trung Quốc, trong nghị định thư tán thành Tổ chức Thương Mại thế giới của mình đã nhất trí rằng Mỹ có thể thu thuế chuyển tiếp đối với sản phẩm của Trung Quốc để hạn chế đến mức thấp nhất sự tồn hại đối với sản xuất của Mỹ gây ra bởi làn sóng nhập khẩu. Cựu tổng thống George W.Bush khi còn đương nhiệm đã từ chối áp dụng tất cả 4 điều khoản của điều luật 421.

Phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh đối với chính sách thuế quan của Obama không gắt gao nhưng cộng đồng mạng Trung Quốc đã xôn xao và vấn đề này đang là chủ đề gây tranh cãi rộng rãi. Chính phủ Trung Quốc lập tức phản ứng. Vào hôm thứ hai, Bộ Thương mại đã nói rằng sẽ có cuộc hội đàm cao cấp với Washington về vấn đề thuế đối với mặt hàng lốp xe của Trung Quốc, bước đầu tiên của quá trình giải trình Tổ Chức Thương Mại Thế giới WTO. Vào hôm thứ ba, bộ này đã phát biểu rằng sẽ bắt đầu điều tra sản phẩm gà của Mỹ và các bộ phận phụ tùng ô tô để xem xét liệu các sản phẩm này có bị bán hạ giá ở thị trường Trung Quốc hay được trợ giá. Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh rằng việc điều tra nhập khẩu từ Mỹ là việc làm có giá trị tương đương với việc điều tra tình hình xuất khẩu lốp xe của Trung Quốc vào thị trường Mỹ, nhưng nước này phủ nhận ý định trả đũa.

Có một số lý do tại sao cuộc tranh luận này lại lan tỏa quá nhanh như vậy. Đó là bởi vì tình hình đang chuyển sang một thời kỳ không may mắn trong lịch sử. Như Alan Greenspan - nhà kinh tế học Mỹ và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 1987 đến 2006 - đã từng phát biểu rằng hiện tượng suy thoái kinh tế toàn cầu đang diễn ra là “sự kiện ngàn năm có một”.

Rất nhiều người không tán thành điều này. Chủ tịch hiện thời của Cục Dự Trữ Liên Bang FED, ông Ben Bernanke đã phát biểu vào ngày thứ hai rằng “suy thoái gần như đã kết thúc”. Những người lạc quan chỉ ra rằng trên thế giới các chỉ số đang tăng lên và thị trường chứng khoán đang hồi phục.

Nhưng hầu hết những cải thiện này đều là biểu hiện bề ngoài hơn là thực tế, sản phẩm của các gói kích cầu sẽ phải sớm kết thúc. Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đang đánh cược rằng các chương trình kích thích của họ đều khổng lồ - cả hai đều được hỗ trợ từ đồng tiền của người dân - sẽ trợ giúp lâu dài hơn là những sự trợ giúp nhất thời. Hơn nữa, Washington và Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể bù đắp vào tỷ lệ tiêu dùng nội địa yếu kém bằng việc xuất khẩu. Lawrence Summers, giám đốc của Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia của tổng thống Obama vừa hâm nóng chủ đề này thời gian gần đây.

Tăng xuất khẩu là biện pháp tối ưu đối với Mỹ một quốc gia với lượng thâm hụt ngân sách khổng lồ. Tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ năm ngoái là 706,1 tỷ USD—nhưng kế hoạch của Washington không xem xét chương trình phục hồi kinh tế của Bắc Kinh. Tài khoản vãng lai của Trung Quốc năm ngoái tổng dư là 426,1 tỷ USD và năm nay nước này đã vượt Đức để chiếm giữ vị trí quốc gia xuất khẩu lớn nhất nhưng các quan chức Trung Quốc có các kế hoạch xuất khẩu thậm chí nhiều hơn. Các chương trình kích thích của họ đã trực tiếp nâng cao năng suất công suất công nghiệp và các số liệu xuất khẩu của họ đang tăng lên kể từ tháng 7 năm ngoái, từ việc hạ giá xuất khẩu để kìm giữ tiền tệ của họ và giảm giá trị đồng USD.

Điều này đã khiến Trung Quốc có những va chạm với Mỹ. Fred Bergsten và Arvind Subramanian đến từ Viện Peterson đã viết trên Thời báo tài chính rằng: “Trung Quốc không thể tiếp tục là Trung Quốc nữa vì Mỹ đang chủ tâm trở thành Trung Quốc. Nền kinh tế thế giới không thể có hai chiến lược phát triển Trung Quốc từ hai nền kinh tế quan trọng nhất”.

Đó là một cách nói giảm nói tránh bởi thế giới không thế có khả năng chịu đựng thậm chí một “chiến lược tăng trưởng Trung Quốc” vào thời điểm hiện tại. Sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm hàng tháng kể từ tháng 10 năm ngoái, giảm mạnh 23,4% trong tháng trước. Nhập khẩu cũng giảm mạnh từ cuối năm ngoái. Các quốc gia thương mại với Bắc Kinh đang ngưng kết nối các nền kinh tế củu họ. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Năm nay, theo ngân hàng thế giới thì nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ hai và thương mại thế giới cũng sẽ giảm nhiều nhất trong vòng 80 năm qua.

Vấn đề hiện tại là thế giới sẽ điều chỉnh phạm vi mới như thế nào. Thật dễ dàng để ủng hộ quan niệm của thương mại quốc tế khi chúng ta sống trong “thế giới phẳng” của Thomas Friedman ở đó các rào cản thương mại biến mất và toàn cầu hóa sẽ được thúc đẩy. Nhưng ở kỷ nguyên đó cái đã bắt đầu với sự sụp đổ của Liên Bang Xô- Viết, đã kết thúc đột ngột cuối năm ngoái.

Tính đến hiện nay, phản ứng toàn cầu đối với suy giảm thương mại không mấy ấn tượng. Các nền kinh tế lớn đã đặt sự tin tưởng của mình vào cuộc họp nhóm các nước G20, các nước này sẽ nhóm họp tại Pittsburgh tuần tới. Trong đó, sẽ ngoại trừ các vấn đề ban hành các vật thế chấp vô nghĩa đối lập với chủ nghĩa bảo thủ, đã chỉ ra hầu hết các nước không có ước muốn dỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế. Điều quan trọng nhất của họ là sự bảo hộ sản xuất chẳng hạn như Trung Quốc - nước không tránh khỏi việc tạo ra trào lưu xuất khẩu lốp xe sang Mỹ.

Bắc Kinh duy trì chương trình ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu lớn nhất và đồng nhất thế giới và không có dấu hiệu nào cho thấy các quan chức nước này sẽ giảm xuất khẩu. Chính quyền của tổng thống Obama đã cố gắng để tránh thuế lốp xe bằng việc đàm phán kín với Trung Quốc về những bảo trợ này nhưng Bắc Kinh sẽ không suy chuyển.

Vì vậy điều luật thuế 421 không thể được giải thích như một cuộc họp bị cô lập đối với một hệ thống vận động hành lang có thế lực - họ đang bắt đầu nhận ra rằng thời kỳ mở rộng thương mại toàn cầu đã qua. Tóm lại, chúng ta không chứng kiến những pha đầu tiên của chiến tranh thương mại. Chúng ta đang bắt đầu một kỷ nguyên của suy giảm thương mại.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e297/kin...thuong_mai.htm