Bên thềm hội nghị G20: Bàn về “chiến lược rút lui”

Các quốc gia chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh các nước công nghiệp dẫn đầu nhóm G20 vào tuần tới đang đặt trọng tâm vào việc phối hợp “chiến lược rút lui” trong chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa.

Tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng rằng sự phối hợp này có dễ dàng tiến hành nhất là sau bài học của Lehman.

Khi diễn biến trên thế giới ở nhiều nơi đều gây bất ngờ với nhiều người, nhu cầu tiến hành biện pháp hợp tác là rất cao. Do chính nhu cầu đó mà khả năng đáp ứng cũng cần phải nhiều hơn cho tương xứng. Khi nào bối cảnh toàn cầu dần khả quan hơn, sự hợp tác khi đó cũng giãn ra. May thay, điều này là một hướng có lợi vì một số quốc gia có thể cần tiền hành “chiến lược rút lui” trước những nước khác.

Nền kinh tế nhìn chung trên thế giới trước đây dường như vẫn chưa hứng chịu cuộc khủng hoảng nặng nề, chỉ đến khi Lehman Brothers sụp đổ thì khi đó nhiều quốc gia trên thế giới mới bị ảnh hưởng rõ rệt.

Các quốc gia chìm ngập trong nợ từ Mỹ đến Anh, Nga đều trên con đường khủng hoảng trong khi tính nghiêm trọng của cơn bão suy thóai vẫn còn được tranh cãi. Những nền kinh tế ổn định hơn chỉ xuống dốc khi Lehman sụp đổ và hệ thống thương mại quốc tế bế tắc. Một số nước có thể nói đã rơi vào đúng cuộc khủng hoảng “truyền thống”. Đó là sự sụt giảm GDP hai quý liền. Úc và Ba Lan là minh chứng rõ ràng nhất.

Hãy nhìn vào hai khía cạnh quan trọng. Đó là khi các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi các cơ quan điều chỉnh cưỡng chế các ngân hàng tại nước mình nắm giữ nhiều nguồn vốn hơn nhất là lúc bối cảnh kinh tế còn đang khả quan để có thể đối phó lúc khó khăn. Các quốc gia thành viên đều cho rằng điều này là tốt nhưng không phải tất cả đều thực hiện thống nhất như nhau trong việc giải quyết khủng hoảng đối với hệ thống ngân hàng quốc gia.

Việc chấp thuận luật điều chỉnh vòng quay về vốn không phải là khó khăn với họ. Úc, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Tây Ban Nha dù có chút giảm về thị trường bất động sản là năm nước còn khúc mắc khi thực thi. Và có thể còn nhiều quốc gia tương tự thế nữa. Điều này hoàn tòan lý giải được rằng một số ngân hàng trung ương coi luật về vốn mới là một thách thức kinh tế không cần thiết. Chính sách tiền tệ không nên bị hạn chế vì những trở ngại như vậy, nhất là với các nước có cấu trúc hệ thống điều chỉnh chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, về lâu dài nhiều nền kinh tế, đặc biệt là những nền kinh tế mở quy mô nhỏ hơn sẽ được hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích của những nền kinh tế vững mạnh hơn. Và chính điều đó khiến việc thực hiện “chiến lược rút lui” sớm hơn là hoàn toàn hợp lý. Úc là nước đã bắt đầu tiến hành và mọi người mong đợi chính sách tiền tệ của nước này sẽ sớm được thắt chặt trong năm 2009.

Hàng ngày các nhà hoạch định chính sách vẫn thường tuyên bố bằng cách nào đó ngăn chặn nguy cơ bong bóng tài chính trong tương lai. Nếu những nhà hoạch định chính sách thực sự muốn ngăn nó, điều đó sẽ có nghĩa là lãi suất cơ bản dựa trên tình hình lạm phát và mục tiêu sản lượng sẽ cần phải tăng do yếu tố nào đó, ví như tình hình tài chính, cũng giống như quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Với một số nền kinh tế có hệ thống tài chính, đây là lúc tiến hành sớm “chiến lược rút lui”.

Chính sách tài khóa đem lại ý kiến tranh cãi thứ ba về việc tại sao phối hợp các “chiến lược rút lui” lại không cần thiết. Không phải bản thân cuộc khủng hoảng mà chính sự bất cân bằng toàn cầu là lý do khiến điều trên khó mà thực hiện được.

Cuộc khủng hoảng chỉ đòi hỏi thay đổi chính sách biện pháp phù hợp để kích thích tăng trưởng nội địa tại những quốc gia có tỷ suất tiết kiệm cao. Ví dụ điển hình nhất là Trung Quốc và ngay cả Đức cũng đã thực hiện được đôi chút điều này. Chính phủ mới được đắc cử tại Nhật biết rõ về tình hình mới. Tuy nhiên không ai trong số các quốc gia này có tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao cùng thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy kéo dài lại nghĩ về “chiến lược rút lui” nhưng những nước khác muốn.

Vậy là các nước thuộc khối thành viên G20 cùng các vị lãnh đạo của mình đã phải hành động rất khôn ngoan trong một năm vừa qua. Có thể nói sự ra đời của G20 chính là một bước phát triển kỳ diệu. Mặc dù vậy G20 cũng không thể yêu cầu các nước thành viên phải cùng thực hiện một điều gì đó vào cùng một lúc.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e295/kin...i%E2%80%9D.htm