Thị trường chứng khoán Mỹ: Bài học từ sự thua lỗ năm nay

Tính đa dạng, tính thanh khoản, kỷ luật và tiết kiệm là những bài học rút ra trên thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay.

Đó là một năm đau thương và thua lỗ không thể tin được đối với người Mỹ ở khắp mọi nơi. Đó sẽ là con số không nếu như người Mỹ không rút ra được bài học gì từ điều này.

Nhưng những bài học lớn đó là gì?

David Hultstrom - tại Financial Architects ở Woodstock khuyên rằng nhà đầu tư không nên đầu tư 100% vào chứng khoán. Theo ông, danh mục đầu tư truyền thông bao gồm tỷ lệ 60/40 với phần lớn hơn dành cho chứng khoán và phần còn lại dành cho trái phiếu.

Ông còn cho rằng trường hợp thị trường thực sự tồi tệ có thể xuất hiện trong mỗi một hoặc hai thập niên và khi “ mọi thứ giảm sút đi một nửa, bạn không thể làm gì ngoài việc chờ đợi và chuẩn bị”.

Hulstrom cho rằng: “mức lợi nhuận trung bình cao từ những tài sản đầy rủi ro đã bắt nguồn từ điều này. Những ai có thể nắm bắt được sự biến động nói chung sẽ có phần thưởng tương xứng. Ngoài ra, một vấn đề nữa trong một thị trường chứng khoán suy yếu là sự đa dạng giữa các tài sản rủi ro và không rủi ro".

Steve Podnos, tại Wealth Care ở Merritt Island, Fla., cũng có cùng quan điểm: “Tôi nghĩ rằng bài học lớn nhất đó là những thị trường đó (cả trái phiếu và chứng khoán) đều biến động hơn chúng ta dự đoán trong một vài thập niên qua. Thêm vào đó, sức mạnh của sự đa dạng hóa không mạnh như chúng ta mong muốn. Với những suy nghĩ này, nhà đầu tư thận trọng phải nhìn về phía trước và có một kế hoạch để đối phó với các danh mục dễ biến động để tránh lòng tham lam”.

Thua lỗ, tính thanh khoản

Theo Beth Gamel tại Pillar Financial Advisor ở Waltham, Mass, rất nhiều nhà đầu tư không thể kiểm soát thua lỗ như họ đã tiên đoán và họ đã cần nhiều tiền mặt hơn.

Bà nói rằng “ Tất cả các khách hàng đã bình tĩnh quá mức trong suốt thời kỳ khó khăn”.Mọi người cần chắc chắn rằng họ có đủ tiền mặt để sống và họ nên thận trọng về đầu tư vào các loại tài sản không có tính thanh khoản - như bất động sản, các quỹ đầu tư hợp tác – những loại hình đầu tư không thể bán được khi cần gấp.

Jonathan Sard tại tập đoàn quản lý Sard Wealth cũng đồng ý rằng có rất nhiều bài học về tính thanh khoản.

Ông cho rằng: “ Mọi người thật sự cần coi tiền mặt như là một lớp tài sản khi đầu tư và họ hoàn toàn cần có một quỹ cấp thiết bên cạnh đó. Tiền mặt sẵn có sẽ giúp bạn có thể đối phó và mang đến cho mọi người sự thoải mái hơn khi thị trường đi xuống".

Một số chuyên gia tư vấn nghĩ rằng bài học lớn nhất cần phải rút ra là cần phải có một kế hoạch tài chính và theo sát kế hoạch đó.

Đối với Rick Rodgers, Rodgers&Associates ở Lancaster, Pa., “bài học tài chính lớn nhất mọi người cần học đó là chắc chắn rằng họ đã vạch ra một kế hoạch tài chính.”

Những người có một kế hoạch nên theo sát kế hoạch đó. Có thể họ sẽ cần trì hoãn việc nghỉ hưu một hoặc hai năm bởi lợi nhuận đầu tư hiện tại thấp hơn mong đợi. Nhưng một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ chỉ cần một sự điều chỉnh rất nhỏ để đạt được mục tiêu”.

Theo Edward Gjertsen thì: “Một kế hoạch tài chính thận trọng là bánh lái chèo lái bạn tới những mục tiêu và cho phép một sự thay đổi rất nhỏ khi cần thiết. Đa số mọi người không có một kế hoạch rõ ràng. Nếu mọi thứ trở nên tồi tệ, thật khó để nhận ra sự tác động tiêu cực của tài chính quốc gia lên các quyết định của họ”.

Đặt kế hoạch và cần nghiêm khắc tuân theo kế hoạch

Gordon Bernhardtt bày tỏ ý kiến: “Đặt một kế hoạch. Và bạn phải giữ kỷ luật. Bạn sẽ phải tiếp tục đầu tư ngay cả khi bạn không muốn”.

Còn theo Micheal Kalscheur đã hỏi những người đã từ bỏ thị trường chứng khoán thì họ cho rằngthị trường chứng khoán không thay đổi về cơ bản vì vậy kế hoạch của chúng ta cũng phải như vậy.

Nhà đầu tư cần nghiên cứu nhiều hơn về kỹ năng đầu tư, các nhà tư vấn, thế chấp,và đó là một xu hướng thật sự cần thiết. Không ai quan tâm về tiền của bạn bằng chính bạn. Micheal Kalscheur nghĩ rằng giáo dục tài chính cần được ban hành ở Mỹ vì vậy mọi người có thể đưa ra các quyết định sáng suốt để giúp chính họ.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e283/kin...lo_nam_nay.htm