Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 5 của 5
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?

      Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?
      Đã đến lúc thị trường di động Việt Nam phải tính đến chuyện sáp nhập các mạng di động khi các mạng di động của Nhà nước nằm trong tình trạng thua lỗ kéo dài.
      EVN Telecom đứng đầu danh sách sáp nhập
      Mạng di động đầu tiên được nhắc đến trong danh sách các mạng di động của nhà nước liệt trong danh sách thua lỗ kéo dài là EVN Telecom thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Lãnh đạo một mạng di động lớn cho phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam hay, lâu nay EVN Telecom đã không trả được nợ cước kết nối. “Theo lý mà nói, chúng tôi có thể dừng lại việc kết nối cho các thuê bao của EVN Telecom sang mạng của chúng tôi và ngược lại. Hơn thế nữa, chúng tôi có thể đưa việc này ra toà kinh tế để giải quyết. Lúc đó, nếu EVN Telecom không trả được nợ sẽ phải tuyên bố phá sản”, lãnh đạo một mạng di động nói. Trong khi đó, một lãnh đạo của VNPT cho biết: Giải pháp khi EVN Telecom không trả được cước kết nối là trừ vào tiền điện mà VNPT dùng của công ty mẹ là EVN. Ngoài khoản nợ các mạng di động, EVN Telecom cũng là đối tượng nợ phí tần số.
      Một nguồn tin khác cho Báo Bưu điện Việt Nam biết, hiện EVN Telecom đang là “con nợ” lớn của nhiều đối tác với một con số đáng giật mình ở mức mà nhiều người không ngờ đến.
      Trong khi EVN Telecom đang trong cảnh “chúa Chổm” thì công ty mẹ EVN cũng chẳng khá khẩm hơn. Trong bối cảnh đó, EVN đã tính chuyện bán cổ phần của EVN Telecom. Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng thành viên của EVN đã đề nghị không giữ cổ phần chi phối trong EVN Telecom. “Chính phủ chỉ đạo EVN tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh điện. Vì vậy, EVN đưa ra đề xuất này với Bộ TT&TT”, ông Đào Văn Hưng nói. Tại thời điểm đó, FPT là đối tác đặt vấn đề “hôn phối” với EVN Telecom với khoản đặt cọc hơn 700 tỷ đồng. Thế nhưng, chỉ ít lâu sau FPT đã quyết định “chạy làng” khi đơn phương rút khỏi thương vụ mua cổ phần của EVN Telecom. Giới phân tích cho rằng việc FPT rút chân ra khỏi “canh bạc” này là động thái “khôn ngoan” dù rất đau đớn vì khoản đặt cọc khổng lồ không biết bao giờ đòi được. Thế nhưng nó lại đẩy EVN và EVN Telecom vào tình cảnh “dở khóc dở cười” khi đã bị lỡ làng và rất khó tìm đối tác khác mua cổ phần của EVN Telecom.
      Kịch bản nào cho EVN Telecom
      Không còn bàn cãi gì nữa khi EVN Telecom đứng đầu danh sách các mạng di động phải tính chuyện sáp nhập. Trong buổi họp mới đây của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết đã đến lúc phải tính toán khi các mạng di động của Nhà nước thua lỗ, trong đó có EVN Telecom. Thế nhưng một câu hỏi là kịch bản nào sẽ được xử lý đối với EVN Telecom?
      Với bối cảnh hiện nay, nhiều người nhắc đến kịch bản xử lý cho EVN Telecom giống Chính phủ đã xử lý đối với Vinashin. Điều đó có nghĩa là EVN Telecom sẽ được “sang tên, chuyển khẩu” cho một mạng di động của nhà nước có khả năng “gồng gánh” được EVN Telecom. Tất nhiên, những chuyện sáp nhập này sẽ được các bên thương thảo kỹ lưỡng. Một khi EVN Telecom “sang tên” cho một mạng nào đó, ngoài các tài sản, tài nguyên của EVN Telecom thì mạng kia có lẽ sẽ phải gánh món nợ lớn của EVN Telecom.
      Một chuyên gia viễn thông nhận xét, hiện tài sản hấp dẫn nhất của EVN Telecom chính là hạ tầng truyền dẫn. Thế nhưng, nhiều khả năng đó lại thuộc tài sản của EVN, chẳng hạn như tuyến truyền dẫn trên đường dây 500 KV, cống bể cáp ngầm, cột điện, địa điểm đặt nhà trạm... Trong khi đó thuê bao của EVN Telecom không có nhiều, băng tần 450 MHz lại không hấp dẫn.
      Như vậy, thành công của kịch bản này sẽ phụ thuộc vào yếu tố ý chí của cơ quan nhà nước và sự thương thảo về quyền lợi của mạng nhận EVN Telecom. Tất nhiên, những chuyện sáp nhập theo kiểu này không thể diễn ra một sớm một chiều và rất khó “thuận buồm xuôi gió”.
      Sáp nhập các mạng di động đã được dự báo trước
      Năm 2004, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động và trở thành mạng di động thư 4 ở thị trường Việt Nam sau MobiFone, VinaPhone và S-Fone. Vào thời điểm đó, thị trường viễn thông Việt Nam cũng rục rịch chuẩn bị chào đón thêm mạng di động thứ 5 là EVN Telecom. Thế nhưng, ngay tại thời điểm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel đã đưa ra dự báo thị trường di động Việt Nam sau thời gian bung ra sẽ quay lại con số 3 mạng di động và hình thành thế chân vạc kiềm toả nhau. Ông Nguyễn Mạnh Hùng còn cho rằng, quá trình sáp nhập các mạng di động của Việt Nam theo hình thức mua bán, sáp nhập hoặc phá sản. Thế nhưng, các mạng di động của Việt Nam là sở hữu của nhà nước nên chuyện sáp nhập, hay phá sản ngoài yếu tố quy luật của thị trường thì còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.
      Hiện tại Việt Nam đang có tới 7 mạng di động cạnh tranh quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh này đã có những dấu hiệu rõ ràng về những mạng di động không còn đủ sức theo “cuộc chơi” này.

      Thái Khang
      ict news



      Xem bài viết: Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lý Thiên Hương (15/10/2011 10:50)

      Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc kiểm tra hạ tầng dự án 3G giai đoạn 2 trước khi lắp đặt thiết bị 3G đảm bảo tối ưu vùng phủ sóng, đồng thời xây dựng mạng Man-E phục vụ cung cấp dịch vụ internet cáp quang FTTH. Công ty EVNTelecom, tổng thầu Huawei và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã tiến hành kiểm tra hạ tầng 3G trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế.

      Dự án 3G giai đoạn 2, Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế được giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng 68 trạm 3G với tổng số tiền đầu tư được phê duyệt gần 40 tỷ. Các vị trí trạm 3G được xây dựng đúng yêu cầu bản thoả thuận giữa EVNTelecom và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế, tại thành phố cho phép dịch chuyển so với toạ độ chuẩn bán kính 200m, tại thị xã và thị trấn cho phép dịch chuyển so với toạ độ chuẩn bán kính 300m, tại nông thôn cho phép dịch chuyển so với toạ độ chuẩn bán kính 500m. Tất cả các toạ độ chuẩn đã được EVNTelecom tiến hành khảo sát đảm bảo là cao điểm trong khu vực, là vị trí đông dân cư và khách hàng tiềm năng nhất trong khu vực.

      Hạ tầng 3G do Công ty Điện lực Thừa thiên-Huế xây dựng đa số đảm bảo chiều cao chuẩn cột anten, kích thước tối thiểu của phòng máy, điện trở hệ thống tiếp đất, hệ thống cắt lọc sét 1 pha. Tuy nhiên có 6 vị trí Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã thay cột anten bằng cột điện có lắp thêm chụp sắt có chiều cao 18m không đạt chiều cao chuẩn theo yêu cầu.

      Thực ra 6 vị trí được thay cột anten bằng cột điện mục đích là tận dụng đất hiện có của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế sẽ tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng mỗi năm khoảng 50 triệu đồng. Diện tích đất tại các vị trí này quá nhỏ nên không thể xây dựng cột anten dây co, còn xây dựng cột anten tự đứng thì quá tốn kém.

      Một trạm 3G hoàn chỉnh chỉ tính riêng phần thiết bị do EVNTelecom đầu tư gồm thiết bị node B có giá trị khoảng 350 triệu, tủ nguồn 120 triệu, thiết bị truyền dẫn cung cấp E-thernet cho nodeB 3G có giá trị 230 triệu.Tổng giá trị tiền thiết bị đầu tư cho một vị trí khoảng 600 triệu đó là chưa tính nâng cấp phần mềm và phần cứng tổng đài, thiết bị RNC, thiết bị truyền dẫn đường trục… và nếu tính luôn các chí khác thì đầu tư cho 1 vị trí riêng phần thiết bị hết gân 1 tỷ đồng. Do vậy đầu tư 1 trạm 3G không đảm bảo tối ưu vùng phủ sóng rất lãng phí đầu tư.

      Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã đưa ra giải pháp đối với vị trí tại các Điện lực sẽ xây dựng cột anten dây co trên nóc nhà, tại các vị trí các TBA sẽ xây cột anten tự đứng. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế yêu cầu đơn vị Tư vấn TK tiến hành hiệu chỉnh trình phê duyệt hiệu chỉnh thiết kế và tiến hành đấu thầu hạng mục xây lắp hoàn thành xây dựng bàn giao 6 vị trí còn lại cho EVNTelecom trước 15/12/2011, thực hiện quyết toán trước 30/12/2011 để chốt nguồn vốn do Tổng Công ty CPC cấp trước khi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế chuyển sang Công ty TNHH một thành viên. Nguồn vốn được lấy từ nguồn vốn dự phòng dự án 3G giai đoạn 2 và đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Công ty Điện lực Thừa thiên - Huế cũng sẽ xem xét sai phạm để phạt hợp đồng đơn vị Tư vấn TK, Nhà thầu thi công, đơn vị Tư vấn giám sát.

      Hiện nay Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã cung cấp dịch vụ internet cáp quang FTTH và đã khuyến mãi đến 70% từ gói 1 triệu đồng/tháng giảm xuống còn 300 000 đồng/tháng. Tuy nhiên chất lượng internet cáp quang quá kém tốc độ không đúng theo yêu cầu, game hay bị treo nên không thể phát triển được khách hàng.

      EVNTelecom triển khai xây dựng mạng Man-E sẽ cải thiện chất lượng dịch vụ internet cáp quang Điện lực trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế. Mạng Man-E có các node lưu lượng có tốc 1Gb/s, điểm kết nối với mạng core có tốc độ 20 Gb/s. Ngoài ra EVNTelecom sẽ thoả thuận nâng luồng kết nối với nhà cung cấp game trực tuyến FPT online có tốc độ 1G. Như vậy Điện lực có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ internet cáp quang khác trên địa bàn.

      EVNtelecom sau khi hoàn thành đưa vào hoạt động 68 trạm 3G và mạng Man-E, Viễn thông Điện lực sẽ trở thành nhà mạng


      Xem bài viết: Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post trần văn đệ (15/10/2011 9:52)

      1 vinashin thứ 2 sắp lộ diện (nằm trong 1 khối rất lớn của tảng băng chìm ).


      Xem bài viết: Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Bò gấu (15/10/2011 14:37)

      Khà khà , FPT với khoản ĐẶT CỌC là 700 tỉ , thì theo tôi bị EVN TELECOM ..."XÙ tiền là đươc rồi" . EVN TE... hãy phát huy CHIÊU này để CÂU mấy con CÁ NGỐ khác vào cắn câu - lâu lâu ta GIỰT 01 phát kiếm tiền bỏ túi chơi , tha hồi tiêu xài xả láng . còn chuyện EVN TELECOM mà kinh doanh qua bên ĐT thì bảo đảm rằng CHẾT LÀ CÁI CHẮC rồi.không lăn tăn gì hết .


      Xem bài viết: Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?

    5. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Trần Mạnh Đức (15/10/2011 18:32)

      Cho phá sản. Một thứ ốm yếu như vậy là gánh nặng và nỗi đau của nền kinh tế. Thử hỏi có ai muốn nhận đứa con ốm yếu để làm con nuôi hay không, nếu cứ tốn thêm tiền bạc cho đống nợ chỉ làm nợ thêm trầm trọng chẳng giải quyết được gì. Không có phép mầu xảy ra cho khối nợ này đâu, thà đau một lần còn hơn tháng nào cũng phải chích thuốc sớm muộn gì cũng chết. Vấn đề là con nợ này nợ bao nhiêu, nếu số nợ cả nghìn tỷ thì đúng là NHTM đang gặp nạn. Hãy tuân theo quy luật của tự nhiên đừng cố gắng để tạo ra một cú sốc hãy cắt đi khúc ruột thừa bị nhiễm trùng.


      Xem bài viết: Kịch bản nào cho "chúa chổm" EVN Telecom?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. FPT vẫn chưa lấy được 700 tỷ đồng tiền cọc tại EVN Telecom
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 07-10-2011, 11:00 AM
    2. EVN Telecom sẽ cổ phần hóa như thế nào?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 7
      Bài viết cuối: 19-07-2011, 11:51 AM
    3. Địa ốc Hà Nội mới "cắt ngọn", chưa "bắt đáy"
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 06-07-2011, 04:45 PM
    4. TCK 2010 - "Đòn bẩy" nào cho TTCK Việt Nam năm "Hổ"
      By Budweiser in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 03-01-2010, 02:25 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình