§5. TỔNG KẾT
Xu hướng:
1. Khi phân tích các biểu đồ giá, phải định vị bằng được các đỉnh và các đáy vì đó là các điểm quan trọng, biểu thị sự chấm dứt khả năng phục hồi hoặc suy giảm của thị trường. Từ đó, chúng ta có thể xác lập được một chiến lược đầu tư hợp lý.
Trong thực tế, giao dịch tại một điểm gần đỉnh/đáy bao giờ cũng là những sự lựa chọn tối ưu
2. Trong xu hướng thị trường tăng/giảm rõ rệt:
- Mua khi thị trường có xu hướng tăng
- Nên bán khi thị trường có xu hướng giảm
3. Trong xu hướng trung gian - tăng:
Nên mua trong các đợt điều chỉnh giảm giá ngắn hạn trong giai đoạn trung gian - tăng.
Đường xu hướng và đường kênh:
4. Trong hai đường biên của kênh: Đường xu hướng và đường kênh, cần chú ý: đường xu hướng giữ vai trò quan trọng và đường kênh chỉ là công cụ kỹ thuật phát sinh từ đường xu hướng
5. Sử dụng đường xu hướng tăng:
Đường xu hướng tăng cho biết thị trường sẽ tiếp tục tăng tới khi xu hướng đó bị bẽ gãy
Mua vào khi giá trên đường xu hướng trong xu hướng tăng
Kiểm tra tín hiệu mua: Khi đường giá di chuyển xuống dưới đường xu hướng tăng nhưng sau đó phục hồi và trở lại, di chuyển lên trên.
6. Sử dụng đường xu hướng giảm:
Khi giá nằm dưới đường xu hướng giảm, đó là cơ hội mua vào. Cần phân biệt hiện tượng đường xu hướng giảm một cách thật sự khi giá đang nằm dưới đường xu hướng rồi di chuyển vượt lên trên. Do đó, nên cảnh giác với hiện tượng "cài bẫy":
Đột nhiên khối lượng tăng vọt (do mua nhiều) khiến giá tăng vọt, đường giá xuyên phá đường xu hướng trong thời gian ngắn. Ngay sau đó, đâu lại hoàn đấy, giá lại quay lại xu hướng giảm tiếp.
Sử dụng:
Khi cổ phiếu đang ở trong giai đoạn không có xu hướng (dập dềnh) và giai đoạn tiếp theo là biến động tăng: nên mua vào. Khi giá lên cao hơn: bán ra thu lời. Ngược lại, nếu giai đoạn tiếp theo là biến động giảm: bán ra ngay để cắt lỗ
Nếu xu hướng hiện tại là xu hướng tăng và đang ở giai đoạn đầu ra xu thế này: nên mua vào thuận theo xu thế và bán ra khi giá đã lên cao hơn.
Nếu hiện tại là xu thế giảm và đang ở giai đoạn đầu của xu thế này: nên bán ra (thuận theo xu thế) để cắt lỗ.
Chú ý: Khi giá đã xuống thấp hơn có thể mua lại để bán ra khi thị trường phục hồi
Cần lưu ý: Trong xu thế giảm, các ngưỡng chống cự chưa thể gọi là đáy hay quá trình tích lũy của cổ phiếu (Bài 8: Vấn đề tích lũy và phân phối). Chỉ khi nào chống đỡ trở thành kháng cự mới có thể dùng các khái niệm kể trên. Nếu bất cứ mức chống đỡ nào cũng là đáy thì thị trường đâu còn có rủi ro.


Chu Xuân Lượng
Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock