Threaded View
-
10-10-2011 09:07 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Bình luận Kinh tế vĩ mô: Tuần 10 – 14/10
Bình luận Kinh tế vĩ mô: Tuần 10 – 14/10
(Vietstock) – Việc tăng lãi suất tái cấp vốn vào cuối tuần của NHNN có vẻ như có nhiều hàm ý phức tạp hơn những lần trước đây.
* Vietstock Weekly 10 - 14/10: Tận dụng cơ hội mua bán trong phiên
KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Mỹ: Những khó khăn ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đã và đang tạo ra những tranh chấp, xung đột giai cấp và chính trị gay gắt. Sau những yêu cầu đòi tăng thuế thu nhập “nhà giàu”, thì những tuần vừa qua phong trào “Hãy chiếm Phố Wall” đang lan truyền mạnh với mục đích để phản đối gói cứu trợ của chính phủ dành cho ngân hàng, ảnh hưởng của giới tài chính lên chính trị và bất bình đẳng xã hội.
Căng thẳng tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng lên khi dự luật kêu gọi trừng phạt Trung Quốc của các nghị sỹ **** Dân chủ cho rằng việc định giá đồng tiền thấp của Trung Quốc gây thiệt hại về kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ. Trung Quốc đã cảnh báo ngược lại Mỹ về cuộc chiến tranh thương mại nếu dự luật tiền tệ trên được thông.
Song song với gói kích thích tạo việc làm trị giá 447 tỷ USD, Tổng thống Obama đang hối thúc Quốc hội nước này thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA) với Hàn Quốc, Colombia và Panama nhằm thúc đẩy sự nhâm nhập sâu rộng vào thị trường ba nước này, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu (dự kiến thêm khoảng 13 tỷ USD) và tạo thêm việc làm cho thị trường lao động. Hiện Hạ viện Mỹ đã chính thức phê chuẩn các FTA với ba quốc gia này.
Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ tiếp tục đón nhận những tín hiệu khá tích cực trong lĩnh vực chế tạo cũng như doanh số bán ôtô và thị trường lao động ở Mỹ. Theo thống kê, kinh tế Mỹ có thêm 103,000 việc làm trong tháng 9, cao hơn so với dự báo có thêm 60,000 việc làm của các nhà kinh tế; và số việc làm trong tháng 8 cũng bất ngờ được điều chỉnh tăng từ 0 lên 57,000 việc làm. Thu nhập bình quân cũng tăng 0.2% lên 23.12 USD/giờ trong tháng 9, ngược với mức giảm trong tháng 8.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ben Bernanke, tuyên bố sẽ sẵn sàng nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa, khi đà phục hồi của nền kinh tế có thể chững lại, trong lúc lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, còn thất nghiệp ở mức cao.
Châu Âu: Sau một thời gian tạm lắng xuống, làn sóng hạ bậc tín nhiệm tại các nước khu vực Eurozone bất ngờ trỗi dậy trước sự “dùng dằng và chậm trễ” trong việc xử lý khủng hoảng nợ công ở các quốc qua khu vực này.
Sau S&P, Moody’s và Fitch đã chính thức hạ bậc tín nhiệm của Ý trước triển vọng tiêu cực không thể đáp ứng được các mục tiêu tài chính. Ngoài ra, Fitch vừa hạ bậc tín nhiệm Tây Ban Nha từ AA+ xuống AA-, và Moody’s cũng cảnh báo khả năng hạ bậc tín nhiệm Bỉ trong thời gian tới.
Sau khi hạ bậc tín nhiệm quốc gia, các hãng định mức tín nhiệm thông thường sẽ hạ bậc các công ty có ảnh hưởng thuộc quốc gia đó.
Hiện Hy Lạp chưa nhận được khoản cứu trợ thứ 6 trị giá 8 tỷ EUR; tuy nhiên, kết quả tích cực của cuộc đàm phán giữa “bộ ba” Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU) với chính phủ Hy Lạp đã phần nào hé lộ về khả năng giải ngân cho gói cứu trợ này. Có thể thấy một cuộc ”ngã giá” đang diễn ra trước các lợi ích đổi lại khi châu Âu phải tung ra các gói cứu trợ.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mặc dù giữ nguyên lãi suất do áp lực lạm phát nhưng đã có kế hoạch sẽ chi 40 tỷ EUR để mua trái phiếu đảm bảo nhằm thúc đẩy nền kinh tế và cung cấp thêm vốn cho các ngân hàng. Ngoài ra, ECB cũng công bố các hoạt động tái cấp vốn kỳ hạn 12 và 13 tháng nhằm cung cấp thêm thanh khoản cho các tổ chức tài chính châu Âu.
Song song với cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng ở khu vực Eurozone, cuộc khủng hoảng vốn ở khu vực ngân hàng cũng đang diễn biến khá phức tạp. Cụ thể là ngân hàng liên doanh Pháp-Bỉ Dexia hiện đứng bên bờ vực phá sản, buộc chính phủ hai nước đang phải nỗ lực tìm cách giải cứu.
Trước tình hình này, Ủy ban Ngân hàng châu Âu chuẩn bị tiến hành đợt thanh tra (stress test) thứ 3 để kiểm tra sức mạnh tài chính của các ngân hàng khu vực, qua đó lên kế hoạch tái câp vốn cụ thể.
Ngoài khu vực Eurozone, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã quyết định tăng quy mô chương trình mua tài sản thêm 75 tỷ bảng Anh (tương đương 115 tỷ USD) lên 275 tỷ bản Anh, bên cạnh quyết định giữ nguyên lãi suất ở 0.5%, nhằm phục hồi kinh tế Anh trong bối cảnh kinh tế quốc gia này không tăng trưởng 9 tháng liên tiếp.
Nhật Bản: Bất chấp bức tranh u ám của kinh tế thế giới, các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản lại tin rằng điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục cải thiện trong 3 tháng tới; và chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ mức -9 điểm trong tháng 6 lên 2 điểm trong tháng 9.
Nhật Bản cũng để ngỏ khả năng mua thêm trái phiếu do Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) phát hành nhằm giúp Eurozone giải quyết khủng hoảng nợ nếu ghi nhận được nỗ lực của các nhà làm chính sách châu Âu.
Tuy nhiên, để mua thêm trái phiếu này, Nhật Bản có kế hoạch phát hành thêm tín phiếu thay vì sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối như trước đây. Không loại trừ khả năng Nhật sử dụng biện pháp can thiệp thị trường này để vừa hạ giá đồng JYP và vừa “được tiếng” giúp đỡ khu vực đồng tiền chung châu Âu; nhưng điều này có thể gây bất đồng với các quốc gia khu vực Eurozone.
KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
Thị trường vàng: Liệu đã thực sự bình ổn?
Trước bước nhảy điên cuồng của giá vàng do hoạt động đầu cơ trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thể hiện quyết tâm “dẹp loạn” trên thị trường này bằng hàng loạt các giải pháp mang tính hệ thống hơn. Cụ thể,
(1) Các ngân hàng DongABank, ACB, Techcombank, EIB, STB cùng với SJC được NHNN chấp thuận tham gia vào chương trình bình ổn thị trường vàng trong nước. Các ngân này này và SJC sẽ được phép bán ra thị trường một lượng vàng nhất định dựa trên nguồn huy động được/sở hữu để kéo giá vàng vật chất trong nước tương đương với giá thế giới. Ngoài ra, tuy chưa có thông tin chính thức nhưng rất có thể các tổ chức này sẽ được mua bán vàng tài khoản trên thị trường thế giới để phòng vệ rủi ro.
(2) NHNN ban hành Thông tư số 33 quy định không được cho vay vốn để mua vàng; trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận. Ngoài ra, NHNN cũng quy định hệ số rủi ro là 250% đối với các khoản cho vay được đảm bảo bằng vàng.
Trước những nỗ lực bình ổn, giá vàng trong nước và thế giới ngày càng được kéo gần nhau hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa có tín hiệu khả quan hơn, thì việc đầu tư nắm giữ vàng vẫn là sự lựa chọn của giới đầu tư nhất định. Do đó, không loại trừ khả năng nhu cầu trong nước đối với loại hàng hóa này vẫn tiếp tục tăng cao, và gây sức ép lên tỷ giá.
Biến động tỷ giá USD/VND: Do hoạt động đầu cơ?
Bất chấp những tín hiệu tích cực từ thị trường vàng trong nước và thặng dư cán cân thanh toán tổng thể, tỷ giá USD/VND thị trường tự do vẫn liên tục được điều chỉnh lên cao hơn rất nhiều so với tỷ giá niêm yết của các NHTM. Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng tiếp tục được NHNN nâng lên mức 20,648 VND/USD kể từ ngày 6/10, so với tỷ giá 20,638 VND/USD vừa được tăng lên vào ngày 5/10.
Ngoài các yếu tố “kinh điển” gây sức ép lên tỷ giá như nhập siêu tăng, áp lực đáo hạn vay ngoại tệ … thì tâm lý phòng ngừa rủi ro, đầu cơ làm giá là những tác nhân chính gây căng thẳng tỷ giá trong thời gian gần đây, và hệ quả là tình trạng “hai tỷ giá” tiếp tục tái diễn.
Sau những thành công nhất định của NHNN nhằm “dẹp loạn” tình trạng đầu cơ trên thị trường vàng, rất có thể những giải pháp mạnh mẽ tương tự của NHNN sẽ được tung ra, góp phần hạ nhiệt thị trường ngoại hối và đích đến đầu tiên là kiểm soát hoạt động ngoại tệ chợ đen.
Tăng lãi suất tái cấp vốn: Thắt chặt tiền tệ, nhưng còn có ẩn chứa nhiều thông điệp
NHNN vừa có quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm thanh toán liên ngân hàng từ 14%/năm lên 16%/năm được áp dụng từ ngày 10/10.
Động thái này là tương đối bất ngờ và mục tiêu trên bề mặt vẫn là tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm áp lực giảm giá lên tiền đồng, đồng thời cân bằng hoạt động cho vay từ vai trò người cho vay cuối cùng của NHNN (không khuyến khích các hoạt động vay vốn từ NHNN). Ngoài những mục tiêu này, động thái của NHNN lần này có thể có nhiều hàm ý phức tạp hơn những lần trước đây.
Thân Hoàng Dung, Phòng Nghiên cứu Vietstock
Xem bài viết: Bình luận Kinh tế vĩ mô: Tuần 10 – 14/10
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Bình luận Kinh tế vĩ mô: Tuần 03 – 07/10/2011
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 01-10-2011, 11:41 AM -
Thủ tướng kết luận về kinh doanh xăng dầu
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 30-09-2011, 08:59 AM -
Bình luận Cổ phiếu và VN-Index
By VN1000 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 197Bài viết cuối: 31-12-2009, 07:34 AM -
Vòng tuần hoàn kinh tế
By ntm124 in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 18-08-2009, 09:13 AM
Bookmarks