Tin này mình lấy trên www.xuhuongthitruong.com
Link là: http://xuhuongthitruong.com/modules....viewst&sid=363

---------------------------------------------------------
Vào hôm thứ bảy, nhóm G20 kiên quyết vẫn duy trì những biện pháp khẩn cấp để đối phó với khủng hoảng kinh tế thế giới, cảnh báo rằng khủng hoảng chưa kết thúc, trong khi đó thì xuất hiện những vấn đề căng thẳng giữa Mỹ và Châu Âu quanh việc duy trì những khoản tiền cung cấp thêm cho các ngân hàng.

Sau cuộc gặp tại London nhằm chuẩn bị cho Hội nghị các nhà lãnh đạo sẽ diễn ra vào tháng này, các Bộ trưởng Tài Chính nói họ đồng ý những biện pháp mới để giữ cho nền kinh tế thế giới đi đúng hướng, một năm sau khi nó “bập bềnh” bên cạnh bờ vực sụp đổ, và họ cũng cảnh báo là không có chỗ cho sự tự mãn.

“Chúng ta vẫn phải thận trọng về viễn cảnh tăng trưởng và thị trường việc làm,” theo thông cáo của các Bộ trưởng.

Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Tim Geithner cũng thận trọng khi cho biết sự tăng trưởng kinh tế thế giới “đang trên đường vận động”, nhưng vẫn còn “nhiều thách thức to lớn” ở phía trước.

Người đứng đầu Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Dominique Strauss-Kahn, cảnh báo những nhà lãnh đạo “đang nhìn thấy phía cuối đường hầm” sau những tháng của sự náo động kinh tế.

Vấn đề cung cấp thêm những khoản tiền cho các ngân hàng đã đe dọa lấn át những buổi nói chuyện, về việc trong khi Pháp và các quốc gia Châu Âu khác gọi những khoản cung cấp này là khoản bắt buộc trong khi Anh và Mỹ thì đối ngược lại cho đây là những biện pháp kích thích mạnh mẽ.

Sự bất đồng giữa Pháp và Mỹ về vấn đề này vẫn chưa được giải quyết, và Bộ trưởng Tài Chính Pháp Christine Lagarde cho biết bà ấy hài lòng khi vấn đề này là bây giờ đã ở trong “cách nhìn của mỗi người”.

Vào lúc kết thúc cuộc gặp lần này, các Bộ trưởng đã đồng ý sẽ thưởng cho sự thành công trong dài hạn - chứ không phải trong ngắn hạn bao gồm “việc trả lại hiệu quả” của các khoản tiền được trả.

Các chuyên gia cho rằng những khoản cung cấp tiền thêm cho các ngân hàng đã “đóng góp” vào việc gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu cách đây một năm bởi vì những khoản này khuyến khích các ngân hàng sử dụng “một cách vội vàng” với hy vọng kiếm được những khoản lợi nhuận kếch sù.

Bộ trưởng Tài Chính Đức Peer Steinbrueck cho biết nước ông và Pháp có thể “rất hài lòng” với kết quả đạt được trong cuộc gặp này, thêm vào đó là họ đã thành công trong việc đạt được những mục đích trước cuộc gặp của họ.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1930 đã “dịu đi” đối với Pháp, Đức, Nhật khi tất cả các nước này có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực thì Bộ trưởng các nước G20 cũng bàn luận khi nào thì rút lại những gói cứu trợ khẩn cấp đã được bơm vào nhằm trợ giúp nền kinh tế.

“Tôi thấy rõ ràng rằng vẫn còn quá sớm cho việc rút lại những khoản cứu trợ vì điều này có thể “phá hoại” những dấu hiệu của sự hồi phục kinh tế mà chúng ta đang nhìn thấy và có thể dẫn đến viêc đi xuống xa hơn nữa trong niềm tin của giới kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng”, Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết vào hôm thứ bảy trong những bình luận mở đầu cuộc gặp gỡ.

Hơn một nửa trong số tiền trị giá 5 nghìn tỉ dollar được các nhà lãnh đạo hứa nhằm thúc đẩy nền kinh tế đã được cung cấp, ông Brown cho biết.

Nhóm những Bộ trưởng Tài Chính và các nhà quản lý ngân hàng Trung Ương của 20 nước (gọi tắt là G20) được thành lập vào năm 1999 để tập hợp những nền kinh tế đang phát triển và đã phát triển quan trọng lại nhằm thảo luận những vấn đề chủ yếu của nền kinh tế toàn cầu.


Anh Tuấn (Theo Channelnewsasia - Dịch: xuhuongthitruong.com)