-
05-09-2009 04:41 PM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Feb 2009
- Bài viết
- 58
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Mỹ: Dấu hiệu phục hồi kinh tế đã xuất hiện nhưng thất nghiệp vẫn còn cao
Bài được lấy từ www.xuhuongthitruong.com
Link: http://xuhuongthitruong.com/modules....viewst&sid=355
Các nhà sử dụng lao động Mỹ đang giữ số giờ làm của nhân công ở mức gần thấp kỷ lục trong tháng tám, báo hiệu tăng trưởng kinh tế đang ổn định trở lại. Các công ty sẽ có thêm lợi nhuận trong lúc thị trường lao động vẫn chưa phục hồi.
Số giờ làm việc trung bình hàng tuần đang ở mức 33.1h, tăng 6 phút so với mức 33h của tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi con số này được thống kê năm 1964. Các báo cáo cũng cho thấy rằng trong khi lương đã giảm chậm nhất kể từ tháng 8 năm 2008 thì tỷ lệ thất nghiệp lại leo lên đỉnh cao nhất của 26 năm qua, đạt 9.7%.
Các điều kiện cần thiết để tăng lương và tăng giờ làm cho việc làm bán thời gian, tăng số việc làm thời vụ vẫn chưa đạt được trong tháng qua. Cùng thời điểm này, khi dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ quay lại trong quý ba, các con số cũng cho thấy hiệu suất làm việc đang tăng và chi phí sử dụng lao động giảm đi sẽ thúc đẩy các công ty có nhiều lợi nhuận hơn.
Nhà kinh tế Michael Feroli tại JPMorgan Chase New York nhận xét về tin tức trên rằng: "Tin này khá đáng thất vọng và nó cho thấy rằng chúng ta vẫn chưa ở đúng chỗ. Tin này tốt cho các doanh nghiệp nhưng lại khá tệ cho các hộ gia đình trong những tháng tới."
Có gần 9.1 triệu người làm việc bán thời gian trong tháng qua mặc dù họ muốn có việc làm toàn thời gian hơn. Con số này đã tăng thêm 278,000 so với tháng 7. Trong tháng 5, con số này từng leo lên mức cao nhất từ khi nó bắt đầu được thống kê năm 1955.
Tổng số giờ làm việc tác động đến lương của người lao động. Chỉ số này tháng qua đã giảm thêm 0.3% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003.
“Điều đó cho thấy lương thưởng sẽ chưa khả quan trở lại trong thời gian tới, quả là một tin tức không được tốt lành cho lắm,” ý kiến trên được đưa ra từ nhà kinh tế trưởng Joseph LaVorgna tại công ty chứng khoán Deutsche Bank.
Ông cũng nói thêm rằng số giờ làm hàng tuần của các công nhân trong nhà máy đang ở mức 39.8h trong tháng qua, dẫn đầu mức lương trong khoảng 3 tháng qua. Khi chỉ số này tăng lên tối thiểu là 41h và lương cho các công nhân thời vụ ổn định hơn thì chúng ta có thể mong đợi mức tăng cho tổng số người có việc làm.
Lương cho công nhân tạm thời bắt đầu giảm từ tháng 1 năm 2007, 11 tháng trước khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Báo cáo của chính phủ ngày hôm qua cho thấy, số lượng việc làm tạm thời đã giảm đi 6,500.
Cùng lúc, các báo cáo khác nhấn mạnh rằng nền kinh tế đang được “sửa chữa” và sắp thoát khỏi cuộc suy thoái sâu nhất kể từ những năm ba mươi. Mức giảm lương cũng như số việc làm thời vụ đã giảm chậm lại.
“Đây là một bước đi đúng hướng. Nó phải có trước. Đó là chỉ số tiên quyết ngụ ý cho sự cải thiện ở tất cả các thị trường khác”. Ý kiến trên đưa ra từ CEO của nhà cung cấp việc làm tạm thời lớn nhất thế giới Adecco SA.
Vị giám đốc cũng dự đoán rằng kinh tế Mỹ sẽ chưa có thêm các việc làm cho đến đầu năm 2010 và tỷ lệ thất nghiệp tối thiểu sẽ là 10% trong năm tới. Hiện tại, các báo cáo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đang là 9.7%, mức cao nhất từ năm 1983.
Theo tính toán của nhà kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán HSBC New York, số giờ làm đã giảm 2.8% tính theo năm trong quý vừa này. Ông dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ quý này sẽ tăng trưởng ở mức 4-6%/năm. Và điều đó có nghĩa là năng suất làm việc sẽ tăng hơn 6.6% so với quý hai, mức tăng cao nhất trong gần 6 năm qua.
“Mức tăng trên sẽ chảy thẳng vào đường đáy chung” và cho thấy doanh thu của các công ty trong chỉ số Standard & Poor 500 sẽ tiếp tục mạnh lên theo sau mức khả quan của quý hai vừa rồi.
Thu Hằng (Theo Bloomberg - Dịch: www.xuhuongthitruong.com)
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks