Những điều mong đợi ở hội nghị thượng đỉnh G20
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2009
      Bài viết
      127
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Những điều mong đợi ở hội nghị thượng đỉnh G20

      Những điều mong đợi ở hội nghị thượng đỉnh G20


      Đối với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Merkel và Thủ tướng Anh Gordon Brown thì sự kiện quan trọng nhất tại Pittsburgh trong tháng này là Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức vào ngày 24 và 25 bàn về việc đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính.


      Trên thực tế, lãnh đạo của 3 quốc gia châu Âu này muốn chỉ ra cho ngành công nghiệp ngân hàng toàn cầu ai là chủ, ai đã lãnh đạo việc hạn chế quy mô ngân hàng và việc chi trả lương thưởng cho những người quản lý ngân hàng trong hai tuần qua.

      Tổng thống Pháp Sarkozy đã tuyên bố áp đặt các biện pháp đối với tiền thưởng của lãnh đạo các ngân hàng Pháp và cho phép thu hồi những khoản trợ cấp không đúng đối tượng nếu tình hình diễn biến xấu đi.

      Sau đó Tổng thống đã gặp Thủ tướng Đức Merkel tại Berlin hồi đầu tuần khi bà rút lại các biện pháp đối với việc chi trả cho lãnh đạo các ngân hàng và kêu gọi hạn chế quy mô của các ngân hàng để họ không phải cầu cứu sự viện trợ của chính phủ một lần nữa.

      Dĩ nhiên, cũng chính bà Merkel đã sử dụng tiền thuế của người dân để ném vào bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 của Josef Ackermann – giám đốc điều hành của ngân hàng Deutsche, một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới và hưởng lợi từ gần 12 tỷ USD do chính phủ Mỹ cứu trợ thông qua tập đoàn quốc tế AIG.

      Thủ tướng Anh Gordon Brown cũng góp lời trong một bài phỏng vấn với tạp chí Financial Times tuần này, và kêu gọi hạn chế mức lương của các ông chủ ngân hàng và cảnh báo rằng các ngân hàng không thể trở lại hoạt động kinh doanh như bình thường.

      Trả lời về chính sách cho vay và nhận tiền gửi nếu hoạt động kinh doanh của các ngân hàng không trở lại như bình thường, ông Brown cho biết những hiệp định về nguyên tắc tại Hội nghị thượng đỉnh G20 trước được tổ chức hồi tháng 4 ở Luân Đôn để đẩy mạnh việc quản lý ngân hàng và đề ra các nguyên tắc kết nối mức thưởng với lợi nhuận lâu dài nhưng vẫn đang trong thời gian đợi triển khai.

      Ông Brown cho biết thêm giờ vẫn còn nhiều tranh cãi liệu mức lương thưởng có quá cao so với tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng.

      Vì vậy lãnh đạo của 3 nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ đến Pittsburgh với hy vọng thống nhất về quy định chung toàn cầu cho hệ thống ngân hàng.

      Tổng thống Sarkozy phát biểu trong buổi họp báo chung với Thủ tướng Merkel tại Berlin: “Chúng tôi muốn mọi thứ thay đổi trong hội nghị ở Pittsburgh và cho cộng đồng quốc tế hiểu được rằng việc đầu cơ quá nhiều đã dẫn đến cuộc khủng hoảng không thể lại tái diễn”.

      Liệu có phải các nhà lãnh đạo của châu Âu chỉ đang đóng kịch dù biết rõ rằng một số mục tiêu tham vọng hơn của họ chỉ có thể thành công nếu mọi quốc gia lớn đặc biệt là Mỹ hưởng ứng?

      Nếu Chủ tịch Uỷ ban các dịch vụ tài chính của Hạ viện Mỹ - ông Barney Frank hay Thượng nghị sĩ tự do của tiều bang Vermont – ông Bernie Sanders tham gia hội nghị thượng đỉnh này thì Mỹ có thể đồng tình với châu Âu.

      Tuy nhiên, khi Tổng thống Barack Obama tham dự thì ông sẽ chỉ biểu lộ chút ít đồng tình. Vì Tổng thống theo quan điểm của Bộ trưởng tài chính Timothy Geithner đó là làm bất cứ thứ gì để tấn công hệ thống ngân hàng và chắc chắn là không làm gì mang tính chất như bao cấp thưởng cho lãnh đạo các ngân hàng.

      Trong khi nhiều người Mỹ đồng ý với ý kiến của bà Merkel và ông Sarkozy thì có rất ít cơ hội họ được nghe những lời đó. Chỉ khi chính quyền tổng thống Obama chính thức lên tiếng thì giới truyền thông Mỹ mới bắt đầu tập trung chú ý đến.

      Nói tóm lại, không hy vọng nhiều vào những gì được bàn bạc hay nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Pittsburg sẽ thực sự mang lại thay đổi đáng kể trong cách ngân hàng hoạt động dù ở Mỹ, Anh, Pháp hay Đức.

      Nhưng thành phố Duchy of Grand Fenwich trong cuốn tiểu thuyết “The Mouse that roared” xuất bản những năm 1950 đã đánh thắng Mỹ đơn giản chỉ bởi chưa ai sẵn sàng cho cuộc xâm lược.

      Vì thế có thể ông Sarkozy, bà Merkel và ông Brown sẽ siết chặt các quy định với một số thay đổi lớn như không hạn chế hoàn toàn số lượng thưởng, điều chỉnh mức thưởng tỷ lệ với lợi nhuận của ngân hàng.

      Mặt khác, các nhà ngân hàng Mỹ nên lấy trường hợp của giám đốc ngân hàng Deutsche Ackermann là bài học và chuẩn bị cho những điều chỉnh sắp tới của chính phủ.

      Nguồn: http://vfinance.vn/

      Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e249/kin...g_dinh_g20.htm

    2. #2
      Ngày tham gia
      Feb 2009
      Bài viết
      58
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      G-20 tuyên bố tiếp tục duy trì các kích thích kinh tế (Ngày 05/09/2009)
      Link: http://xuhuongthitruong.com/modules....viewst&sid=356

      G20 đồng ý các bước trong gói kích thích kinh tế tiếp theo (Ngày 06/09/2009)
      http://xuhuongthitruong.com/modules....viewst&sid=363

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình