Chứng khoán tháng 10: Lấy lại những gì đã mất ?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Chứng khoán tháng 10: Lấy lại những gì đã mất ?

      Chứng khoán tháng 10: Lấy lại những gì đã mất ?
      Trái ngược với đà tăng vù vù cuối tháng 8 và những phiên giao dịch thượng tuần tháng 9, hai sàn chứng khoán VN liên tục đổ đèo vào những ngày cuối quý 3/ 2011. Rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) đang kỳ vọng có thể trong tháng 10, chứng khoán VN sẽ sớm lấy lại những điểm số đã mất.

      Kỳ vọng như thế có thể là hơi sớm, bởi ở thời điểm hiện nay, vẫn chưa xuất hiện những yếu tố đặt nền tảng cho kỳ vọng trở thành hiện thực, trong khi, chứng khoán VN lại đang phải đối mặt với những “biến số” cố hữu như: lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ, biến động vàng và dòng vốn ngoại. 4 biến số này cũng có thể xem là những “chỉ báo” cơ bản cho TTCK tháng 10.
      Lãi suất tín dụng: Mối lo đã nguội
      Theo một chuyên gia kinh tế nhận xét: Vào lúc này, nhà đầu tư không còn kỳ vọng lãi suất giảm. Mức giảm 17-19%, trong bối cảnh lạm phát mục tiêu của cả năm sẽ chạm 20%, là một mức nỗ lực gần như “hết sức có thế” của các ngân hàng. Do đó, hầu hết NĐT trên thị trường chỉ kỳ vọng trần lãi suất quy định 14% vẫn được giữ nguyên và hệ thống ngân hàng không quay trở lại thời chạy đua lãi suất đầu vào 17 - 20%. “Khi lãi suất huy động ổn định, NĐT dễ dàng chọn lựa kênh đầu tư hơn, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng. Và đó chính là cái lợi mà TTCK có thể được hưởng, như đã từng được hưởng khi đón đầu thông tin giảm lãi suất cuối tháng 8, đầu tháng 9”.
      Một số NĐT khác cũng cho rằng, việc các ngân hàng đang “chế tạo” ra một số sản phẩm huy động tiền gửi siêu ngắn, với lãi suất 14%/năm được tính thành lãi 14%/ngày, tuần..., và cộng dồn để tăng sức hấp dẫn, thực tế không khiến nhiều người gửi tiền quan tâm, sốt ruột. Bởi những món lợi nho nhỏ, cho khoản tiền gửi vài ba tỷ cộng dồn, nếu có, cũng không thể so sánh với mức tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán, nếu xây dựng hoặc được tư vấn một chiến lược chọn cổ phiếu và ra vào hợp lý.
      Với những biện pháp can thiệp kỹ thuật mà NHNN đã vận dụng trong thời gian qua, hiện nay, thanh khoản của các NHTM đã không còn là vấn đề quá lo ngại (ít nhất trong ngắn hạn), và do đó, nếu nhìn từ biến số lãi suất, NĐT chứng khoán đang tạm thời có thể yên tâm. Một điểm nữa cũng đáng chú ý là thương vụ trị giá 570 triệu USD của ngân hàng Mizuho Financial Group Inc. (Nhật Bản) vào VCB để sở hữu 15% cổ phần cho thấy dòng vốn gián tiếp dài hạn vẫn đang tìm đến VN.
      3 biến số rủi ro
      Ngược với lãi suất tín dụng đã nóng suốt một thời gian dài, sự ổn định của thị trường ngoại hối trong nửa năm trở lại đây lại đang tiềm ẩn cơn bùng phát và có thể trở thành mối nguy kịch đối với TTCK bất cứ lúc nào. Một chuyên gia phân tích: Hiện nay, giá USD trên thị trường quốc tế đã tăng rất nhanh khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu giảm sâu. Dự báo cuối tháng 9, đầu tháng 10, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN như cà phê, cao su, cũng sẽ khó tránh nguy cơ mất giá. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc DN sẽ phải chịu thất thu, thay vì được hưởng lợi kép khi các hàng hóa khác giảm mà giá xuất hàng vẫn tăng. Xu hướng giảm giá hàng hóa này có thể chưa sớm dừng khi USD vẫn chưa có dấu hiệu bớt nóng, và gói định lượng QE2,5 của Mỹ vẫn giữa nguyên sức hỗ trợ cho đà tăng của đồng bạc xanh.
      Mặt khác, và là yếu tố quan trọng hơn cả lợi/hại của DN từ vấn đề giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế với hiệu ứng tăng giá USD, theo vị chuyên gia này, là áp lực điều chỉnh cặp tỷ giá VND/USD hiện đang khá lớn. Trong những tháng đầu năm 2011, nền kinh tế đã tập trung vào tín dụng ngoại tệ với mức chênh lệch khá cao so với tín dụng tiền đồng. Tính chung từ đầu năm đến tháng 7, chỉ riêng mức tăng dư nợ ngoại tệ khối DN cổ phần đã gấp 6,3 lần so với mức tăng dư nợ tiền đồng. Bên cạnh đó, sự sụt giảm lãi suất VND rút ngắn khoảng chênh lệch lãi suất đã làm tăng nhu cầu nắm giữ ngoại tệ trong dân. DN đến thời điểm buộc phải mua ngoại tệ đáo hạn. Vàng tăng giá, tăng nhu cầu đầu cơ, tăng nhập lậu, ngân hàng “găm” hàng... cầu ngoại tệ tăng khiến tỷ giá xuất hiện trạng thái hai giá. “Khi ngoại tệ dịch chuyển theo chiều hướng có lợi cho đầu cơ và nắm giữ, dòng vốn sẽ không ở yên một chỗ trên TTCK”.
      Tương tự như ngoại tệ, vàng cũng đang có lợi thế hút vốn của TTCK. Ở một thị trường biến động, rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Cái lý này đang hợp lý với vàng. Đạt mức biến động hàng triệu đồng/lượng chỉ trong một ngày, thậm chí chỉ trong vài giờ, NĐT khó lòng không tham lam, sốt ruột. Theo một thống kê không chính thức thì hàng ngàn tỷ đồng rút ra khỏi hệ thống NHTM chỉ trong mấy tuần gần đây, phần lớn đã chảy vào những cơn sốt vàng. Mặc dù vậy, mặc dù vậy một NĐT thừa nhận: nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận đầu tư giữa vàng và chứng khoán trong tháng 9, vàng chỉ đem lại trung bình 10% lợi nhuận, trong khi mức lợi nhuận thấp nhất của chứng khoán (với những NĐT đã mua tháng 8 và bán trong tháng 9) thấp nhất, và mua theo kiểu “nhắm mắt”, cũng đạt tới 20%. Thậm chí, với những cổ phiếu đã được canh mua từ trước đó nữa lợi nhuận có thể đạt 100 - 150%.
      Cơ hội vào thị trường
      Nếu như chứng khoán có thể mang lại mức lợi nhuận cao ngất như vậy, tại sao nhiều NĐT vẫn “chết”, và tại sao các tổ chức đầu tư nước ngoài đã bán ra liên tục trong các phiên gần đây? Tại VN, NĐT nước ngoài đã có chuỗi ngày bán ròng mạnh chưa từng có trên thị trường cổ phiếu trong 3 năm gần đây. Triển vọng tháng 9 này sẽ ghi nhận một đợt bán ra kỷ lục của khối ngoại là rất lớn. Từ đầu tháng đến nay, dòng vốn ngoại đã thu về lượng tiền mặt lên tới trên 886,3 tỷ đồng tại hai sàn giao dịch, tính cho cả các giao dịch thỏa thuận (trừ trái phiếu).
      Tuy nhiên, đại diện một tổ chức đầu tư nước ngoài đang thăm dò thị trường VN chia sẻ: “Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu đã và đang tàn phá nhiều thị trường tài chính, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn tại các thị trường mà giá cổ phiếu đã về mức quá rẻ. Đó là nguyên nhân chính của gần 10 phiên bán ròng, ròng rã cuối tháng 9, của khối nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK VN. Có khả năng đà bán ròng này sẽ không dừng lại và dòng vốn mới cũng không thể dồi dào hơn. Nếu so sánh, chúng tôi thấy sự sụt giảm khoảng 40% của chứng khoán VN trong gần 1 năm, lại là quá thấp và quá chậm so với sự sụt giảm chỉ trong vài ba tháng của một số thị trường khác như Đức, Brazil... Và đó là lý do khiến chúng tôi sẽ phải cân nhắc kỹ càng hơn khi đổ vốn vào bất kỳ một thị trường nào”.
      Ông Nguyễn Lục, một “lái tàu” trên sàn HNX lạc quan hơn: “NĐT trên “chứng trường” VN bây giờ đã khác xưa. Giao dịch của khối ngoại, kết quả kinh doanh quý, hay những thông tin có vẻ sốt dẻo nhưng chẳng đi đến đâu như áp dụng giao dịch ký quỹ... đều không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc vào/ ra trên thị trường của các NĐT nữa”.
      Khảo sát của phóng viên cũng cho thấy ngay ở thời điểm này, khi VN-Index chưa về dưới 430 điểm, nhiều NĐT vẫn đang chờ cơ hội để vào lại thị trường tháng 10. Với họ, bán lúc này là sợ “hố”, vì nhiều Cty chứng khoán đang cho rằng thị trường chỉ điều chỉnh ngắn hạn, mà vào lại thị trường ngay, thì sợ... mua phải cố phiếu của các Cty chứng khoán bán ra. Do đó, chỉ cần thị trường xuất hiện một yếu tố mang tính bất ngờ, mà rất có thể sự bất ngờ đó nằm ngoài dự đoán của các Cty chứng khoán, thì tháng 10 sẽ là thời điểm dứt nhịp điều chỉnh của hiện nay.
      Điểm sáng VCB ?
      Vietcombank (VCB) cuối cùng cũng nhận được cho phép của NHNN để bán 15% cổ phần cho tập đoàn tài chính Mizuho. VCB sẽ nhanh chóng ký hợp đồng để bán cổ phần vào cuối tháng này (30/9/2011). Giá bán vẫn chưa được công bố nhưng nhiều chuyên gia dự báo rằng sẽ vào khoảng 34.000-35.000đ/ CP. Đây là mức cao hơn 28-32% so với mức đóng cửa ngày (28/9). Đây có vẻ là một mức giá khá tốt với một nhà đầu tư chiến lược lớn với vị thế của VCB trên thị trường và triển vọng tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn.
      Trong giới hạn Mizuho đã hỗ trợ họ trong việc tạo ra và xây dựng các hệ thống bán lẻ, có vẻ như các ngân hàng Nhật Bản không chuyển giao các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ của họ. Nhưng có thể là vai trò của họ sẽ hướng về phía hỗ trợ các thay đổi trong văn hóa tại VCB và hoạt động như một chất xúc tác của sự thay đổi hơn là một đại diện. Đây là mô hình mà chúng ta đã thấy tại các ngân hàng khác nơi mà vai trò của các đối tác chiến lược trên thực tế là cổ vũ nhiều hơn là lãnh đạo.
      Theo phân tích của Cty Chứng khoán TP HCM (HSC), VCB có kế hoạch bán cổ phần lên tới 50% tại ShinhanBank Vina cho chính đối tác Hàn Quốc. Giá trị ghi sổ của vụ đầu tư này là 962 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Nếu giao dịch này được thực hiện trong năm 2011, ước tính việc này sẽ tạo ra thu nhập bất thường 500 tỷ đồng và lợi nhuận ròng năm 2011 ít nhất là 5.144 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm trước).
      Ngân hàng Mizuho là đối tác chiến lược nước ngoài đầu tiên của VCB. Theo báo cáo thường niên năm 2010 của VCB, tính tới 16/12/2010, Ngân hàng Nhà nước nắm 90,7% vốn cổ phần, cổ đông trong nước nắm 6,3% và cổ đông nước ngoài nắm 2,93%. Mizuho là ngân hàng lớn thứ 3 của Nhật (tính theo vốn hóa trên thị trường chứng khoán), đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất của Mizuho tại nước ngoài từ trước đến nay.

      Ông Phan Dũng Khánh - Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCK Kim Eng (KEVS):
      Tháng 10 sẽ có cải thiện!
      Dù thị trường còn tiềm ẩn nhiều biến số rủi ro, nhưng tôi vẫn lạc quan cho rằng vào tháng 10, chứng khoán sẽ có sự cải thiện nhất định. Rất có thể mốc thay đổi của thị trường bắt đầu ở đỉnh cũ của VN- Index là 470-480, HNX- Index là 80 - 83. Quan sát cho thấy, lượng quá bán (over sold) trong những phiên đỏ vừa qua đã giảm. Mức độ thăm dò giữa bên mua và bên bán hiện đang khá “căng”. Tuy nhiên, với những yếu tố đang có phần bất lợi như tỷ giá, vàng hay sự ra đi của dòng vốn ngoại, thì thị trường cũng không thể tăng nhanh như sóng ngắn cuối tháng 8 nữa. Mức tăng, sẽ từ tốn, bền vững và lượng NĐT trung, dài hạn sẽ tham gia nhiều hơn.
      Ông Nguyễn Hắc Hải - Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Rồng Việt (VDS)
      NĐT dài hạn có thể giải ngân
      Nếu nói rằng TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn và sẽ bật tăng mạnh trở lại, tôi e là chưa có cơ sở chắc chắn. Lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao, ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của các dòng tiền khi lựa chọn thị trường đầu tư. Trong khi càng gần về cuối năm, áp lực lạm phát và tỷ giá ngày càng mạnh. Hơn nữa, chính sách tiền tệ chắt chẽ duy trì hết năm 2011 và dự đoán sẽ tiếp tục cho năm 2012 sẽ không hé mở hy vọng vốn dồi dào cho lĩnh vực phi sản xuất. Do vậy, kỳ vọng lãi suất giảm về mức hợp lý chưa thể diễn ra trong ngắn hạn từ đây đến cuối năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Ngoài ra, việc thị trường vàng liên tục biến động cũng thu hút phần nào dòng tiền. Đối với dòng tiền từ NĐT nước ngoài, áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư trong giai đoạn 2012 – 2013 và những khó khăn từ thị trường Mỹ và Châu Âu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trên TTCK VN. Trước mắt trong tháng 10, chưa có nhiều thông tin hay lực đỡ nào cho thị trường, nhưng những áp lực lớn, nếu không ngoài tiên liệu và mang yếu tố bất ngờ, cũng chưa xuất hiện.Trong tháng 10, NĐT dài hạn vẫn có thể giải ngân, tỷ lệ khoảng 30 - 40% và với những cổ phiếu phù hợp danh mục đầu tư dài hạn.
      Ông Ngô Thanh Phát - Trưởng phòng phân tích CTCK Quốc tế VN (VISE):
      Cẩn trọng với khủng hoảng nợ công Châu Âu
      Thị trường đang trong xu hướng ổn định, nhưng tính đến thời điểm hiện nay chưa có lý do gì để khẳng định rằng thị trường bắt đầu đi vào chu kỳ bứt phá. Xu hướng thị trường sẽ đi ngang trong tháng 10 là khá cao. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là NĐT cần theo dõi sát diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, vì nếu như Hy Lạp vỡ nợ, thì tình hình sẽ rất tồi tệ đối với TTCK toàn cầu, và như thế TTCK VN cũng khó thoát khỏi tầm ảnh hưởng.
      Trong cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu lần này, kèm theo diễn biến đó là nền kinh tế Mỹ cũng đang suy yếu, chính vì thế nếu Hy Lạp vỡ nợ, thì TTCK VN cũng như thế giới sẽ phải đối diện với những khó khăn lớn hơn nhiều so với thời điểm 2008 và đầu năm 2009”.

      Lê Mỹ
      DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP



      Xem bài viết: Chứng khoán tháng 10: Lấy lại những gì đã mất ?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Ckvn (01/10/2011 12:27)

      Tại sao lại có chuyện đặt dấu hỏi cho tiêu đề rồi tự trả lời "Hơi sớm"!
      Thêm nữa, lại còn tự đặt ra 4 tiêu chí (Vàng, tỉ giá, lãi suất, vốn ngoại) gây ảnh hưởng đến TTCK mà thực tế 4 tiêu chí này có 'nặng đô' bằng lạm phát đã bị kiềm hãm (đã tạo đỉnh), tốc độ tăng trưởng (sự phát triển của DN).
      Đọc những lời miệng lưỡi của các tập đoàn môi giới CK mà tôi đây đã phát ngán.


      Xem bài viết: Chứng khoán tháng 10: Lấy lại những gì đã mất ?

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. PVD lấy lại những gì đã mất
      By livermore_nguyen in forum Doanh nghiệp sàn HoSE
      Trả lời: 922
      Bài viết cuối: 13-05-2015, 08:27 AM
    2. 'Chứng khoán khó tăng vững trong những tháng cuối năm'
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 29-09-2011, 09:30 AM
    3. vph sẽ lấy lại những gì đã mất
      By vuquynhvan in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 29-03-2011, 06:41 PM
    4. VTV- lấy lại những gì đã mất, giá mục tiêu 6x
      By khoa007xx in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 33
      Bài viết cuối: 13-04-2010, 08:32 PM
    5. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-01-2010, 02:18 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình