Threaded View
-
20-04-2009 12:46 AM #16
Gold Member- Ngày tham gia
- Apr 2007
- Bài viết
- 2,111
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa: Gương mặt triển vọng của Ngành NH Việt Nam
M&A ngân hàng: sẽ có hành lang pháp lý mới
Vừa qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xây dựng và tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất (M&A) các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm thay thế cho Quy chế 241 về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam, được ban hành kèm theo Quyết định 241/1998 vào tháng 7-1998.
Hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam thời gian qua
Tại Việt Nam, những cuộc M&A ngân hàng diễn ra vào các năm 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NHTM cổ phần nông thôn với quy mô vốn nhỏ sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở hành lang pháp lý là Quyết định 241. Từ năm 2005 trở lại đây, hoạt động M&A các ngân hàng trong nước đã ít đi, tuy nhiên với tư cách là một hình thức M&A, hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để trở thành cổ đông chiến lược đã diễn ra mạnh mẽ, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với hàng loạt các cam kết về mở rộng thị trường tài chính, ngân hàng.
[table]
[table]
[/table]
[/table]
(i) Đối với hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược trong nước, Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường Việt Nam nói chung, thị trường ngân hàng nói riêng như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Chứng khoán 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành…
(ii) Đối với hoạt động, đầu tư, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20-4-2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/2007 hướng dẫn. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt các nhà đầu tư chiến lược đã mua và nâng tỷ lệ sở hữu tại các NHTM Việt Nam, cụ thể theo bảng bên trái.
Những nội dung mới trong dự thảo về M&A ngân hàng
So với Quyết định số 241 trước đây, dự thảo lần này có kế thừa trên cơ sở tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản về sáp nhập, hợp nhất khác, theo đó dự thảo đưa ra hai khái niệm sáp nhập, hợp nhất, đồng thời bỏ khái niệm mua lại tổ chức tín dụng theo quy định tại Quyết định số 241.
Điều này góp phần đảm bảo hoạt động M&A ngân hàng không chỉ tuân thủ theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng mà còn bám sát và tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh.
Một trong những nội dung khá mới lần này là việc dự thảo đưa ra phạm vi, đối tượng các tổ chức tín dụng được M&A khá rộng, không còn bó hẹp chỉ đối với các tổ chức tín dụng cổ phần như Quyết định 241.
Dự thảo đã đưa vào quy định đối tượng điều chỉnh bao gồm tất cả các tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật Các tổ chức tín dụng như tổ chức tín dụng nhà nước, cổ phần, hợp tác, liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.
Về hình thức M&A, để bảo đảm quyền tự chủ phát triển kinh doanh của ngân hàng và đồng thời phòng ngừa rủi ro, đảm bảm an toàn hệ thống, dự thảo đã đưa ra hai hình thức M&A là tự nguyện và chỉ định.
Đối với hình thức M&A chỉ định, dự thảo quy định nếu một tổ chức tín dụng không đảm bảo được mức vốn pháp định theo quy định hiện hành, hoặc hoạt động yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống phải sáp nhập hoặc hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc NHNN. Trong trường hợp này, NHNN sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướng chấp thuận trước khi thực hiện.
Một trong những quy định mới cũng được nhiều nhà quản trị, quản lý ngân hàng quan tâm để phòng ngừa, hạn chế giao dịch do thông tin nội gián do những cá nhân, tổ chức có tham gia quản trị, quản lý ngân hàng. Điều 6 dự thảo quy định khá chặt chẽ theo đó trong thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất không được phép mua và / hoặc bán các phần vốn góp tại các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập và hợp nhất.
Thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp bắt đầu từ ngày tổ chức tín dụng trình NHNN chấp thuận nguyên tắc việc M&A và kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày bố cáo về việc M&A. Nếu kế hoạch sắp xếp bị từ chối, thời gian tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp sẽ kết thúc ngay sau khi có văn bản của NHNN. Nếu việc chuyển nhượng vốn góp là bất khả kháng, tổ chức tín dụng phải báo cáo Thống đốc NHNN xem xét quyết định trước khi thực hiện.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks