--------------------------
Blogger: Nghiatq
Thời gian đăng: 28/09/2011

Blog:http://nghiatq.wordpress.com/
--------------------------


Không lo lắng lắm về lạm phát vì thu nhập danh nghĩa (lương) đang suy giảm. Đó là điều Mankiw nói về inflationary threat hiện tại ở Mỹ. Lương danh nghĩa cũng là một yếu tố để đánh giá áp lực lên lạm phát – rõ ràng không sai. Bởi lương sẽ đi vào tổng cầu khi thu nhập tăng cao, cũng như là một bộ phận lớn trong chi phí (labor costs) của người sử dụng lao động (như doanh nghiệp).


Liên tưởng đến VN, ở VN cũng sắp tăng lương ở một số khu vực doanh nghiệp vào đầu tháng 10 năm nay. Trước đó là đợt tăng lương tối thiểu và trợ cấp từ ngân sách từ 1/5 (tăng 14%).


Ở VN ai cũng rõ, lương luôn “chạy” theo lạm phát (xem). Thế nhưng, nếu tăng lương trong trường hợp lạm phát đang cao thì có tác động thế nào? Liệu lạm phát thực, Lạm phát ở đây bao gồm do “cost push” và/hoặc “demand pull” hay lạm phát tâm lý có là nguy cơ? Chưa có nhiều bằng chứng (nghiên cứu về vấn đề này, và cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau)


Khi tăng lương, sẽ làm một bộ phận này “nhiều tiền” lên, sẽ tác động đến tổng cầu? Chúng ta đang thắt chặt tiền tệ bằng liệu pháp kiểm soát cung tiền (và tín dụng) ở mức thấp hơn, trong khi lại “ép” mặt bằng lãi suất xuống). Đây là điều nhìn nhận trên quan điểm tiền tệ, lượng tiền trong lưu thông phải phù hợp với lượng hàng hóa cung ứng được và quan điểm chi phí đẩy gây nên lạm phát (giảm chi phí lãi vay, giảm chi phí biên vào sản phẩm). Như vậy, trên quan điểm này, tăng lương, sẽ chỉ tăng lạm phát, khi làm tăng thêm “tiền” hoặc giảm “hàng”. Do đó, nếu tiền trong xã hội không tăng lên (tức tăng lương chỉ là hình thức phân bổ lại dòng tiền: thu nhập – chi tiêu trong xã hội: giảm từ doanh nghiệp, chính phủ, trong khi tăng cho lao động, tổng cung tiền không tăng lên) sẽ không làm lạm phát tăng lên.


“Tăng lương lần này Nhà nước không in thêm tiền mà nguồn để thực hiện xuất phát từ thành quả của phát triển kinh tế.”

Yếu tố lạm phát tâm lý cũng xuất phát từ đây, khi “tiền” của bộ phận tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn sẽ làm tăng giá cả, còn kỳ vọng về giảm chi tiêu của bộ phận khác (như chi tiêu/đầu tư của Chính phủ, một bộ phận lớn của tổng cầu) lại không rõ ràng để cân bằng với lượng tiền “bơm” ra cho tăng lương (lấy từ 3.7% thu ngân sách) – tức vẫn có thể tăng lên khoản mục Bội chi NS (ở vấn đề này, nếu tăng lương đi kèm với cắt giảm chi tiêu vốn ở các khoản mục kém hiệu quả khác, đi kèm với giảm bội chi/giữ nguyên tỷ lệ bội chi thì có thể là tốt cho chống lạm phát)


Tuy nhiên, điều lo ngại cũng đứng về phía cung, chi phí tăng lên sẽ khiến doanh nghiệp càng vất vã hơn trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi vấn đề Lãi suất (interest cost) được xem là một trong những nhân tố quan trọng làm suy giảm tổng cung hoặc chi phí này phản ánh vào giá cả sản phẩm, tương tự là chi phí cho lao động (labor costs), vốn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, và điều này cũng phản ánh vào giá cả mà người tiêu dùng phải chịu đựng (đó cũng là nguyên lý kinh tế của wage push inflation), như vậy, tăng lương cũng là một nhân tố. Mặt khác, trong một thời gian dài, hiệu quả sử dụng vốn của DN không cao và dễ tổn thương (đặc biệt khu vực công – do chi tiêu/đầu tư công quá lớn) dựa trên chi phí tiền lương thấp/hoặc tăng chậm/tăng sau, đến hiện tại, điều chỉnh lương trong bối cảnh không mở rộng được đầu tư chắc chắn sẽ giảm cung (“hàng” giảm như nói ở trên) hoặc lại phản ánh vào giá cả cả lần nữa?


Trong kinh tế, vấn đề lương – giá cả được giải quyết bởi sự điều chỉnh, tổng lương tăng phản ánh sự gia tăng của thu nhập (sản lượng, thành quả), và nó được thể hiện trong một quá trình trước đó (thông qua sự kỳ vọng), lương tăng, cầu mạnh, sức tiêu thụ càng cao, DN càng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, nếu mặt bằng giá cả tăng cao quá vượt qua khả năng thực (thu nhập thực) của xã hội, thì cầu giảm và từ từ giá sẽ về mức cân bằng. …(chú ý, lực lượng trả lương – doanh nghiệp sẽ không trả quá mức chịu đựng của họ, tất cả đều phản ảnh ở lợi nhuận họ thu được thông qua sản phẩm tiêu thụ được – từ phía cầu)