-
25-09-2011 09:27 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"!
Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"!
Giá vàng trong nước bị đẩy lên cao hơn giá thế giới gần 4 triệu đồng lượng. Phải chăng phần lớn mức chênh lệch khổng lồ hay siêu lợi nhuận đó đang được đổ vào túi các "nhóm lợi ích", các ông lớn trên thị trường?
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Tổng GĐ Tổng Công ty vàng Agribank cho rằng thị trường vàng nước ta đang vận động và chịu sự ảnh hưởng của một vài doanh nghiệp đầu mối, thế nên yếu tố độc quyền và đầu cơ là khó tránh khỏi. Bởi chênh lệch giá càng cao, doanh nghiệp càng nhiều lợi nhuận.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Trúc: Việc đặt giá của các doanh nghiệp vàng chưa có ai quản lý, muốn đặt giá bao nhiêu thì đặt. Đấy là còn chưa kể đến việc, hơn 10 tấn vàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu về nước ta, hiện đã được nhập đến đâu và bình ổn như thế nào… hiện vẫn chưa có cơ quan nào quản lý.
Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu vàng lên Ngân hàng Nhà nước, họ thường đưa ra lý do, nếu không cho nhập chính thức, nguy cơ nhiều đơn vị có chân rết ở vùng biên sẽ đi theo đường tiểu ngạch và sẽ thao túng thị trường. Còn nếu doanh nghiệp được nhập công khai, người dân sẽ biết nguồn cung dồi dào hơn, giá trong nước chắc chắn sẽ giảm về sát giá thế giới. “Vậy sao lần cấp quota nhập khẩu này lại càng khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá trong nước đi xa hơn so với giá thế giới? Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát và có biện pháp can thiệp kịp thời”, ông Trúc nói.
Ông Vũ Đình Ánh, Chuyên gia Kinh tế cho rằng, với cơ chế hiện nay, ngay cả khi đã được phép nhập khẩu vàng, đã được Nhà nước cấp quota thì các DN như vậy họ cũng không nhập ngay vàng vào, mà họ cân đối trong hoạt động của họ, tức là đặt mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của DN lên hàng đầu, chứ không phải đặt mục tiêu là nhập khẩu vàng để bình ổn giá hay là giảm giá, hay là thu hẹp chênh lệch giá giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đây rõ ràng là bài toán chúng ta phải nhìn thấy khi tồn tại cái cơ chế như hiện nay”.
Cũng theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, vàng là 1 loại tiền tệ đặc biệt. Do vậy, chúng ta cần có một đầu mối thống nhất, quản lý vàng giống như quản lý tiền tệ. Bên cạnh đó, phải tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, giải quyết được vấn đề liên thông giữa giá vàng trong nước và thế giới thì mới chấm dứt được những hiện tượng tiêu cực trên thị trường vàng như hiện nay.
Ông Nguyễn Trung Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty vàng Vina đã nhận định việc chỉ cấp phép cho một số ít doanh nghiệp sẽ gây ra độc quyền. Được cấp phép, các doanh nghiệp lớn sẽ xuất nhập khẩu và bán với giá không phù hợp với giá thị trường.
Phải chăng giá vàng trong nước có đang bị các "ông lớn" trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơi theo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; Giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn?
Ông Nguyễn Công Danh, Tổng Giám đốc Công ty CP Vàng Châu Á nhận định: "Giới kinh doanh vàng ai cũng biết tầm ảnh hưởng của các công ty lớn đối với thị trường vàng trong nước. Giá vàng biến động rất lớn, trong khi vàng trong nước lai không liên thông với thị trường thế giới, trong khi đó chính sách của Nhà nước là hạn chế kinh doanh vàng miếng, đương nhiên những nhà kinh doanh vàng lớn nhất của Việt Nam sẽ được lợi rất khủng thời điểm này. Nhà nước có chính sách quản lý thắt chặt lại cũng có điểm tốt, nhưng đối với thị trường tự do có sự can thiệp là điều không tốt".
Ông Nguyễn Công Danh cho rằng: "Thực ra chuyện thị trường vàng bị thao túng là điều không phải bây giờ mới có. Những nhà kinh doanh vàng lớn nhất Việt Nam đều là những công ty có đủ khả năng để làm giá. SJC hiện nay chiếm đến 60-70% thị phần, Phú Nhuận, Agribank đều là những doanh nghiệp có tiềm lực, có mạng lưới. Trong đó SJC có thị phần lớn nhất và các doanh nghiệp khác đều lấy giá của SJC làm cơ sở tham chiếu ấn định giá cho mình.
Những công ty lớn có tiềm lực và mạng lưới có khả năng áp đặt cuộc chơi và thao túng thị trường”. ông Danh cho rằng, vô hình chung chúng ta đang cổ vũ cho thị trường độc quyền, đi ngược lại với Luật Chống độc quyền. Hiện nay, Mỹ và các nước tiên tiến không cho phép một hay vài doanh nghiệp nào đó chiếm thị phần quá lớn trên thị trường.
Theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), kinh doanh vàng hay đầu tư vàng miếng hiện nay ở Việt Nam lại thoải mái tự do, không cần giấy phép của ngành, không thu thuế cá nhân kinh doanh vàng. Thậm chí, vàng có thể coi như ngoại tệ nhưng chỉ ngoại tệ thì bị cấm mua bán tự do, còn vàng vẫn kinh doanh bình thường thì làm sao có thể bình ổn thị trường ngoại hối? Trong khi đó, các cá nhân kinh doanh chứng khoán lại phải chịu 2 loại thuế là thuế cổ tức và thuế chuyển nhượng chứng khoán.
Vì lẽ đó, nhiệm vụ cụ thể của Tân Thống đốc NHNN là phải chấn chỉnh kiểm soát được thị trường vàng, chấm dứt cung cách quản lý kiểu cho xuất rồi lại cho nhập vàng như hiện nay.
VAFI khẳng định rằng kết thúc vàng hóa là rất dễ dàng và đơn giản nếu làm kiên quyết và không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. VAFI cho rằng chống vàng hóa tức là xóa bỏ hoàn toàn thị trường kinh doanh vàng miếng theo như Dự thảo cũ về quản lý thị trường vàng đã nêu. Như vậy sẽ khóa ngay mọi dòng vốn đổ vào mua vàng miếng, tức là cấm mua vàng miếng.
Về lượng vàng còn trong dân, theo VAFI, NHNN sẽ tổ chức thu mua vàng miếng trong dân theo giá quốc tế để tăng dự trữ ngoại hối dưới dạng vàng vật chất, chuyển đổi sang ngoại tệ mạnh.
Và một khi đã công khai tuyên bố xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng thì lượng người mua vàng sẽ giảm đi 90%, thị trường mất thanh khỏan hoàn toàn thì không còn có đầu cơ, cơ quan quản lý không còn lo đối phó với những cơn sốt vàng.
VAFI khẳng định rằng việc cấm người dân mua vàng miếng là một quyết sách kinh tế lớn bởi vàng là ngoại tệ, chính sách quản lý vàng phải như chính sách quản lý ngoại tệ thì mới bịt được những lỗ hổng trong chính sách quản lý ngoại hối, nhằm kết thúc tình trạng vàng hóa, đô la hóa đang diễn ra trầm trọng trong nền kinh tế. Việc mua vàng, sở hữu vàng còn nguy hại hơn so với ngoại tệ vì dòng vốn đầu tư, đầu cơ vào vàng là dòng vốn chết.
Nếu còn để thị trường vàng tồn tại dưới dạng kinh doanh vàng miếng như hiện nay hoặc dưới dạng “cải lương“ như khôi phục lại sàn vàng, thì sẽ không mang lại lợi ích gì cho nền kinh tế mà ngược lại là nguồn gốc cho bất ổn kinh tế vĩ mô và chẳng có giải pháp nào để ngăn chặn được những nguy hiểm mà “vàng hóa" đã gây ra.
Sơn Hà
Tầm nhìn
Xem bài viết: Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"!
-
25-09-2011 09:27 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
anhvo (25/09/2011 19:22)
Rất tán đồng ý kiến của VAFI, cấm kinh doanh vàng miếng, vì lợi ích của hơn 80 triệu dân.
Xem bài viết: Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"!
-
25-09-2011 09:28 PM #3
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
nguyenbaphuong (25/09/2011 17:19)
Ủng hộ xóa bỏ thị trường vàng.
Xã hội sẽ đi đến đâu nếu người người, nhà nhà qui mọi tài sản ra Vàng cục kim loại. Đầu tư Vàng là hình thức đầu tư ích kỷ nhất. Có phải một bộ phận người Việt đang quá ích kỷ?
Cảm ơn bài viết hay và ý nghĩa!
Xem bài viết: Siêu bão vàng và... "nhóm lợi ích"!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Cp BĐS được kỳ vọng là nhóm ngành có thể "nâng đỡ" TT khỏi "thảm cảnh" rơi tự do
By TSCbest grand in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 9Bài viết cuối: 15-12-2009, 10:45 PM -
SDH Lợi nhuận 800 tỷ "siêu khủng" từ các Dự Án
By shevaluong in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 25Bài viết cuối: 01-11-2009, 12:53 AM
Bookmarks