Ai là trụ cột kinh tế Mỹ trong khủng hoảng?
Các công ty lớn thu hút được sự chú ý trên báo chí đã phát triển và kiếm được lợi nhuận trong năm qua - nhưng tại Mỹ, cũng như tại các quốc gia khác, chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới sử dụng nhiều lao động nhất.
Đưa các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trở lại hiệu quả được đặt ở vị trí trung tâm của cuộc truy tìm tăng trưởng và với một tổng thống đang chịu nhiều áp lực, các quyền lợi về chính trị cũng quan trọng như các quyền lợi về kinh tế.
Bill Dunkelberg, Liên đoàn Quốc gia Các doanh nghiệp độc lập, hiệp hội các ngành công nghiệp chính nói: "Khu vực doanh nghiệp nhỏ tạo dựng hoặc phá vỡ nền kinh tế Mỹ".
Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện nay lại không được đầu tư. Rất nhiều công ty nhỏ chỉ dựa vào các nhu cầu mong manh và đơn đặt hàng ít ỏi. Họ cho biết các công ty đang bị sa lầy bởi những quy định nặng nề của chính phủ liên bang. Có rất nhiều lời phàn nàn về việc thiếu tín dụng và lao động có tay nghề.
Tuy nhiên, những công ty này hiện đang ở trung tâm của cuộc đấu tranh để khôi phục lại nền kinh tế. Đưa ra Bộ luật Công việc Mỹ trong bài phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội 2 tuần trước, Tổng thống Barack Obama đã gắn sự phục hồi kinh tế với sức khỏe của các công ty nhỏ, đề xuất giảm thuế biên chế cho họ và cam kết thúc đẩy thanh toán cho những công ty làm việc cho chính phủ liên bang.
Những quyền lợi về chính trị cũng quan trọng như quyền lợi về kinh tế. Cuộc tổng tuyển cử năm tới dường như chắc chắn xoay quanh khả năng nắm bắt các vấn đề kinh tế của ông Obama. Theo khía cạnh đó, việc khôi phục lòng tin cho các doanh nghiệp nhỏ đang ngập đầu trong khó khăn có thể là cuộc thách thức khắc nghiệt của vị tổng thống ngày càng không được lòng dân này.
Ông Obama đã làm nổi bật sự lưỡng phân giữa các công ty đã có lợi nhuận trở lại và các doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn đang phải vật lộn với khó khăn. Ông nói: "Liệu chúng ta có nên duy trì lỗ hổng về thuế cho các công ty dầu hỏa? Hay chúng ta nên sử dụng khoản tiền đó để cung cấp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ một khoản tín dụng thuế khi họ thuê tuyển công nhân mới? Bởi vì chúng ta không thể làm cả hai điều cùng một lúc, tôi khá chắc rằng tôi biết điều mà hầu hết người dân Mỹ sẽ chọn".
Điều này phản ánh nỗi thất vọng tại Washington rằng các doanh nghiệp lớn đang tích trữ lợi nhuận và không đầu tư. Theo một quan chức chính phủ cấp cao "Có sự khác biệt đáng kể giữa các công ty lớn nhất vẫn đang ngồi trên đống tiền và rất nhiều công ty nhỏ hơn đã đang phải đối mặt với một cơn bão hoàn hảo xét về mặt ngày càng khó khăn hơn trong việc có được vốn lưu động".
Tuy nhiên, Tổng thống đúng khi thừa nhận rằng sự phục hồi nằm trong tay họ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ - được định nghĩa bởi Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ Mỹ, một cơ quan liên bang là các doanh nghiệp sử dụng lên tới 500 công nhân - chiếm tới 99% tất cả các doanh nghiệp Mỹ, 2/3 lao động khu vực tư nhân và một nửa sản lượng kinh tế.
Sự khác biệt trong sức khỏe của các doanh nghiệp này và các công ty lớn giúp giải thích tại sao nền kinh tế lớn nhất thế giới này tạo không tạo ra việc làm mới trong tháng 8. Theo NFIB, các doanh nghiệp nhỏ đang cắt giảm việc làm nhiều hơn là thuê tuyển lao động mặc dù tình hình đang được cải thiện dần dần. Tuy nhiên, thay vì thuê tuyển hoặc sa thải, 3/4 các doanh nghiệp nhỏ đã phải áp dụng biện pháp "chờ và xem".
Jeff Joerres, Giám đốc điều hành của Manpower Group, một công ty nhân sự toàn cầu nói: "Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người chấp nhận rủi ro lớn hơn theo nhiều cách. Trong môi trường hiện nay, họ không chấp nhận rủi ro cùng mức độ - như thuê dự chi - và điều đó đang kiềm chế tăng trưởng".
Mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp công nghiệp vừa và nhỏ là các nhà sản xuất lớn vốn là những khách hàng của họ sẽ cắt giảm hoặc không hoạt động nữa - theo một khảo sát về 3.400 công ty công bố vào tháng 7 bởi ThomasNet, một website cho những công ty tìm kiếm các nhà cung cấp công nghiệp.
Vấn đề thứ hai là khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Một mặt, 2/3 các thành viên của NFIB cho rằng nhu cầu quá yếu đến nỗi họ không cần đến các khoản vay trong khi chỉ 8% không thể nhận được các khoản tín dụng. Tuy nhiên, những công ty muốn vay mượn lại kêu ca rằng có sự phân chia nguồn tín dụng có sẵn giữa các công ty đủ lớn để tung ra trái phiếu là những công ty có thể có được những điều khoản tốt hơn từ các ngân hàng và các công ty khác phải phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng của mình.
Khảo sát mới nhất của Cục dự trữ liên bang về các nhân viên phụ trách khoản vay ngân hàng chỉ ra rằng 22% người cho vay đang nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng cho các công ty có doanh thu lớn hơn 50 triệu USD và không một ngân hàng nào đang thắt chặt các tiêu chuẩn tín dụng. Với các công ty có doanh thu nhỏ hơn 50 triệu USD, con số này là 8%.
Dough Oberhelman, giám đốc điều hành của Caterpillar, nhà sản xuất thiết bị xử lý đất lớn nhất thế giới nói rằng: "Hàng ngày tôi đều nghe về những khó khăn trong việc đảm bảo tín dụng từ các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nhiều trường hợp, bảng cân đối kế toán của họ vẫn bị thâm hụt hoặc hồ sơ tín dụng của họ thay đổi khi các tiêu chuẩn bị thắt chặt".
Trong khi các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn thì hầu hết các doanh nghiệp mới là thuộc các lĩnh vực truyền thống nơi nguồn vốn đã trở nên thắt chặt. Bà Swonk nói: "Chúng tôi phải hạ đòn bẩy nhưng con lắc vẫn đưa theo hướng khác. Điều này cản trở sự đổi mới tự phát - người Mỹ bắt đầu doanh nghiệp của họ trong các ga ra và sử dụng tín dụng cá nhân - mà chúng ta có trong nền kinh tế."
Các doanh nhân có tiềm năng tìm mua các công ty nhỏ có sẵn cũng đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo khoản vay. Mặc dù SBA đã đưa ra các khoản vay trị giá 30 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ, một số doanh nghiệp khởi nghiệp phàn nàn rằng các ngân hàng từ chối cho vay với những người không có hồ sơ thuế trong vòng 2 năm.
Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng giúp giải thích một câu đố lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế này - tại sao nhiều người không tự lập doanh nghiệp cho riêng mình. Suy thoái thường được coi là thách thức cho sự phục hồi. Các công nhỏ phá sản nhưng rất nhiều công ty mới ra đời khi các công nhân bị mất việc tạo ra việc làm cho chính mình.
Một chuỗi các công ty lớn của Mỹ đã vượt qua khỏi nghịch cảnh. Protect & Gamble, IBM, General Electric, General Motors, United Technologies, Hewlett-Packard và FedEx đều là những đứa trẻ trong những thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, lần này điều đó không xảy ra. Theo Cục thống kê lao động, vào tháng 8 năm 2008, 5,8 triệu người Mỹ làm việc cho công ty của chính mình và khoảng 10,3 triệu người khác tự làm chủ nhưng không thành lập công ty. Đến tháng 8 năm 2009, con số đó đã giảm tương ứng xuống còn 5,4 triệu và 10,1 triệu người. Tháng trước, con số này còn tồi tệ hơn, giảm xuống còn 5,2 triệu và 9,5 triệu người.
Khảo sát hàng tháng của NFIB về quan điểm kinh doanh thường xuyên cho thấy sự lo lắng đáng kể về gánh nặng của luật lệ. Việc các công ty phàn nàn về thuế và thói quan liêu không còn là mới nhưng các chủ doanh nghiệp nhỏ hơn cho biết gánh nặng luật lệ của họ đang tăng.
Tổng thống Obama đã thừa nhận điều này. Tuần trước, ông thừa nhận: "Có một số quy định và luật lệ đặt ra những gánh nặng không cần thiết trên vai các doanh nghiệp vào thời điểm mà họ khó có khả năng chịu đựng nhất" khi cho biết rằng chính quyền của ông đã đang xem xét lại các quy định. Ông sẽ cần phải nhanh chóng làm điều đó. Cuộc bầu cử tiếp theo chỉ còn hơn 1 năm và ông Obama cần phải khôi phục lại lòng tin trong các doanh nghiệp nhỏ trước khi ông có thể thay đổi nền kinh tế Mỹ từ tình hình rất xấu sang một tình hình tốt hơn.
Ông nói: "Chính phủ liên bang không chỉ gặp phải vấn đề về chi tiêu mà cả vấn đề lãng phí - nó đã lãng phí rất nhiều trong số các khoản chi tiêu của mình. Nếu họ lấy tiền kích thích kinh tế và cung cấp 100.000 USD trong đó cho mỗi chủ doanh nghiệp nhỏ, họ đã có thể có nhiều công việc hơn hiện nay".
Khi Tổng thống Barack Obama đến trường trung học Fort Hayes tại Columbus, Ohio, tuần trước để "bán" kế hoạch kích thích kinh tế 447 tỷ USD tới người dân Mỹ, thảm cảnh của các doanh nghiệp nhỏ ở vị trí hàng đầu trong tâm trí ông.
Ông nói, "Việc các công ty lớn có lợi nhuận bùng nổ trở lại cũng tốt. Chúng ta cũng muốn họ có thể thuê tuyển mọi người. Nhưng các công ty nhỏ hơn vẫn chưa trở lại. Vậy hãy để chúng tôi nói với Quốc Hội rằng thay vì chỉ nói đến việc giúp đỡ những người tạo ra việc làm của nước Mỹ, chúng ta hãy thực sự làm điều gì đó để giúp đỡ họ".
Tuyến Nguyễn (Theo FT)
Vietnamnet



Xem bài viết: Ai là trụ cột kinh tế Mỹ trong khủng hoảng?