PetroVietnam chính thức quyết định:
Không thành lập Ngân hàng Hồng Việt


Lao Động số 169 Ngày 25/07/2008Cập nhật:
12:02 AM, 25/07/2008





[table]



|





|


[/table]

(LĐ) - *Rút vốn khỏi GP Bank
Những
tranh cãi của các cổ đông NH Hồng Việt cuối cùng đã đến hồi kết, khi
Chủ tịch HĐQT PetroVietnam (PVN) - ông Đinh La Thăng, chính thức có văn
bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin phép không thành lập mới NH theo chỉ
đạo của Thủ tướng.

Động
thái này khiến các cổ đông của NH Hồng Việt rơi vào hẫng hụt, bởi cũng
chính ông Thăng đã khẳng định như "đinh đóng cột" về việc quyết định
thành lập NH chỉ là vấn đề thời gian: "Đề án thành lập đã được Chính
phủ, các bộ, ngành chấp thuận về mặt nguyên tắc. Chỉ khi nào Chính phủ
công bố quyết định dừng thành lập NH thì mới dừng".


PVN chỉ được đầu tư vào một NH

Việc
chậm chễ trong việc xin giấy phép thành lập NH Hồng Việt dẫu không được
những người có trách nhiệm của TĐ Dầu khí VN (PetroVietnam- PVN) và Ban
trù bị thành lập NH Hồng Việt nói ra, nhưng có nguyên nhân mà ai cũng
hiểu. Rõ ràng, danh chính ngôn thuận, PVN đang sở hữu 9,5% vốn (tương
đương với 9,5 tỉ đồng) tại NH TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).

Số
vốn trên quả là ít ỏi so với tiềm lực tài chính của PVN, nhưng vì nhờ
có "tiếng tăm" của PVN trong NH này mà chỉ trong thời gian ngắn, từ một
NH không tên tuổi, sinh sau đẻ muộn, GP Bank cũng đứng vào hàng CP có
"máu mặt" thời TTCK thịnh vượng. Sau những ồn ào của thị trường, và
việc hàng loạt các tập đoàn (TĐ), TCty mạnh của Nhà nước đầu tư quá dễ
dãi vào các lĩnh vực chóng sinh lời, nhưng cũng đầy rủi ro được cảnh
báo, Chính phủ đã yêu cầu các TĐ kinh tế, TCty nhà nước cần xem xét lại
việc mở rộng sản xuất kinh doanh ngoài ngành, đặc biệt là những lĩnh
vực nhạy cảm như: Tài chính, NH, CK...

Gần đây nhất, trong bối
cảnh kiềm chế lạm phát, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính làm đầu
mối theo dõi, kiểm tra và giám sát việc đầu tư của các TĐ, TCty vào các
lĩnh vực này, nhằm bảo đảm việc sử dụng đúng, hiệu quả vốn nhà nước.
Đặc biệt, trong lĩnh vực NH, chỉ đạo của Chính phủ đối với NHNN là siết
chặt việc lập mới các NHTM. Tuy nhiên, kể cả khi đã đáp ứng các điều
kiện này thì Chính phủ cũng yêu cầu một TĐ, TCty chỉ được góp vốn thành
lập với 1 NH, không được góp vốn tại nhiều NH khác nhau trong cùng một
thời điểm.

Ông Phạm Viết Muôn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính
phủ, Phó Trưởng ban thường trực Ban Đổi mới và Phát triển DN cũng đã
khẳng định: "PVN chỉ được đầu tư vào một NHTM. Nếu đã đầu tư vào GP
Bank thì sẽ không được cấp phép thành lập NH Hồng Việt, còn nếu PVN vẫn
xin phép thành lập NH Hồng Việt thì phải thoái vốn ở GP Bank".

PVN: Dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng

Giải
thích về quyết định dừng thành lập NH Hồng Việt, ông Đinh La Thăng cho
biết: Việc dừng là do chủ ý của TĐ, để hưởng ứng chủ trương của Chính
phủ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế
còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sẽ là khó hiểu khi trước đó, đề án thành
lập NH Dầu khí (nay đổi tên là Hồng Việt) cũng được PVN quyết tâm không
kém.


Thậm chí trước đó, HĐQT PVN đã có văn bản gửi Thủ tướng
xin được phép thành lập NH với tỉ lệ góp vốn lên đến 41%. Chưa nói đến
những hệ lụỵ mà các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước lo ngại là
nếu các TĐ kinh tế kiểm soát một số NH và sử dụng vốn từ đó để tài trợ
cho kế hoạch mở rộng của mình trong trường hợp thiếu hệ thống kiểm soát
rủi ro, có thể dẫn tới lạm dụng khoản vay và đầu tư quá mức của các
thành viên TĐ. Việc thành lập NH một cách chóng vánh trong khi chưa
được cấp phép thành lập cũng không bình thường.

Sau khi lập ra
ban trù bị thành lập NH Dầu khí, NH nhanh chóng tìm được cổ đông chiến
lược và chỉ 10 ngày sau khi được NHNN chấp thuận nguyên tắc cấp giấy
phép thành lập, NH đã tiến hành ĐHCĐ lần thứ nhất, thông qua VĐL lên
tới 5.000 tỉ đồng. Ngoài số vốn góp của TĐ Dầu khí 20%, TĐ cũng có chủ
trương phân bổ CP cho CBNV của cơ quan văn phòng TĐ và các đơn vị thành
viên theo thâm niên công tác. Đến nay, số vốn góp CP được phân bổ này
cũng đã kịp được CBNV mua bán trao tay và nếu có phải trả lại tiền theo
quyết định không thành lập NH thì cũng không biết ai mới là chủ thật sự
của CP.

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, ngày 24.7, một cuộc
họp cổ đông của NH này đã được tiến hành để xin ý kiến các thành viên
về việc có tiếp tục xin phép thành lập hay không, khi không có cổ đông
lớn là PVN. Nhiều cổ đông trước đó yêu cầu PVN trả lại phần vốn đã góp
thì chẳng có lý do gì để ở lại. Một số cổ đông còn ngập ngừng. HĐQT PVN
cũng đã có cuộc họp vào đầu tuần này quán triệt đến ban trù bị và các
cổ đông rằng đây là giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hệ lụy
xem ra không thể chỉ nói suông.




[table]



6 cổ đông sáng lập được xác định và phân chia tỉ lệ
góp vốn (2.500 tỉ đồng) gồm: TĐ Dầu khí: 1.000 tỉ đồng (20%); VIB: 450
tỉ đồng (9%); TCty Hàng không: 150 tỉ đồng (3%); TĐ Hoà Phát: 400 tỉ
đồng (8%); Cty TNHH Đầu tư tài chính I.P.A: 250 tỉ đồng (5%) và TCty
Nước giải khát - rượu - bia Hà Nội: 250 tỉ đồng (5%). Thông tin mới
nhất mà chúng tôi có được là HĐQT PVN đã quyết định thoái vốn ở GP Bank
và quyết định "đầu quân" vào NH Hàng hải. Xem ra đã đến lúc chỉ được
lựa chọn một NH thì PVN mới xem xét thấu đáo đến hiệu quả kinh tế mà NH
mang lại.



Qua đây mới thấy anh CT HĐQT tập đoàn dầu khí tuy trẻ tuổi.......nhưng cũng không suất sắc gì, chỉ được cái nhanh nhẩu đoảng. Ngoài chuyện PV Bank như đã biết, anh này còn thành lập mới, chia tách đẻ ra rất nhiều tổng công ty con thuộc PV ( quá nhiều đến mức không nhớ hết tên các Tổng mới ) , nghe nói giờ lại sát nhập khẩn trương để hưởng ứng ..........lời cảnh báo của QH.

Như vậy có làm mất thời gian và tiền bạc của .......dân không ???





[/table]