-
22-09-2011 04:40 PM #1
Làm thế nào để không mua nhầm phải đầu DVD dỏm?
---------------------------------
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 21/09/2011
Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/
--------------------------------------
Ý tui là: không mua phải những mã cp giống trường hợp của DVD trên sàn HOSE? (xin lỗi vì cái tựa câu khách này) Đây là câu hỏi mà a Đăng, 1 nhà báo quen đã hỏi tui cách đây cỡ hơn tuần (tui không nhớ câu hỏi chính xác, nhưng đại để như vậy). Câu hỏi khó, tui nghĩ vậy cho tận đến lúc này. Hy vọng những cty CK, các tổ chức tài chính độc lập và các diễn đàn sẽ mở các hội thảo on/offline để tìm ra câu trả lời này trước khi hết tháng 10, tức là khi các cty NY lại phải tiếp tục công bố BCTC Q3 (lần này nếu lười nộp không biết các Sở có chém gió không đây).
DVD có lẽ là trường hợp đầu tiên trên sàn mà NĐT được biết đến “cái chết bất ngờ” cứ tưởng chỉ có ở trong phim. DVD cũng là trường hợp đầu tiên mà mọi bên có liên quan đều tự cho mình là đã làm hết trách nhiệm nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả cũng như còn để lại bao ấm ức hướng vào nhau. Tuy nhiên, đến lúc này DVD theo tui là 1 case-study quan trọng để những NĐT nhỏ lẻ như “chúng ta”, tức là “những người sống quanh tôi” tìm ra và ngăn chặn được rủi ro mua phải những “đầu đi-vi-đi” dỏm khác, thậm chí cả những thể loại giông giống, tức là dù chưa chắc đã phải ra Tòa án phá sản nhưng đang bị hoặc có nguy cơ bị… hủy niêm yết (tức là gần như mất đứt khả năng… chạy bỏ của như trường hợp DCC – Descon).
Nếu là NĐT cá nhân, tự mình tìm ra và né được rủi ro trên thực ra là rất khó. Nhìn vào các BCTC của DVD trước khi bị ANZ nộp đơn cũng đâu có gì phi thường: nợ đến hạn trả nhiều hơn vốn (nhưng tỷ lệ nợ/vốn này chắc gì đã hơn được mấy bác BĐS); phải thu phải trả lớn; doanh thu và lợi nhuận giảm (trong thời buổi khó khăn thì mấy cái chuyện suy giảm này đâu có gì là lạ); dòng tiền về giảm… và duy nhất chuyện chủ doanh nghiệp mang tai tiếng là điểm khác biệt. Nếu lấy các chỉ số tài chính đó của DVD làm điển hình và dùng các bộ lọc của vietstock, stox… thì có lẽ bạn sẽ tìm ra thêm cả đống cp khác. Dựa vào đó mà bạn né hết (không đầu tư) thì tui sẽ cho là bạn đa nghi Tào Tháo, nhưng vẫn e là bạn sẽ giết lầm mà vẫn còn bỏ sót. Còn nếu muốn thu hẹp thêm thì cũng khó mà biết đâu là rủi ro phá sản, đâu là khó khăn tạm thời, bởi vì các BCTC không cho thấy được chi tiết các khoản nợ vay, người cho vay… để biết nợ nào thực sự xấu & ai có thể sẽ là kẻ kiện doanh nghiệp ra Tòa (nếu chủ nợ là ngân hàng mẹ thì chắc là 0 kiện rồi, nếu doanh nghiệp thuộc 1 tập đoàn lớn thì chủ nợ chắc cũng không kiện loại có ô dù…).
Từ góc độ pháp lý, các quy định hiện nay cũng chỉ cho thấy mỗi con đường là… chờ cty NY tự tuyên bố mình sắp phá sản, tuy nhiên doanh nghiệp đã cùi thì đâu có sợ lở thêm, liệu có mấy ai tự nguyện báo cáo trước cho cổ đông??? UBCKNN và Sở có khả năng nhưng nếu chiếu theo các điều luật thì không bắt buộc phải chủ động “tìm giùm” NĐT. Bài viết trên báo ĐTCK sáng nay, tựa “Sau DVD, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu phá sản” có đoạn đề xuất Tòa án có trách nhiệm công bố thông tin sao cho các cổ đông được biết, tuy nhiên tui nghĩ không khả thi. Tòa án và các chủ nợ đưa đơn không có nghĩa vụ phải tìm hiểu xem cty đó có thuộc loại NY hay không để mà “báo cáo” UBCKNN và Sở GDCK, để từ đó thông báo cho cổ đông.
Như vậy thì rõ ràng là không trả lời được cái tựa bài. Tui chỉ có thể nói rằng, không thể để NĐT tự bơi mà các bác quan chức cũng phải cùng bơi, phải coi đó là trách nhiệm chủ động của mình, phải coi phòng bệnh hơn chữa bệnh là công việc của chính mình. Căn bản nhất vẫn là thay đổi, bổ sung thêm các Luật lệ liên quan, ví dụ như thay đổi những quy định về nợ xấu; gắn trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp với trách nhiệm của chính cá nhân chủ doanh nghiệp đó; phạt thật nặng các trường hợp gian dối BCTC đối với cả cty NY lẫn cty kiểm toán. Ngoài ra, nên mời những tổ chức credit rating có uy tín (phải thật sự có uy tín) chuyên “soi” các cty NY; khuyến khích NĐT phát hiện tin đồn về cty NY thì gửi yêu cầu đến thẳng doanh nghiệp cũng như cc cho ban Thanh tra của UBCKNN, và tùy vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề, UBCKNN có thể yêu cầu Sở GDCK tạm ngừng GD vài phiên chờ cty giải trình hay lập ban bệ đi thăm hỏi cty đó tận nơi… Tạm ngưng GD chờ xác nhận thông tin theo tui là giải pháp hay hơn chuyện hủy NY, mà tui thấy lập luận của tác giả bài “Cú ngáng chân với người vừa vấp ngã” rất là xác đáng.
-
28-09-2011 11:21 AM #2
- Ngày tham gia
- Sep 2011
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
DVD xịn
cứ mua hàng rẻ 1 chút chắc chắn ko phải ân hận vì mua phải hàng dỏm
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Cơ hội nào để DVD không bị phá sản?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 26-08-2011, 03:46 PM -
CLB PTKT Tháng 8: Làm thế nào để tránh mua cổ phiếu “lao dốc không phanh”?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 05-08-2011, 08:21 PM -
Tp.HCM - Offline CLB Phân tích Kỹ thuật : Làm thế nào để tránh mua cổ phiếu “lao dốc không phanh”?
By quynhnhult in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-08-2011, 04:53 PM -
Cuộc chơi lớn 2010 không phải do các BBs làm chủ!
By matrixck009 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 2Bài viết cuối: 11-01-2010, 09:53 AM
Bookmarks