Những bài học kinh nghiệm: Thất bại và Thành công của những NĐT?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 29
    1. #1
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Những bài học kinh nghiệm: Thất bại và Thành công của những NĐT?

      [table] [table]



      [/table]Có nên đầu tư vào cổ phiếu có giá trị nhỏ hay không?Câu
      hỏi này thường xảy ra khi thị trường có nhiều biết động mạnh, có rất
      nhiều cách lý giải khác nhau để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất.
      Với quan điểm cá nhân tôi cho là nên xem xét mua những cổ phiếu có giá
      trị nhỏ (penny stocks) vì một số lý do sau:





      Diễn biến tâm lý của nhà đầu tư hay đầu cơ khi nhìn về cổ phiếu có giá trị nhỏ:



      1. Họ sẽ mua cổ phiếu giá 10.000 VND đó bởi vì không có ai khác mua nó.



      2. Mỗi sáng sớm họ luôn tìm cổ phiếu mà ngày xưa nó có giá 50.000 VND
      nhưng giờ chỉ còn 10.000 VND (hay thấp hơn), với giá này thì họ cho
      rằng chỉ bằng bữa ăn sáng tạm bợ và họ mua nó rất nhiều vì cảm giác là
      "người chiến thắng" sẽ đến với họ khi mua được những cổ phiếu này.



      3. Những người mua trung bình giá xuống từ 50.000 VND còn 10.000 VND
      thì họ sẽ mua rất nhiều ở giá 10.000 VND bởi vì họ cho rằng đây là mức
      giá rẻ nhất. Tất nhiên cổ phiếu này cũng có thể xuống đấn 7.000 VND,
      nhưng thiệt hại khi điều này xảy ra là nhỏ và họ quan niệm rằng đây là
      vùng giá gần với đáy; rất ít người mua bán được ngay tại đáy.



      4. Họ thích những cổ phiếu giá trị thấp nhưng khi giá tăng lên gấp đôi
      hoặc giảm 1 nửa thì họ sẽ bán đi 1 nửa hay chẳng làm gì cả. Tuy nhiên
      họ vẫn vui vẻ với những mưu mẹo của mình.



      5. Họ luôn cần cù tìm kiếm các cổ phiếu, và một ngày nọ họ sẽ tìm ra 1
      cổ phiếu ngày kinh tế nào đó mà họ vừa mua khối lượng lớn, công ty đó
      có đặc điểm là tốn chi phí để tìm nguồn vốn ở nước ngoài nhiều hơn là
      để phát triển sản phẩm của mình. Vì vậy họ đã bán tất cả ngay lập tức
      các cổ phiếu của công ty đó khi mà giá của nó chỉ mới giảm 25% và họ
      nghĩ rằng họ đã đi trước 1 bước trong trò chơi này. Cổ phiếu này đã
      chia tách 5:1 và họ đã bán số ít ỏi còn lại với mức lỗ 75% thay vì 95%
      ngay sau đó 1 tuần.



      (còn tiếp)
      QuaCauVang
      [/table]

    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      135
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?

      [table]



      các bác cho em hỏi vài câu


      1.giá khớp được quyết định như thế nào,giá thấp nhất hay giá có nhiều người trao đổi nhất,ato tác động thế nào đến giá khớp


      2.em có thể vừa mua vừa bán 1 loại cp trong ngày ko









      [/table]

    3. #3
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Ai dễ bị lừa bịp vì cả tin?

      Giáo sư Stephen Greenspan chuyên nghiên cứu về tính nhẹ dạ cả tin, dễ
      bị lừa. Ông mới viết xong một cuốn sách về đề tài này, nhan đề là
      “Annals of Gullibility”. Ông dạy môn Tâm Phân Học ở Đại học Colorado,
      mới viết một bài trên mạng lưới Skeptic.com giải thích lý do tại sao
      nhiều người rất khôn ngoan mà vẫn bị lừa đảo trong những vụ “Mẹo Ponzi”
      như vụ Madoff mới được tiết lộ, với tiểu đề “Why Bernard Madoff Made
      Off with My Money?” (Tại sao Madoff lấy được tiền của tôi?) Vì chính
      Stephen Greenspan là một nạn nhân, cũng vì tính nhẹ dạ cả tin
      (gullibility). Ông đã đem gửi cho quỹ đầu tư do ông Bernard Madoff quản
      lý một phần ba số tiền tiết kiệm cả một đời làm việc, bây giờ chắc đã
      mất gần hết! Bài này mới được nhật báo Wall Street Journal đăng lại
      cuối tuần trước. Ngày 11 tháng 12 vừa qua ông Bernard Madoff bị bắt và
      thú nhận đã lừa hàng ngàn người theo lối Mẹo Ponzi, tổng cộng khoảng 50
      tỷ đô la Mỹ, bằng cách đem tiền người gửi sau trả cho người góp trước,
      coi đó là tiền lời đầu tư!

      Hoàn cảnh đẩy đưa

      Một trong những lý do khiến nhiều người rất thông minh vẫn bị lừa vì
      bổn tính cả tin, quá tin đâm ra khờ dại, là vì họ bị lừa trong những
      hoàn cảnh đặc biệt không như lúc bình thường để mình có thể sử dụng trí
      thông minh có sẵn. Thí dụ chính Giáo sư Stephen Greenspan (không họ
      hàng gì với ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang
      Hoa Kỳ), ông không hề nghe nói đến quỹ đầu tư của ông Madoff, nhưng đã
      tin vào một chuyên gia đầu tư, một người bạn của cô em gái mình. Vì tin
      nên góp tiền, cuối cùng tiền của ông được trao đến tay ông Madoff!
      Greenspan làm quen được với vị “cố vấn đầu tư” đó trong chuyến đi thăm
      vợ chồng cô em gái ở Boca Raton, một thị xã trong quận Palm Beach ở
      tiểu bang Florida. Đây là một khu khá giả. Lợi tức của một gia đình mức
      trung ở đây là 90,000 đô la một năm, trong số 75 ngàn dân phần lớn là
      người Mỹ gốc Do Thái rất sắc sảo

      Cô em gái đã giới thiệu giáo sư Greenspan với người bạn thân của mình.
      Ông thấy có cảm tình ngay và tin cậy người bạn mới này. Vì thế ông bỏ
      tiền vào quỹ đầu tư mang tên “Rye Prime Bond Fund,” một cái tên rất
      hiền lành, gợi ý tiền trong quỹ sẽ dùng để mua trái khoán – chứ không
      mua cổ phiếu nhiều rủi ro. Greenspan hoàn toàn tin tưởng; vì chính cô
      em gái ông cũng đưa tiền cho người bạn đầu tư giúp. Và chính vị cố vấn
      tài chánh chuyên nghiệp này cũng tự mình bỏ hết số vốn liếng rất lớn
      của ông ta vào quỹ Rye nữa. Không những thế, ông bạn này còn đem cầm cố
      ngôi nhà mình để vay thêm tiền đầu tư nữa. Ông Greenspan lại biết vợ
      chồng cô em mình và người bạn của họ đã từng thành công trong việc đầu
      tư suốt nhiều năm qua. Hỏi ai mà không tin tưởng?

      Rye Prime Bond Fund là một trong nhiều quỹ đầu tư của công ty nổi tiếng
      Tremont, và chính công ty này là của Mass Mutual Life, toàn là những
      tên được tín nhiệm trong giới đầu tư ở Mỹ. Các cuộc điều tra sau này
      cho biết có khoảng 15 công ty lớn và các chi nhánh của họ ở khắp thế
      giới đóng vai “trung gian thu góp vốn” (feeder) cho ông Madoff. Những
      tay feeders này có biết họ bị Madoff lừa hay không? Đây là một câu hỏi
      mà ra tòa án luật sư của các nạn nhân sẽ hỏi họ!

      Khi trở về Colorado nơi ông dậy tâm phân học ở một bệnh viện, Greenspan
      gặp một người bạn tỏ ý nghi ngờ về ‘cơ hội’ đầu tư mới của ông. Nhưng
      ông giáo sư tâm lý đã bỏ qua, vì nghĩ rằng người bạn đó hay nghi ngờ
      quá đáng mặc dù rất khôn ngoan và thông thạo về các vấn đề tài chánh!
      Người bạn đó nghi, cũng như nhiều người khác nghi ngờ khi thấy một quỹ
      đầu tư đạt được lợi suất cao trên trung bình hết năm này sang năm khác,
      trải qua nhiều chu kỳ thị trường lên xuống. Một thành tích như vậy khó
      lòng đạt được! Ông bạn này giữ được tính nghi ngờ vì ông ta “đứng ngoài
      cuộc”. Còn những người đứng trong cảnh chứng kiến thấy người chung
      quanh mình đã từng góp vốn và đã từng kiếm lời nhiều năm, họ không nghi
      ngờ được! Họ bị một thứ “áp lực xã hội” không thể cưỡng lại nên phải bỏ
      tiền vào; lo rằng nếu bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền dễ dàng này thì mình có vẻ
      là người quá dè dặt và sẽ bị bạn bè, anh em chê cười là mình nhát nhúa
      hoặc khờ khạo!

      Đó là chưa kể mối liên hệ với những người cùng tôn giáo và sắc tộc. Ông
      Greenspan cho rằng nhiều người gốc Do Thái đã bị mất tiền trong vụ lừa
      đảo này chính vì Bernard Madoff là một người Do Thái nổi tiếng rất hào
      phóng, ông ta đã đóng góp rất nhiều cho các quỹ từ thiện, văn hóa, xã
      hội của người Do Thái để giúp nước Israel và những người Do Thái khác.
      Nhiều người coi việc được gặp ông Madoff, được góp tiền với ông ta là
      một điều vinh dự. Vì ông không đi mời chào ai cả, muốn đưa tiền cho ông
      ấy rất khó.


      Sáu
      ngày trước khi bị bắt, Madoff còn “gia ân” cho một người Do Thái giầu
      có ở Bronx, New York, khi bằng lòng nhận 10 triệu bạc của ông ta. Ông
      Martin Rosenman đã nghe nhiều người quen cho biết góp cho quỹ Madoff có
      lời trên 10% một năm hàng chục năm không thay đổi. Khi được Madoff trả
      lời điện thoại vào đầu tháng 12, 2008, Rosenman lúc đầu còn bị từ chối,
      vì Madoff nói ông ta đã khóa sổ, chỉ nhận các thân chủ mới góp vốn vào
      đầu năm 2009 thôi. Ít bữa sau, một thư ký của ông Madoff điện cho
      Rosenman cho biết ông ta có thể gửi tiền vào một trương mục của Madoff
      trong ngân hàng J.P. Morgan Chase. Rosenman mừng rỡ chuyển ngay 10
      triệu bằng điện thư ngày 5 tháng 12. Vài ngày sau, Rosenman nhận được
      thư báo tin số tiền của ông ta đã được dùng trong việc “bán non” (short
      sale) các công khố phiếu của chính phủ Mỹ – sau này coi sổ sách của
      Madoff thì không hề thấy có vụ mua bán nào như vậy diễn ra cả. Đến ngày
      11 thì Rosenman biết mình đã gặp tay đại bợm. Bây giờ luật sư của ông
      ta đang lý luận rằng 10 triệu đô la của Rosenman vẫn chưa mất, vì chưa
      được Madoff dùng, chúng vẫn nằm trong trương mục tại ngân hàng J.P.
      Morgan, có thể đòi lại! Nhưng khi một kẻ trộm lấy tiền của nhiều người
      bỏ túi, thì làm sao phân biệt được đồng tiền nào của ai, đồng nào bỏ vô
      trước, đồng nào bỏ vô sau?


      Không biết và không chịu hỏi

      Trở lại bài báo của Giáo sư Stephen Greenspan. Ông đồng ý rằng những
      người nhẹ dạ cả tin (và mất tiền như chính ông) có khi bị coi là khờ
      dại (stupidity). Nói rành mạch theo lối phân tích của một nhà tâm lý
      học, tính nhẹ dạ cả tin là do thiếu tin tức, thiếu hiểu biết về kẻ lừa
      đảo và việc làm có tính cách lừa đảo của hắn. Ông không coi đây là một
      vấn đề về trí thông minh (intelligence) mà là một vấn đề “tri thức”
      (cognition). Một người rất thông minh (đã đậu Ph.D. và làm giáo sư đại
      học nổi tiếng như Stephen Greenspan chẳng hạn), với chỉ số IQ cao,
      nhưng vẫn có lúc nhẹ dạ cả tin và bị lừa. Greenspan nhắc tới cuốn sách
      “Who Is rational” (Ai là người thuần lý) của giáo sư Keith Stanovich –
      các vị giáo sư thường dẫn lời và ý của các vị giáo sư khác để tỏ ra
      lương thiện, không nhận vơ ý của người làm của mình. Trong cuốn sách đó
      tác giả đã phân biệt trí thông minh (intelligence, tức là có một khả
      năng tri thức cao) và tính thuần lý (rationality, tức là khả năng sử
      dụng đúng lúc đúng chỗ cái trí thông minh của mình). Một người có khi
      hành động phi lý, (như những hành động vì nhẹ dạ cả tin chẳng hạn), vì
      để cho tình tự (emotion) thúc đẩy, có khi làm một cách bốc đồng, không
      suy tính, không dùng đến trí thông minh của mình nữa.

      Ông Stephen Greenspan đã tự phân tích, thấy rằng khi đồng ý góp tiền
      cho quỹ Rye, không biết rằng những người quản lý quỹ đó đã đem tiền góp
      cho ông Madoff, chính Greenspan hoàn toàn không biết gì về thế giới tài
      chánh và đầu tư cả. Không những thế, vị giáo sư chuyên nghiên cứu tâm
      lý con người này lại mắc tật lười biếng, không muốn mất công tìm hiểu
      nhiều hơn về thế giới mình không biết đó.

      Nếu hành động một cách thuần lý, đáng lẽ Stephen Greenspan phải đặt câu
      hỏi coi quỹ Rye mà ông bỏ tiền vô thì họ đem tiền đó đi làm những gì.
      Khi biết rằng họ đem gửi cho ông Madoff thì đáng lẽ phải đi tìm hiểu
      xem chính ông Madoff đã đem tiền đó đi đầu tư ở đâu trong suốt mười năm
      qua mà sao năm nào kết quả cũng tốt như thế? Có nhiều nhà đầu tư đã làm
      đúng như vậy. Và khi họ thấy không thể giải thích tại sao ông Madoff có
      thể đạt được mức lời trên 10% một năm, không cao quá mà cũng không thấp
      quá, hết năm này sang năm khác, họ đâm ra nghi ngờ và quyết định không
      đưa tiền cho ông ta nữa! Các công ty đầu tư của Merrill Lynch và
      Goldman Sachs đều đã tìm hiểu như vậy, và thấy cái quỹ của ông Madoff
      nó khó hiểu đâm ra nghi ngờ như vậy. Cho nên họ đã khuyên thân chủ của
      họ không bỏ tiền cho Madoff, mặc dù họ không thể nói cái quỹ đó có gì
      khuất tất, vì thiếu bằng cớ! Rất nhiều người đã chịu khó đặt câu hỏi và
      kết luận rằng không biết ông Madoff đã đạt được mức lời liên tục như
      vậy bằng cách nào, mà chính ông ta thì nhất định giữ “bí mật gia
      truyền” của mình, không chịu giải thích. Không biết, không hiểu nổi,
      thì không bỏ tiền vô, thế là thoát nạn!

      Stephen Greenspan đã tự lảng tránh, không đối đầu với sự khiếm khuyết
      trong hiểu biết về thế giới tài chánh của mình, cũng như không thể bỏ
      tính lười biếng không chịu tìm hiểu của mình, vị giáo sư thú nhận, ông
      đã theo một phương pháp khác, là “dò dẫm và đi tắt” (heuristic) để bù
      lại cho các khuyết điểm trên. Phương pháp đó là dùng khả năng tri thức
      của mình để xác định những người có khả năng và kinh nghiệm trong thế
      giới tài chánh, rồi tin vào những vị cố vấn đó mà hành động theo họ. Ở
      đây, ông Greenspan đã tìm thấy ở cô em gái, chồng cô ta, và người bạn
      thân của cô ta. Đó toàn là những người đầu tư đã thành công, và họ đã
      bỏ vốn cho quỹ Rye; mình cứ làm theo họ là ăn chắc! Đây là một phương
      pháp không thuần lý, nhưng tác giả thú nhận mình đã sử dụng phương pháp
      đó nhiều lần trong đời và thấy ích lợi nên cứ thế dùng tiếp!

      Cuối cùng ông Stephen Greenspan đã mất tiền. Ông may mắn vì chỉ nhẹ dạ
      cả tin có một phần ba thôi, không đem hết tiền dành dụm đưa cho Madoff
      mà không biết Madoff là ai!

      Đỗ Quý Toàn



    4. #4
      Ngày tham gia
      Jan 2009
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?

      Tôi chỉ muốn nói hai từ " Cảm ơn",cảm ơn Anh Stockpro, mong rằng sẽ có thêm nhiều người có những đóng góp chân thành và quý báu như anh.


    5. #5
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      [quote user="Huy_BMW"]

      Tôi chỉ muốn nói hai từ " Cảm ơn",cảm ơn Anh Stockpro, mong rằng sẽ có thêm nhiều người có những đóng góp chân thành và quý báu như anh.[/quote]


      Kiếm lợi từ... sự bất ổn của người khác
      Nói kiếm lợi trên sự bất ổn của người khác nghe có vẻ không bình
      thường, nhưng đừng vội, vì cách làm ăn đề cập trong bài này khá thân
      thiện và đàng hoàng chứ không có gì bất chính. Trong thực tế người kiếm
      lợi ở đây cần được hiểu là người tốt bụng nhận sự bất ổn thay cho người
      khác...








      Thời buổi lạm phát, một trong
      những nỗi lo lớn của doanh nghiệp là lãi suất. Đối với các dự án dài
      ngày thì ngoài gánh nặng lãi suất cao, sự biến động lãi suất cũng đáng
      ngại không kém. Tại sao? Do việc hoạch định tài chính sẽ trở nên khó
      khăn, đôi khi là không thể trong điều kiện bất ổn.


      Thế nhưng, ngay trong thời buổi kinh tế
      bình thường (không phải là thời kỳ lạm phát kéo dài), vấn đề biến động
      lãi suất cũng vẫn thường xảy ra, và các nhà hoạch định vẫn luôn có nhu
      cầu khóa yếu tố bất ổn này lại... Cho đến nay, có thể nói công cụ tốt
      nhất được dùng trong kỹ thuật quản trị rủi ro về lãi suất là swap (hoán
      vị).


      Để minh họa, ta lấy trường hợp một doanh
      nghiệp có kế hoạch đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất và chế biến
      hàng gỗ gia dụng, có nhu cầu vay 50 tỉ đồng, thời hạn trả nợ vay là năm
      năm. Là chỗ thân tín, doanh nghiệp đến gõ cửa ngân hàng và vay được
      khoản tiền, nhưng lãi suất cũng chỉ có thể là thả nổi. Ví dụ, vào thời
      điểm 5-2008, mức này là 18%, tức 1,5 lần lãi suất cơ bản (LSCB); nhưng
      đến giữa 6-2008, do lãi suất cơ bản tăng lên 14% nên 1,5 lần LSCB sẽ là
      21% (14% + 7%). Như vậy rõ là bất ổn.


      Sự bất ổn này làm cho doanh nghiệp khó
      dự liệu được phí lãi vay để tính toán hiệu quả dự án, từ lúc xây dựng
      và trang bị nhà xưởng cho đến khi vận hành sản xuất, bán hàng và trả
      nợ. Nói khác đi, rủi ro lãi suất gây trở ngại cho việc ra quyết định
      đầu tư. Doanh nghiệp do đó rất cần một lãi suất cố định và khả thi. Giả
      định lãi suất cố định mà doanh nghiệp có thể chấp nhận (5-2008) là 18%,
      ta hãy xem doanh nghiệp có thể hóa giải khó khăn bằng cách nào.


      Bằng việc sử dụng hợp đồng swap trên
      khoản tiền sẽ vay cho dự án, doanh nghiệp có thể thương lượng với một
      nhà kinh doanh tài chính nào đó, ví dụ quỹ đầu tư A, để chuyển sự bất
      ổn của lãi suất thả nổi cho quỹ này. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ trả cho
      quỹ A lãi suất cố định trên cùng số tiền. Khi đạt được thỏa thuận như
      vậy, doanh nghiệp có thể mạnh dạn tiến hành vay ngân hàng 50 tỉ đồng
      với lãi suất thả nổi bằng 1,5 lần LSCB. Song song với việc vay vốn ngân
      hàng, nhờ có thỏa thuận swap, doanh nghiệp sẽ đồng thời hoán vị lãi
      suất với quỹ A dựa trên khoản tiền gốc 50 tỉ đồng, hiệu lực trong năm
      năm. Theo đó, mỗi năm doanh nghiệp sẽ trả cho quỹ A lãi suất cố định là
      18% trên 50 tỉ và quỹ A sẽ trả cho doanh nghiệp lãi suất thả nổi là 1,5
      lần LSCB trên cùng 50 tỉ.


      Cần nhận rõ, doanh nghiệp đang có hai
      nghĩa vụ riêng biệt cùng lúc, đó là việc trả lãi vay (thả nổi) cho ngân
      hàng và việc thanh toán (khoản cố định) theo cam kết swap. Nhưng theo
      phép truyền, có thể xem quỹ A đã thay doanh nghiệp trả lãi vay (thả
      nổi) cho ngân hàng. Như vậy là doanh nghiệp đã khử được yếu tố bất ổn
      trên khoản lãi vay của mình.


      Doanh nghiệp - LS cố định 18% - Quỹ A


      Doanh nghiệp - 1,5 lần LSCB - Quỹ A


      Doanh nghiệp - 1,5 lần LSCB - Ngân hàng


      Có thể có câu hỏi tại sao các giao dịch
      lại vòng vèo, đã ngân hàng lại còn quỹ A, tại sao không một mối cho
      gọn?... Là do ngân hàng khi cho vay một khoản tiền lớn vào dự án thì họ
      chỉ muốn chắc chứ không muốn bất ổn. Doanh nghiệp thì muốn được không
      bất ổn để tính trước hiệu quả. Chẳng hạn, theo tính toán họ có thể chịu
      lãi suất 18% để bẫy (leverage) lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lên 30%.
      Còn quỹ A, họ chấp nhận bất ổn để kiếm lợi thông qua swap. Với họ, rủi
      ro mà doanh nghiệp muốn tránh là cơ hội để đầu tư (đầu cơ). Do có phán
      đoán riêng, khi hành động như vậy họ tin rằng có thể chỉ sau một năm
      lạm phát sẽ được ngăn chặn, và nếu LSCB lùi về càng nhỏ hơn 12% thì họ
      càng có lợi. Tất nhiên, quỹ A cũng có dự liệu sẽ bị lỗ trong thời gian
      đầu biến động, nhưng nếu dự đoán đúng thì ba hay hơn ba năm còn lại sẽ
      là thời gian lời thuần.


      Theo trải nghiệm từ nhiều hiện thực kinh
      tế thì điều này chẳng phải viển vông. Cần biết, với swap lãi suất,
      không có giao dịch thật trên khoản tiền gốc. Tiền gốc chỉ là vốn khái
      niệm (notional principal), giao dịch thật là phần tiền lãi cam kết (gọi
      là plain vanilla swap).


      Trường hợp được giới thiệu ở đây chỉ là
      một góc nhìn đơn giản trong bối cảnh vận động phức tạp của các kỹ thuật
      tài chính. Do sự bất ổn muôn hình vạn trạng, việc kiếm lợi và các bài
      toán quản trị rủi ro dựa trên công cụ phái sinh trong thị trường
      futures, options, swaps... cũng cần lắm công phu.


      HUY NAM - Chuyên viên kinh tế và chứng khoán


      Theo VietStock

    6. #6
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      [table] 2009 kinh doanh gì? |





      [img]http://www.tgvn.com.vn/Uploaded/lananh/idea.jpg" style="border: 1px solid rgb(204, 204, 204); margin: 0px 6px 6px 0pt;" width="250" align="left" border="0" height="249">

    7. #7
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?

      [h2]Bầu Đức, từ gã chăn trâu đến sở hữu máy bay[/h2]

      Cái thằng bé chăn trâu của 40 năm trước hay ngồi vắt
      vẻo trên bờ tường sân bay Phù Cát (Bình Định) ngắm máy bay và thêu dệt
      ước mơ làm phi công vừa sở hữu máy bay riêng…
      Chúng tôi gặp ông bầu
      nổi đình nổi đám ở phố núi, lúc nào cũng thấy ông mặc cái quần Jean sờn
      gối bạc thếch, khi thì ngồi quán cóc bụi bặm, lúc lại chễm chệ trong
      khách sạn năm sao bàn chuyện làm ăn với đối tác nước ngoài. Mới đây,
      ông Đoàn Nguyên Đức bỏ tiền túi ra [url="http://www.ymoi.com/tag/mua/" class="st_tag internal_tag" rel="tag" title="Posts tagged with mua">mua chiếc máy bay làm tôi nhớ lại lúc ông ngậm ngùi kể mình ngồi giàu nhất Việt Nam[/b], hỏi thì ông chỉ cười cười: “Người ta thống kê tôi có 1.100 tỷ đồng mà mấy ai biết tôi… nợ đến 1.000 tỷ đồng rồi”. Không biết mua một chiếc chỉ để chở mình đi xem đá banh. Thế rồi ông mua chiếc Beechcraft King Air 350 có 12 chỗ ngồi với giá bảy triệu USD. Thật ra bầu Đức không phải chơi ngông còn vài giờ nữa thôi, sợ không kịp đến nhà… Nhìn em nằm thoi thóp, bầu Đức lặn lội sang Thái “săn” Kiatisak và hàng loạt thương vụ bầu Đức còn ấp ủ Việt Nam[/b] mà trông Đoàn Nguyên Đức giống dân chơi hơn là một ông chủ. Bận bịu thế mà khi nghe bạn bè rủ rê… đá banh, bầu Đức đánh Việt Nam hết gỗ rồi bây giờ bầu Đức lại chuyển hướng sang Lào”. Nghe thế ông chỉ cười trừ và nói: “Bên đó người ta nói Việt Nam giúp Lào tổ chức những công trình SEA Games chứ đâu nói xe ôm. Mãi sau này, Bầu Đức mới phì cười thú thật: “Mấy anh bảo vệ thấy tôi mặc cái áo khoác tuềnh toàng lại đi xe ôm nên không cho vào, tôi phải năn nỉ hết hơi. Thật sự, tôi không cố tình đi xe ôm đến nhưng ở sân bay Đà Nẵng đón taxi lâu quá tôi mới nhảy đại lên Bầu Đức chia sẻ: “Tôi tự hào là một trong những người Việt Nam đầu tiên biến ý tưởng thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc dưới tay mình thành hiện thực. Trước đây, tôi hay băn khoăn việc nhân công

    8. #8
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      135
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?

      Không có chiến lược đầu tưChỉ đầu tư vào những cổ phiếu cá thể thay vì có một danh mục đa dạng các loại chứng khoánĐầu tư vào cổ phiếu chứ không phải vào các công tyMua vào với giá cao và Bán ra với giá thấpLàm rối tung lên những đầu tư của bạnHành động dựa vào những “mẹo” thu thập đượcTrả quá nhiều cước phí và các khoản hoa hồngĐưa ra những quyết định nhằm tránh bị đánh thuếNhững mong đợi phi thực tếSao nhãng khi đầu tưĐầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếuĐầu tư theo giá trị thựcChọn thời điểm muaKhông quan tâm- “Luật số 1: Đừng bao giờ thua lỗ. Luật số 2: Không được bao giờ quên luật số 1”. Nguyên tắc này khác hẳn với nguyên tắc cơ bản của các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công: phải biết chấp nhận thắng và thua.

      - “Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được”.

      - “Nếu là nhà đầu tư bạn hãy tập trung vào việc công ty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào. Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá thị trường của nó, và đó không phải là cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi”.

      - “Nguyên tắc để làm giàu: Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ hãi”. (Theo ông khi số đông “tham lam” sẽ đẩy giá cổ phiếu lên quá cao, vượt qua giá trị thật. Còn khi số đông sợ hãi sẽ đẩy giá cổ phiếu xuống tạo ra những cổ phiếu có biên độ an toàn, và lợi nhuận trong tương lai cao).

      “Thời gian là kẻ thù của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và là bạn của doanh nghiệp đang ăn nên làm ra. Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 20-25%, thời gian là bạn của bạn. Nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn mức bạn mong muốn thì thời gian là kẻ thù của bạn”.
      - Cẩn thận với đủ kiểu làm giá cổ phiếu

      - Đừng mua những cổ phiếu đang là “điểm nóng”- Hãy là chủ sở hữu công ty, chứ không chỉ là chủ sở hữu của những cổ phiếu- Hãy đề phòng “Cái bẫy giá trị”- Hãy xác định giá trị thực của cổ phiếu- Đừng dựa vào sự tăng trưởng để quyết định mua cổ phiếu- Chỉ tiêu lợi nhuận- Lượng hàng bán (doanh thu)- Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)Nên bán khi các chỉ số xấu điXác định mức giá bánGiới hạn tổn thấtKiểm tra bản thânQuan sát thị trườngSự thật của lượng dư muaBán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạnMua giá trần tạo tâm lý hưng phấnBán chặn giá trênMua chặn giá dướiMua theo kiểu rải đinh.Rải đinh" bán"Rải đinh" để khớp mua giá thấpHoả mù thông tin[/B]Vòi bạch tuộc trên thị trường chứng khoán ?[/B]Tính thanh khoản
      + Lên kế hoạch vốn, chiến lược, phương pháp, thời điểm, tỷ trọng cp/tiền mặt, tỷ trọng giữa các cp khi giải ngân.
      + Chọn Công ty CK đáp ứng đủ các tiêu chí: khớp lệnh tại sàn, qua đt, online, ứng nhanh, huỷ, chuyển tiền qua online hoặc đt. Luôn có 2TK.
      + Luyện cách đọc bảng giao dịch ở cấp độ cao.
      + Chỉ mua bình quân giá tăng, ko mua bình quân giá giảm. (Ko bắt dao rơi ngoại trừ hàng hot, hàng hiếm phải bắt dao rơi trong khoảng Target Price mua vào cho phép)
      + Nguyên tắc kỳ vọng LN (Target Price mua vào, bán ra)
      + Nguyên tắc cutloss.
      + Buy & hold khi tt uptrend, chỉ mua thêm vào phiên điều chỉnh, go long, ride trend. Nhớ nguyên tắc kỳ vọng LN tùy từng thời điểm. Trừ người có thời gian chuyên sâu giao dịch, thì cưỡi trend.
      + Bản lĩnh, vốn, kinh nghiệm cái nào quan trọng? =>BL
      + Mua khi tt sợ hãi dẫm đạp nhau chạy, bán khi tt tham lam vô độ dẫm đạp nhau tranh mua.
      + Triệt để, linh hoạt tuân thủ nguyên tắc đã đề ra.
      + Kiềm chế cảm xúc hưng phấn cũng như sợ hãi
      + Chọn thời điểm chứ ko phải chọn giá.
      + KO bán non cp khi đang uptrend.
      + Mua vào phiên điều chỉnh khi uptrend ko bao giờ muộn
      + Cutloss ko bao giờ muộn, bán bằng được ngay khi xu thế uptrend hụt hơi.
      + Thấy nghi là bán. (Đỡ mang hoang mang lo lắng trong đầu)
      + Chỉ mua bên tay phải vực thẳm.
      + Ko dàn trải danh mục khi vốn ít, tránh phân tán lực.
      + Lướt sóng T+ thêm trong xu thế uptrend hoặc tt dao động mạnh trong phiên.
      + PTKT, PTCB chỉ mang tính chất tham khảo.
      + Phân tích tâm lý đám đông, dòng tiền là tối quan trọng.
      + Tin tức trong ttck là tối tối quan trọng: Ktế, xh, ctrị, vhoá, nội bộ, ...
      + Mọi sai lầm đều trả giá bằng $.
      + Kiên nhẫn là đức tính quan trọng trong ttck.
      + No trend no chết (trade)
      + Cưỡi trend cùng BBs, thổi giá, làm giá.
      Chuyển sàn làm tăng giá[b]Vòng xoáy [url="http://saga.vn/dictview.aspx?id=2433">thặng dư vốn[/b]Sự liên kết giữa công ty và các nhà quản lý quỹNhững chiêu kích giá tạo nên [b]

    9. #9
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      “đầu cơ xuống giá” cổ phiếu: Ai được lợi?Khi
      những đợt đầu cơ xuống giá bị sụt giảm trong tháng ba, một số người
      trong cuộc đã tranh cãi rằng thật sai lầm khi đổ lỗi cho những dự đoán
      rủi ro của công ty trong việc dùng cổ phiếu để thế chấp bởi họ đã có
      một bị cáo khác: đó chính là những người giao dịch chứng khoán muốn
      trục lợi đã cùng bàn nhau kiếm tiền bằng cách kéo giá cổ phiếu xuống
      trong cái thế giới luôn chao đảo đó.
      [/i]Không
      một ai công khai thú nhận việc tổ chức một đợt “đầu cơ xuống giá” khi
      việc chủ tâm thao túng thị trường giá cổ phiếu được coi là phạm pháp,
      và trong khi chính Phố Wall vẫn tin rằng những đợt đầu cơ xuống giá
      không chỉ có thể mà còn thường xảy ra liên tục. Tuy nhiên, vừa có một
      số nghiên cứu từ các trường đại học nhằm giải thích động lực của việc
      này. Hiên nay, có hai chuyên gia tài chính mới
      đưa ra một số quan niệm dựa trên quá trình đó. Và theo lời giáo sư tài
      chính Itay Goldstein thuộc trường Wharton thì: “Chúng tôi chủ yếu mô tả
      một học thuyết của hành động thao túng đầu cơ xuống giá như thế nào.”
      Ông cùng Alexander Guembel đến từ trường kinh doanh Said và trường cao đẳng Lincoln của đại học

      Oxford đã mô tả thủ tục này trong bài báo của họ có tiêu đề là “[url="http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1067194">

    10. #10
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Vì sao Phố Wall lại ghét vàng và bạc?

      Phố
      Wall phớt lờ vàng và bạc từ thập niên 70, thậm chí là căm ghét và coi
      chúng như chưa hề tồn tại. Tôi không hề nhận được sự tôn trọng nào,
      mặc dù ấn bản đầu tiên của cuốn sách tôi viết đã bán được 2,6-triệu bản
      và đứng ở vị trí gần như cao nhất hoặc cao nhất trong danh danh sách
      những cuốn sách bán chạy nhất của tờ The New York Times, tính cả sách
      bìa cứng lẫn bìa mềm trong hai năm, và tên tôi đã được nhắc đến trên
      tất cả các phương tiện truyền thông; trên Tuần báo Phố Wall, hai lần
      trong chương trình của Oprah, ba lần trên Regis và Kathy Lee, vv và vv.
      Các phương tiện truyền thông cũng thường có thái độ thù địch. Phố Wall
      ít quan tâm đến vàng cho đến khi giá vàng đạt ngưỡng 650 USD, quá muộn
      để họ có thể giúp khách hàng của mình có cơ hội kiếm tiền chắc chắn.
      Tại
      sao họ lại có thái độ thù địch? Một phần là bởi vì họ tin vào những lời
      hùng biện của mình! Trước đây, vì việc vàng tăng giá thường có nghĩa là
      chứng khoán giảm giá hoặc thế giới gặp khó khăn, và họ tạo ra phần lớn
      lợi nhuận trong thị trường chứng khoán nên họ phải duy trì tăng giá
      chứng khoán và giảm giá vàng. Lời khuyên của họ về thị trường chứng
      khoán tăng giá là cần thiết bởi vì những nhà đầu tư sẽ không mua chứng
      khoán nếu nhà tư vấn của mình còn mơ hồ về thị trường tương lai. Họ chế
      nhạo về nỗi lo lạm phát của chúng ta, những kẻ hâm mộ vàng bạc, và gọi
      những người đầu tư vào vàng bằng giọng chế giễu là “những kẻ nghiện
      vàng”. Hầu hết những tay hợm hĩnh it tuổi – những kẻ hiện đang kiểm
      soát Phố Wall - chỉ chưng diện trong những bộ quần áo kẻ hình thoi cách
      đây 25-30 trong thị trường vàng tăng giá vừa qua, vì vậy, họ chưa hề
      trải qua cảnh vàng tăng giá và lạm phát gia tăng. Kết quả là, họ không
      thể nhận thức được một thị trường vàng tăng giá khác.


      Nghiên cứu môn khoa học về người có suy nghĩ lập dị


      Một
      trong những điều nực cười nhất từng xảy ra với tôi có thể minh họa cho
      thái độ hoài nghi của những loại phương tiện truyền thông hiện đại khi
      đề cập đến vàng và bạc. Vào năm 1978, tôi tham gia một chuyến xúc tiến
      mang tầm quốc gia ở Detroit cho ấn bản đầu tiên của cuốn sách mình
      viết. Lúc đó, tôi vội vàng đến đài truyền hình để tham dự một buổi
      phỏng vấn đã được lập lế họach trước về buổi trình diễn quy mô vào buổi
      sáng. Vừa khi tôi đến nơi, phát thanh viên đài truyền hình đã nhìn sang
      camera và nói: “Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu môn khoa học về người có
      suy nghĩ lập dị, và tham gia cùng chúng ta ngày hôm nay là một người
      lập dị đến từ California.” Và cuộc phỏng vấn tuột dốc từ đó khi anh ta
      hùng hồn cho rằng bạc không phải là sự đầu tư thực tế cho hầu hết mọi
      người, trừ phi bạn đủ giàu.


      Một
      năm sau đó, tôi lại có mặt ở trong chính trường quay này với chính tay
      phát thanh viên cũ đang quảng bá về cuốn sách bìa mềm của tôi. Nhưng
      lần này, khi đèn bật lên, anh ta nói, “Hôm nay, chúng ta có sự tham gia
      của một trong những nhà tư vấn tài chính xuất sắc nhất của nước Mỹ” và
      buổi phỏng vấn diễn ra tuyệt vời từ lúc đó.


      Sau
      buổi phỏng vấn, tôi nhắc anh ta về những điều anh ta đã nói trước đó,
      và hỏi điều gì đã làm thay đổi suy nghĩ của anh ta. Anh ta ngượng ngùng
      nói, “Tôi đã đọc cuốn sách của ông và mua bạc từ một người buôn tiền
      trong vùng, và đã kiếm được số tiền gấp ba kể từ khi ông ở đây lần
      trước.” Vì vậy, phương tiện truyền thông không phải lúc nào cũng chính
      xác, mặc dù thường sai.


      Bên trong Phố Wall


      Phố Wall là một tổ chức văn hóa và cũng đồng thời là một tổ chức tài chính.


      Phần
      lớn những người môi giới trẻ tuổi, những người tạo ra lợi nhuận lớn
      trên Phố Wall cũng đều là người, cũng mắc phải tất cả những lỗi sai về
      thói quen, ứng xử và áp lực mà tất cả chúng ta phải chịu. Họ bị vây
      quanh bởi lôi “tư duy theo nhóm.” Họ làm ra rất nhiều tiền. Tôi đã tới
      thăm nhiều công ty ở Phố Wall với những phòng giao dịch chật kín nam nữ
      ở độ tuổi 20 với thu nhập hàng năm được tính bằng hàng triệu USD – tất
      cả là dựa trên tiền hoa hồng bán chứng khoán.
      Chỉ một số ít công ty
      lớn ở Phố Wall bán vàng bạc (ngay bây giờ tôi chưa thấy công ty nào như
      thế), vì vậy, họ chỉ rút tiền ra khỏi túi khi những tay môi giới khéo
      léo đề nghị khách hàng của mình bán một số chứng khoán và chuyển tiền
      thành vàng bạc hoặc tiền đồng. Sự quan tâm đến kỳ hạn và khách hàng là
      những điều khan hiếm ở Phố Wall.
      Bẩm sinh họ là những kẻ biết cách làm tăng giá cổ phẩn trên thị trường chứng khoán, ví đó là nơi họ có thể kiếm kế sinh nhai.


      Các cuộc triển lãm tài chính


      Nhiều
      người trong số các bạn đã nghe hoặc xem những cuộc triển lãm tài chính,
      với sự tham gia của những người là điển hình của tư duy tài chính Phố
      Wall hiện đại.
      Nếu quan điểm về người môi giới của bạn quan tọng
      đối với bạn, bạn có thể cảm thấy không thoải mái ở đây. Nếu bạn không
      phải là người không theo quy tắc của tổ chức, bạn nên trở thành một
      người như thế, và hãy giữ kín điều đó. Bạn sẽ phải rời xa đám đông, và
      trong giây lát, đám đông của Merrill Lynch đã xuất hiện trên khắp Phố
      Wall.


      Sự khủng bố và những điều khác


      Chúng ta hãy cùng xem xét chỉ một vài viễn cảnh có thể xảy ra.
      Panama và đồng đô la
      Khi
      chúng tôi đàm phán để giành lại kênh đào Panama cho tổng thống
      Torrijos, người đứng đầu nhà nước Panama, trưởng đoàn đàm phán của
      chúng tôi là Sol Linowitz, một thành viên của ban Ngân hàng Hóa học ở
      New York. Ông được bổ nhiệm trong thời gian sáu tháng kém một ngày, vì
      vậy việc bổ nhiệm ông không lệ thuộc vào phê duyệt của Quốc hội, và một
      điều đủ chắc chắn đó là vụ giao dịch bị bại lộ được ký một ngày trước
      khi Linowitz mãn nhiệm.
      Một phần quan trọng trong nhiệm vụ được thôi
      thúc bởi chủ ngân hàng của Linowitz đó là Vùng Kênh đào sẽ là một “Vùng
      không có hoạt động ngân hàng”, không lệ thuộc vào các quy định hay sự
      giám sát nào. Thậm chí trước khi vụ giao dịch được ký, nhiều tòa nhà
      ngân hàng còn mọc lên trên khắp Vùng Kênh đào. Mọi ngân hàng đa quốc
      gia đều có mặt ở đó, và có vẻ như họ chuyển nhiều hệ thống tiền tệ quốc
      tế của mình đến đó, mà không hề được giám sát hoặc quy định. Ai là
      người quyết định sự an toàn và khả năng có thể bị tấn công của những
      ngân hàng này? Không ai cả!
      Nếu những kẻ tấn công khủng bố muốn đột
      nhập vào những hệ thống máy tính của những ngân hàng này và làm cho
      chúng nhiễm một loại vi rút phá hủy thì toàn bộ hệ thống tiền tệ dựa
      vào đồng đô la sẽ biến mất trong nháy máy. Trong trường hợp đó, trên
      thực tế, số tiền có thể dùng được còn sót lại sẽ là tiền đồng bằng vàng
      hay bạc hoặc hoán vật.
      Và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng có thể nén gây
      ra một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân lên một con tàu và làm nổ nó
      trên kênh đào? Một điều đã đủ tồi tệ đó là người Trung Quốc đang kiểm
      soát các cảng trên cả hai đầu kênh. Hãy tưởng tượng tình trạng hỗn loạn
      với những ngân hàng bị tắc nghẽn và hoạt động buôn bán bị tê liệt hoàn
      toàn.
      Những cảnh tượng này và vô số những cảnh tượng khác dường như
      là không thể tin nổi, nhưng tôi thách bạn dám nói rằng chúng không thể
      xảy ra.
      Đây không phải là sự dự báo, mà chỉ là sự suy đoán về tình
      huống xấu nhất có thể xảy ra, một viễn cảnh mà chúng ta hy vọng không
      xảy ra.


      Viễn cảnh siêu lạm phát


      Điều
      gì sẽ xảy ra nếu lạm phát tiền tệ gia tăng do nhu cầu tăng vọt đối với
      chính phủ với thâm hụt tăng vụt, và lạm phát người tiêu dùng không thể
      tránh được xảy ra sau đó bùng phát thành siêu lạm phát thực tế, với bộ
      máy tiền tệ hiện đại hoạt động cả ngày lẫn đêm, giống như nước Đức
      trong những năm 1920. Viễn cảnh này sẽ khiến tiền ngày càng mất giá và
      những kim loại quý ngày càng trở nên quý giá. Lịch sử đã cho chúng ta
      thấy rằng cảnh tượng này đã xảy ra lặp đi lặp lại, và chúng ta đang lặp
      lại hầu hết những sai lầm chết người tương tự.
      Chúng ta hãy vờ như
      chúng ta được đưa đến một tương lai nơi mà nước Mỹ đang bị siêu lạm
      phát tàn phá, và xem điều gì đang diễn ra.
      Thế giới sẽ ở trong tình
      trạng rối loạn đến kinh hoàng, và sự thịnh vượng, sung túc hiện đang
      vây quanh bạn sẽ nằm trong những đống đổ nát. Bạn sẽ bị vây quanh bởi
      những người chiến đấu để sống sót, chứ nói chi đến phát đạt, như trong
      những năm 1930. Đó là những gì đã diễn ra ở Đức sau khi đồng Mác Đức bị
      siêu lạm phát, và tình trạng chung là điều kiện thuận lợi làm sinh ra
      kẻ độc tài Adolph Hitler. Nếu bạn đã phát đạt bằng cách giữ vàng và
      bạc, bạn có thể mua được nhiều an toàn và an ninh.
      Đây chỉ là một vài khả năng.


      Tình huống khả quan nhất


      Ngay
      cả nếu chúng ta tiêu diệt hoặc trung lập hóa al Qaeda và hệ thống tiền
      tệ liên kết với nhau, lạm phát tiền tệ đã được nấu thành bánh kinh tế
      bởi Cục Dự trữ Liên bang và ngành công nghiệp tiền tệ, và tình hình
      cung/cầu bạc cũng vậy. Thậm chí trong tình hình “khả quan nhất” này,
      bạn sẽ thực hiện việc đầu tư nhạy cảm với lạm phát tiền tệ, ngay cả
      trong một thế giới vẫn còn trật tự.


      Nếu
      không thể đạt được tất cả những thứ khác, bạn vẫn có thể hy vọng vào
      Chế độ an sinh xã hội, Chăm sóc y tế và chương trình thuốc theo toa để
      làm nổ ra một trận lũ hàng tỷ tỷ đô la “tiền giấy” và sự lạm phát tiền
      tệ sau đó, được tiếp theo như ngày tiếp nối đêm với lạm phát giá cả
      tăng vụt. Vì công chúng biết rõ là những chương trình này sẽ nhanh
      chóng dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán, tỷ lệ lạm phát
      người tiêu dùng và giá vàng, bạc sẽ tăng vọt.


      Khi
      những thực tế khốc liệt trở nên rõ ràng, Quốc hội sẽ bắt đầu tìm kiếm
      giải pháp một cách tuyệt vọng, nhưng những giải pháp đó là gì?


      Liệu
      họ có tăng thuế và đứng nhìn thuế FICA (FICA-luật đóng góp bảo hiểm
      liên bang) tăng vọt và người nộp thuế nổi loạn? Rất hiếm khi, nếu điều
      đó xả ra! Liệu họ có cắt giảm phúc lợi hoặc tăng tuổi về hưu theo chế
      độ an sinh xã hội? Có thể có một chút, nhưng không nhiều. Liệu họ có
      dứt khoát không lùi bước và đào mồ chôn hệ thống loạn chức năng hiện
      tại bằng cách in tiền? Bạn có thể coi đó là điều chắc chắc! Điều này sẽ
      làm cơ sở cho lạm phát tàn hại, và giá vàng, bạc tăng mạnh hơn.


      Trong
      tình huống khả quan nhất này (tình huống có khả năng xảy ra nhiều nhất
      – Tôi nghĩ, Tôi hy vọng, phải không?), ít nhất chúng ta sẽ chứng kiến
      lạm phát gia tăng và suy thoái lạm phát (điều đã được ghi nhận trong
      mối liên kết), và giá vàng, bạc cùng các kim loại và nguồn khai thác
      của chúng sẽ tăng lên – có lẽ 5 đến 10 lần, hoặc nhiều hơn nữa.


      Không
      có viễn cảnh về tình huống khả quan nhất – hoặc tình huống xấu nhất mà
      trong đó tôi có thể tưởng tượng vàng và bạc là những “kẻ thua cuộc”.
      Bạn có thể cầm cố con mình và đánh cuộc trang trại!



      Tác giả: Howard Ruff
      Website: The Ruff Times
      *****
      Howard
      J. Ruff, tác giả và nhà tư vấn tài chính huyền thoại, đã biên tập và
      xuất bản lại cuốn sách bán siêu chạy của mình năm 1978, Làm thế nào để
      phát đạt trong những năm tồi tệ sắp tới, hiện vẫn đang là cuốn sách về
      tài chính bán chạy nhất trong lịch sử, với 2,6 triệu bản in. Ông là
      người sáng lập và biên tập viên của nhà cung cấp dịch vụ Tin thư Tài
      Chính The Ruff Times. Đây là bài viết trích từ The Ruff Times số ra
      ngày 12/9/2008.
      Bài tin thư này hoàn chỉnh hơn và giải quyết hàng
      loạt những vấn đề tài chính của tầng lớp trung lưu và bao gồm một Thực
      đơn Đầu tư mà từ đó bạn có thể xây dựng danh mục đầu tư cho mình. (Bạn
      có thể tìm hiểu thêm tại đây). The Ruff Times đã phục vụ hơn 600.000
      người đăng ký – nhiều hơn bất cứ nhà cung cấp dịch vụ tin thư tư vấn
      tài chính nào trên thế giới. Cuốn sách mới của ông có bán tại hiệu sách
      hoặc tại địa chỉ [url="http://www.rufftimes.com/">

    11. #11
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Vòng tròn thịnh suy của thị trường vốn: Suy luận về bản chất của tài chính hiện đại




      Người ta cho rằng, khủng hoảng là thời điểm
      tốt nhất để suy nghĩ về sự bền vững. Vì sau đó, đơn giản là sẽ không có
      đủ thời gian cho vấn đề này. Tác giả bài viết cho
      rằng, bạn đọc không cần “phi như bay” trong việc tìm kiếm kẻ có lỗi đối
      với cơn hoạn nạn này mà là cần cố gắng đào bới để tìm ra những nguyên
      nhân thực sự của vấn đề tài chính trên thị trường vốn.










      Chìm xuống vực sâu[/b]
      Vào
      tháng Chín năm 2008, cả thế giới rúng động bởi sự phá sản của một trong
      những ngân hàng đầu tư lâu đời nhất nước Mỹ - Lehman Brothers và sự sáp
      nhập của ngân hàng đầu tư Merrill Lynch vào ngân hàng thương mại lớn
      nhất nước Mỹ là Bank of America. Tiếp theo là sự chuyển đổi của hai
      ngân hàng đầu tư khổng lồ Goldman Sachs và Morgan Stanley thành mô hình
      tập đoàn với quyền được phép sử dụng tiền gửi từ khách hàng cá nhân.



      Những
      nhà hoạch định chính sách tại Hoa Kỳ và châu Âu đã phản ứng bằng cách
      lập tức rót ngay tiền vào thị trường tài chính và điều đó đã tạo ra kết
      quả nhất thời. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, thị trường vốn lại chìm
      sâu xuống đáy một lần nữa.



      Dần dần, mọi việc đã trở nên rõ ràng, tương lai của tình trạng hỗn độn dài hạn rộng khắp toàn cầu trên thị trường vốn đã biến thành hiện thực khắc nghiệt.



      Truy tìm nguyên nhân sâu xa[/b]




      Báo
      chí và truyền hình liên tục đưa ra những cáo buộc rằng các nhà tài
      phiệt và đầu cơ là những kẻ tham lam, còn các chuyên gia điều chỉnh
      luật pháp thì non nớt và không am hiểu vấn đề. Ngày hội đã đến với
      những kẻ chống lại cơ chế thị trường và thị trường tài chính. Và cuối
      cùng, sự cám dỗ cũng đã tăng lên đề đưa ra toa thuốc nhanh chóng nhằm
      cải thiện tình hình và kết tội một ai đó – người phải nhận trách nhiệm
      cho vụ việc đã xảy ra.




      Khủng
      hoảng là thời kỳ lý tưởng để đánh giá lại những cơ sở nền tảng của thị
      trường vốn. Sự hiểu biết hiện nay về cơ cấu và chức năng của thị trường
      tài chính được dựa trên những bài học của các cuộc khủng hoảng đã từng
      xảy ra trước đây, bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929.



      Tiếc rằng, những cố gắng để tìm ra giải giáp giản đơn cho vấn đề trên thị trường vốn toàn cầu đã dẫn tới những tổn thất to lớn.



      Thị trường vốn hoàn hảo và thực tế[/b]
      [/b]


      Để
      phân tích, chúng ta hãy nhớ lại lại hệ biến hóa của thị trường vốn hoàn
      hảo (Perfect Capital Market, PCM). Một trong những yếu tố của PCM là
      thiếu mất sự bất cân xứng về thông tin. Tất
      nhiên, trong thế giới thực, PCM không tồn tại, vì sự bất cân xứng về
      thông tin là phần không thể tách rời khỏi các hoạt động của môi trường
      xung quanh. Chính sự bất cân xứng về thông tin làm nảy sinh ra những
      vấn đề nghiêm trọng, mà bản chất của nó chính là cuộc khủng hoảng kinh
      tế toàn cầu.



      Sự bất cân xứng xảo trá
      [/b]


      Tất
      cả những vấn đề gợi ra có thể đưa đến hai phạm trù: sự lựa chọn bất lợi
      – (adverse selection) và hành vi thiếu trách nhiệm của nhà môi giới
      (moral hazard). Bài báo đầu tiên đề cập đến việc nắm bắt vấn đề này một
      cách hệ thống đã được George Akerlof (đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001)thực hiệndưới nhan đề “Thị trường Lemon – chất lượng không được xác định và cơ chế thị trường” ("The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism").



      Sự lựa chọn bất lợi



      George
      Akerlof diễn giải vấn đề này bằng một tình huống tương tự trên thị
      trường ô tô đã qua sử dụng. Rõ ràng, người bán hàng luôn luôn hiểu rõ
      hơn về chiếc xe của mình so với khách hàng tiềm năng – anh ta đã bị khổ
      sở vì hỏng hóc, thay bộ lọc, sửa chữa xe. Ai có thể biết được giá cả
      thực sự của chiếc xe ngoài anh ta. Chúng ta cho rằng nó có giá thực là
      10.000 USD. Nếu như không có nhu cầu khẩn cấp thì người bán không sẵn
      sàng bán với giá thấp hơn giá này.



      Ngược
      lại, người mua lại nghi ngờ vào chất lượng của chiếc ô tô đang chào
      bán. Anh ta hiểu rằng người bán sẽ không có lợi khi nói về các hỏng hóc
      của xe. Nếu như không tin vào chất lượng xe, người mua sẽ đặt giá thấp,
      ví dụ là 8.000 USD. Theo quan điểm của anh ta thì phần chênh lệch 2.000
      USD sẽ bù cho những khiếm khuyết không nhìn thấy được.



      Nếu
      như không có khiếm khuyết thì người bán từ chối bán xe với mức chiết
      khấu 2.000 USD, và người mua sẽ không mua được chiếc xe tốt. Nếu như
      người bán đồng ý, điều đó có nghĩa là chiếc xe có giá thấp hơn 8.000
      USD và người mua nhận được “vật vô dụng” (Lemon - tiếng lóng của người
      Mỹ và được hiểu là “hàng kém chất lượng”).



      Trong
      cả hai trường hợp, việc định giá công bằng đã không xảy ra, và sự giảm
      giá do người mua đưa ra đã dẫn tới việc là anh ta sẽ được đề nghị mua
      các xe khác kém chất lượng hơn. Mâu thuẫn này – không
      có khả năng sở hữu chiếc xe có chất lượng với giá công bằng khi không
      có sự đánh giá khách quan (ví dụ, ý kiến của thợ cơ khí ô tô) - có tên
      gọi là “sự lựa chọn bất lợi” (Adverse Selection).



      Hậu quả là, trong tác phẩm của mình “Phân bổ tín dụng trong thị trường có thông tin không hoàn hảo” (1981), George Akerlof và đồng tác giả Andrew Weiss đã chỉ ra rằng, sự lựa chọn bất lợi có một vai trò rất tiêu cực trên thị trường vốn. Nó làm nảy sinh một vấn đề như thế này: mức
      tăng của lãi suất tín dụng dẫn đến sự tăng trưởng về lợi nhuận của ngân
      hàng đồng thời làm giảm chất lượng của người đi vay tín dụng.



      Nhiều
      nghiên cứu và khảo cứu thực tế kinh doanh cho phép mô tả những vấn đề
      cốt yếu của sự lựa chọn bất lợi trên thị trường vốn như sau:





      Không có khả năng cung cấp tài chính cho các dự án và công ty “tốt”
      (nghĩa là có lợi nhuận cao và mức độ rủi ro chấp nhận được);

      Phân bổ tín dụng hợp lý và thất bại thị trường (market failure) - không
      có khả năng tạo ra giá trị và lãi suất công bằng. Hệ quả rõ ràng -
      không có hiệu quả thị trường trong điều kiện thiếu thông tin. Kết quả
      là xuất hiện một yêu cầu phải giám sát các tài khoản có (nghĩa là việc
      vạch rõ chất lượng thực sự của chúng từ quan điểm của nhiều nguy cơ
      khác nhau). Nói đúng ra thì vai trò chính yếu của ngân hàng và các tổ
      chức tài chính khác nằm trong việc giám sát này.



      Hành
      vi thiếu trách nhiệm của các đại lý môi giới. Trong ví dụ bảo hiểm có
      thể chỉ ra vấn đề khác nảy sinh do sự bất cân xứng về thông tin. Giả
      sử, bạn bảo hiểm toàn phần cho chiếc xe của bạn. Khi đó, sự cần thiết
      để điều chỉnh mình một cách thận trọng hơn đã biến mất khỏi đầu bạn –
      vì lúc này nếu có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa thì cũng được công ty
      chi trả. Chừng nào không thể theo dõi liên tục hành vi của khách hàng,
      thì chừng đó công ty còn phải đặt cược rủi ro vào giá trị bảo hiểm.



      Điều
      này có tên gọi là moral hazard. Thuật ngữ này thường được dịch là “rủi
      ro hoặc là thiệt hại về mặt đạo đức”, khác xa với bản chất của hiện
      tượng. Về thực chất, moral hazard được thể hiện trong các động cơ hành
      vi gian dối của các đại lý. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, họ
      nhận được lợi ích từ các bên đối lập, do phân bổ rủi ro không công
      bằng. Hành vi như vậy rất duy lý – việc hiện diện của sự bất cân xứng
      về thông tin “xô đẩy” những người bình thường đi đến quyết định mang
      lại sự tổn hại cho phía đối tác.



      Moral
      hazard đặc biệt nguy hiểm trên thị trường vốn. Nếu như các dự án được
      tài trợ vốn phần lớn là do đi vay, thì sẽ xảy ra những vấn đề không
      bình thường. Việc sử dụng “tiền của người khác” sẽ dẫn tới khả năng là
      nếu như kinh doanh tốt, tất cả lợi nhuận sẽ thuộc về công ty, còn nếu
      kinh doanh tồi, người cho vay sẽ phải chịu phần lớn khoản lỗ.




      nhiên, độc giả sẽ nói rằng: nào hãy từ từ đã, vì chính người cho vay
      yêu cầu tài sản cầm cố, nghiên cứu tình hình và sẽ cố gắng không cho
      phép những hành động rủi ro từ phía người vay tác động lên mình. Những
      hành động này cho phép giảm bớt mức độ gay gắt của việc bất cân xứng
      thông tin bằng cách yêu cầu người vay đặt những tài sản riêng có giá
      trị (cái này được gọi là “bảo hiểm vay nợ”) hoặc là bằng việc giám sát
      người vay tiền.






      Một
      ví dụ không kém phần đắt giá – hoạt động của các ngân hàng đầu tư Hoa
      Kỳ trong những năm gần đây. Tốc độ phát triển mạnh mẽ của khối lượng
      các thương vụ đầu tư mạo hiểm – trái phiếu tài sản cho vay cầm cố
      (collateralized mortgage obligations - CMO) và các thị trường tín dụng
      phái sinh dần dần sẽ dẫn tới sự phá sản của thị trường.




    12. #12
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      607
      Được cám ơn 24 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Cảm ơn bác pro

      Post những bài viết rất hay
      Quyền lực + Không có kiểm soát = Tha hóa

      Cho nên các đồng chí phải nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động ....



    13. #13
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      [quote user="stockwizard"]

      Cảm ơn bác pro

      Post những bài viết rất hay


      [/quote] Bí quyết thành công của nhà đầu tư dài hạnTrên
      thị trường chứng khoán ngày nay, có một thực tế là bất kỳ quy luật nào
      cũng có trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn có một vài nguyên tắc có tính chất
      “bảo đảm” mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn thành công nên quan tâm. Chúng
      sẽ là công cụ giúp họ phân tích các xu hướng đầu tư dài hạn, cũng như
      lựa chọn được phương thức đầu tư hiệu quả nhất.[/i]

      Đó chính là chín nguyên tắc sau đây:


      [/b]


      1.Bán cổ phiếu mất giá và “tậu” cổ phiếu được giá[/b]





      Thông
      thường sau một thời gian nếu bạn tính toán thấy khoản đầu tư của mình
      đã sinh lợi không nhỏ và chắc chắn những cổ phiếu này sẽ không có khả
      năng tăng giá nữa, thì nên bán chúng đi. Tuy nhiên có một số nhà đầu tư
      tiếp tục giữ lại những cổ phiếu được họ nuôi hy vọng là có khả năng
      phục hồi.





      Nếu
      một nhà đầu tư không biết thời điểm nào cần “tống khứ” những cổ phiếu
      vô vọng thì anh ta sẽ phải nhìn thấy cảnh cổ phiếu của mình xuống giá
      đến mức chẳng còn giá trị gì nữa, bán cũng chẳng ai mua. Tất nhiên, ý
      tưởng giữ lại các khoản đầu tư “chất lượng cao”, đồng thời bán đi những
      cổ phiếu “chất lượng thấp” rất đúng về mặt lý thuyết, nhưng lại cực khó
      khi thực hiện. Và những thông tin sau đây có thể giúp bạn:





      Mua cổ phiếu đang lên[/i]. Peter
      Lynch là người nổi tiếng với bài nói chuyện về “Làm thế nào để khoản
      lợi nhuận có thể tăng gấp 10 lần khoản đầu tư”, trong đó đề cập đến
      kinh nghiệm của chính bản thân ông.Trong bản danh mục đầu tư của ông,
      bạn có thể thấy các khoản lợi nhuận cực lớn mà ông kiếm được từ số vốn
      đầu tư cực nhỏ.





      Nếu
      bạn đưa ra chủ trương bán ngay những cổ phiếu lên giá, thì bạn sẽ không
      bao giờ thu được lợi nhuận tối đa. Không ai trong lịch sử đầu tư với lý
      thuyết “bán ngay sau khi thấy được lợi gấp ba lần số tiền đầu tư” lại
      có thể trở nên giàu gấp 10 lần thời điểm ban đầu. Đừng khư khư “bám”
      vào một nguyên tắc cá nhân cứng nhắc nào đó. Nếu bạn không thật hiểu
      tiềm năng các khoản đầu tư, thì các nguyên tắc cá nhân cũng chỉ mang
      tính tùy hứng và hạn chế mà thôi.





      Bán đi những cổ phiếu mất giá[/i].
      Không có gì bảo đảm rằng một cổ phiếu sẽ “bay cao” sau khi giảm giá
      trong một thời gian dài. Nếu trước khi đầu tư, khả năng đánh giá đâu là
      cổ phiếu có triển vọng là rất quan trọng, thì khi đã đầu tư một cái
      nhìn chuẩn xác về các khoản đầu tư hiện tại cũng đóng vai trò quan
      trọng không kém.





      Thông
      thường bạn rất khó nhận ra mình sẽ thua lỗ, vì đi cùng với nó là việc
      “thừa nhận” mình mắc sai lầm. Vì vậy bạn phải rất thực tế và thành thật
      với chính mình rằng cổ phiếu đã đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả như
      mong đợi. Đừng sợ điều đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của bạn, mà hãy
      tìm cách “tống khứ” nó đi trước túi tiền của bạn bị thâm hụt nhiều hơn.





      Trong
      cả hai trường hợp, điểm cần chú ý nhất là nên đánh giá đúng tiềm năng
      của các công ty thông qua nghiên cứu của chính bản thân. Trong mỗi
      trường hợp, bạn vẫn sẽ phải tự quyết định “sự lựa chọn” đầu tư thế nào
      vào tương lai. Chỉ có điều, hãy nhớ đừng để nỗi sợ hãi lấn át cơ hội
      kiếm được nhiều lợi nhuận hoặc đừng quá tự tin vì nó rất có thể sẽ
      khiến bạn thâm thủng ngân quỹ nhiều hơn.





      2. Đừng mua những cổ phiếu đang là chủ đề “nóng”[/b]





      Bất
      kể anh em, họ hàng, hàng xóm hay thậm chí là chuyên gia tư vấn có nói
      nhiều về chủ đề của một công ty nào đó thì cũng không có gì bảo đảm
      rằng cổ phiếu của nó sẽ sinh ra lợi nhuận. Khi bạn đưa ra một quyết
      định đầu tư, bạn phải biết rõ lý do tại sao. Bạn cần phải tự mình tiến
      hành những nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng trước khi đầu tư một số
      tiền lớn mà phải rất khó nhọc bạn mới kiếm được chúng.





      Nếu
      bạn lệ thuộc vào thông tin do người khác cung cấp, bạn sẽ rất dễ mắc
      phải sai lầm. Tất nhiên, đôi khi nếu gặp may, cách này cũng mang lại ít
      nhiều kết quả. Nhưng chắc chắn việc dựa vào nguồn thông tin này sẽ
      không khiến bạn trở thành người đầu tư “chuyên nghiệp”, tức là sẽ trở
      thành nhà đầu tư dài hạn thành công.





      3. Đừng mất bình tĩnh khi cổ phiếu “rớt giá”[/b]





      Trong
      nguyên tắc một, chúng ta đã đề cập đến tầm quan trọng của quá trình
      nhận biết khi nào thì khoản đầu tư sẽ không mang lại hiệu quả như mong
      muốn. Và trong trường hợp này, bạn hãy bán nó đi càng nhanh càng tốt.
      Tuy nhiên, bạn cần nhớ điều này chỉ áp dụng đối với những khoản đầu tư
      ngắn hạn. Còn với tư cách là nhà đầu tư dài hạn, bạn không nên toát mồ
      hôi khi những khoản đầu tư của bạn có lúc nào đó trở nên “chao đảo”.





      Trong
      mỗi hoạt động đầu tư, bạn nên chú ý đến bức tranh toàn cảnh. Bạn hãy
      luôn tự tin vào chất lượng của các khoản đầu tư thay vì việc có những
      lo lắng không đâu vì những lợi ích ngắn hạn.
      Đồng thời, cũng đừng chỉ vì vài đồng trước mắt mà thay đổi thời gian
      nắm giữ cổ phần, hoặc bán cổ phiếu ngay khi thấy giá của nó đang ở mức
      có vẻ cao.





      Nếu
      những thương gia năng động thường xem xét giá giá cổ phiếu theo từng
      ngày hay thậm chí là từng phút, thì suy nghĩ của các nhà đầu tư dài hạn
      lại nắm bắt thông tin từ những chuyển động của thị trường (tức là họ
      xem xét giá cổ phiếu trên cơ sở nhiều năm liền). Vì vậy, nếu muốn là
      một nhà đầu tư dài hạn, bạn hãy học cách bình tĩnh với các khoản đầu tư
      của mình.





      4. [/b]Đừng coi trọng quá mức chỉ số P/E[/b]





      Đa
      số các nhà đầu tư thường coi trọng quá mức chỉ số P/E. Dù nó là một
      công cụ chủ chốt trên thị trường chứng khoán, nhưng nếu chỉ sử dụng chỉ
      số này để ra quyết định mua hay bán thì rất nguy hiểm và dễ dẫn đến
      thua lỗ. Chỉ số P/E chỉ giúp ích cho bạn tốt nhất khi đặt nó vào trong
      bức tranh toàn cảnh và kết hợp với những phương pháp phân tích khác. Do
      vậy, một chỉ số P/E thấp không có nghĩa rằng mức độ an toàn của một cổ
      phiếu dưới mức trung bình, hay ngược lại.





      5. Cẩn thận với sức hấp dẫn của những cổ phiếu giá rẻ (penny stocks)[/b]





      Thông
      thường người ta hay nghĩ rằng sẽ ít bị thua lỗ hơn nếu đầu tư vào những
      cổ phiếu có mức giá thấp. Nhưng dù bạn mua một cổ phiếu có giá năm đô
      la thôi, trong khi giá trị thực của nó thấp hơn 1 đô la , thì thua lỗ
      vẫn cứ là thua lỗ và thậm chí bạn còn mất đi 100% số tiền đầu tư của
      mình. Trong thực tế, cổ phiếu giá rẻ mang tính rủi ro cao hơn cả những
      cổ phiếu giá cao, do cổ phiếu giá cao được giao dịch thường xuyên hơn.



      6.[/b] [/b]Đặt ra chiến lược và thực hiện theo[/b]





      Những
      người khác nhau sử dụng phương pháp khác nhau để lựa chọn cổ phiếu và
      đạt được các mục tiêu đầu tư. Có nhiều con đường dẫn đến thành công và
      không thể nói cách của ai tốt hơn.





      Tuy
      nhiên, khi đã tìm ra hướng đi và nguyên tắc cho mình, bạn hãy trung
      thành với nó. Một nhà đầu tư cứ thay đổi liên tục chiến lược lựa chọn
      cổ phiếu sẽ không thể đầu tư hiệu quả. Nếu bạn cứ đi theo một chiến
      lược đầu tư vốn đã được chứng minh là hiệu quả, bạn sẽ trở thành một
      nhà đầu tư luôn đi trước thị trường và tránh được thất bại mà hầu hết
      những người khác sẽ gặp phải.





      Đây
      cũng chính là kinh nghiệm của Warren Buffett trong thời kỳ bong bóng
      các công ty dot.com ở thập kỷ 90. Chiến lược đặt giá trị doanh nghiệp
      lên hàng đầu của Buffett đã giúp ông tránh đầu tư vào các công ty công
      nghệ mới thành lập (dù lúc đó đầu tư vào các công ty công nghệ đang là
      “mốt”). Và mặc dù bị giới truyền thông chỉ trích khá nhiều, nhưng rõ
      ràng chiến lược này đã được chứng minh là đúng. Buffett hầu như không
      ảnh hưởng gì khi “quả bong bóng” dot.com tan vỡ.





      7. Luôn nhìn về tương lai[/b]





      Khó
      khăn nhất trong việc ra quyết định đầu tư là bạn phải phán đoán được
      những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Điều quan trọng là bạn phải học
      cách phân tích những dữ liệu, biểu đồ, kết quả kinh doanh hiện tại, rồi
      định hướng điều gì sẽ xảy ra, và không lung lay quyết định của mình.





      Peter
      Lynch đã miêu tả kinh nghiệm thành công của ông khi mua cổ phiếu của
      Subaru như thế này: “Nếu tôi luôn lo lắng tự hỏi làm thế nào để cổ
      phiếu mình mua có thể lên giá cao hơn, thì tôi sẽ không bao giờ mua cổ
      phiếu của Subaru. Nhưng khi nhìn vào cơ sở dữ liệu của công ty này, tôi
      nhận thấy cổ phiếu của nó hiện vẫn đang ở mức giá thấp hơn giá
      trị thực của nó, vì vậy tôi đã quyết định mua nó. Số tiền đầu tư vào
      Subaru giờ đã cho lợi nhuận gấp bảy lần”. Qua đây, bạn thấy việc đưa ra
      quyết định đầu tư phải dựa trên tiềm năng lợi nhuận trong tương lai,
      chứ không phải những gì diễn ra trong quá khứ.





      8. Có tầm nhìn dài hạn[/b]





      Chỉ
      những ai mới tham gia thị trường mới chú ý nhiều đến lợi ích ngắn hạn.
      Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào (dù đã tham gia thị trường lâu
      năm) cũng có thể có được tầm nhìn dài hạn và dễ dàng trút bỏ tâm lý
      “mua vào, bán ra và kiếm nhiều tiền trong thời gian ngắn”.





      Những nhà đầu tư dài
      hạn thường chọn chiến lược “mua và giữ” (buy and hold), tức là thực
      hiện chiến lược mua cổ phiếu và giữ chúng trong thời gian rất lâu, bất
      chấp sự “chao đảo” (nếu có) của chúng trên thị trường chứng khoán.





      Không
      thể nói việc quan tâm đến tầm nhìn dài hạn tốt hơn là quan điểm ưu tiên
      lợi nhuận ngắn hạn, hay ngược lại, song nếu bạn là người không có kinh
      nghiệm, nguồn tài chính lại không dồi dào, hạn chế về khả năng phân
      tích và thiếu sự đào tạo bài bản, và cũng không có niềm ham mê lắm, thì
      tốt nhất bạn không nên là nhà đầu tư dài hạn. Đó cũng là lý do giải
      thích tại sao hầu hết mọi người không phù hợp với ngành nghề đầu tư dài
      hạn này.





      9. Tạo suy nghĩ mở khi lựa chọn công ty[/b]





      Các
      công ty lớn thường sở hữu những cổ phiếu tốt nhưng lại không phải là
      khoản đầu tư sinh lời nhiều. Có hàng ngàn các công ty nhỏ hiện tại
      nhưng đầy tiềm năng sẽ trở thành những doanh nghiệp lớn trong tương
      lai. Đi cùng với nó đương nhiên sẽ có rất nhiều cổ phiếu có triển vọng,
      thuộc hàng blue-chip (cổ phiếu có giá).





      Tất
      nhiên, danh mục đầu tư của bạn không nhất thiết chỉ toàn những công ty
      có số vốn nhỏ, nhưng hãy hiểu rằng: ngoài những cái tên nổi tiếng bạn
      nghe thường ngày, vẫn còn những công ty ít được mọi người biết tới. Vậy
      thì bạn hãy quan tâm đến chúng, vì chúng có thể sẽ cho bạn lợi nhuận
      khổng lồ trong nay mai.





      Tùy
      theo hoàn cảnh của mình, bạn có thể áp dụng một hoặc tất cả các nguyên
      tắc trên đây để tìm kiếm cơ hội thành công trong đầu tư trên thị trường
      chứng khoán. Hy vọng rằng những nguyên tắc này sẽ giúp bạn có cái nhìn
      sâu sắc hơn, đưa ra được các quyết định cẩn trọng hơn và sẽ trở thành
      nhà đầu tư dài hạn thành công.


    14. #14
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Bài học từ những nhà đầu tư giỏi nhấtKhi
      nghiên cứu những bộ óc kiệt xuất trong lĩnh vực đầu tư, bạn sẽ nhận
      thấy mỗi người trong số họ đều có ảnh hưởng to lớn đến cách thức đầu tư
      trên toàn thế giới, và một nét tiêu biểu chung là họ đều nhìn thấy
      trước các cơ hội. John Templeton đẩy mạnh đầu tư quốc tế trước khi xuất
      hiện sự thoái trào. Warren Buffett mua hết nhẵn cổ phiếu của các công
      ty chưa nổi danh trước rất lâukhi nó trở nênnổi tiếng khắp thế giới.[/i]


      Rất
      nhiều các nhà đầu tư hàng đầu thế giới chiếm lĩnh đỉnh cao bằng khả
      năng của chính mình. Họ không đi theo dấu chân của người đi trước và
      không copy phong cách đầu tư của những người khác. Ngay từ khi mới khởi
      nghiệp, “Họ đã đặt mình ra ngoài đám đông,” ông Walter Gerasimowicz -
      Chủ tịch và đồng thời là Giám đốc điều hành của Meditron Asset
      Management nói.

      Thường xuyên khó hiểu đối với thị trường

      Nếu
      bạn muốn tự đặt mình ra khỏi đám đông, thì trước hết bạn phải rất dũng
      cảm, đặc biệt là thị trường tài chính, nơi con người hay bị chi phối
      bởi tâm lý đám đông rất rõ rệt. John Merrill, Giám đốc điều hành của
      Tanglewood Capital Management gọi đặc điểm này là “Sự toàn vẹn trí
      tuệ”. Các nhà đầu tư hàng đầu luôn tự tư duy. “Họ không tuân theo các
      câu nệ quy ước”, Merrill nói.

      Có thể điều này lý giải tại sao
      bất cứ một nhà đầu tư nào có tên trong danh sách những người xuất sắc
      nhất cũng có nhiều câu nói nước đôi và những sở thích khác lạ. Những
      người như Buffett hay ông vua tài chính Bill Gross có khả năng làm cho
      hàng triệu triệu người thích thú theo dõi các quan điểm của họ.

      Thỉnh
      thoảng lời nói nước đôi của các đầu tư xuất sắc này khiến cho các nhà
      đầu tư khác không biết phải đánh giá thế nào cho đúng. “Họ thường xuyên
      lạc điệu với các trào lưu thị trường”, Merrill
      nói. Các bộ óc lớn khéo léo tìm đường đi đúng cho riêng họ trên con
      đường mà đám đông đang đi. Chúng ta hãy nhìn vào tấm gương nhà quản lý
      Ken Heebner, người đã từng mua cổ phiếu bất động sản khi nó không được
      ưa chuộng và sau đó bán chúng khi giá của loại cổ phiếu này lên tới
      đỉnh, chỉ ngay trước thời điểm giá bất động sản có dấu hiệu đi xuống.

      Suy nghĩ cho dài hạn

      Một
      đặc điểm dễ nhận khác: phần lớn các nhà đầu tư đỉnh cao, mặc dù không
      phải là tất cả, nhưng hầu như họ đều là những người suy nghĩ đầu tư
      trong dài hạn. Họ tin tưởng chắc chắn rằng những danh mục đầu tư của họ
      sẽ có giá trị trong tương lai, và họ quyết theo đuổi niềm tin ấy. “Họ
      không bị dao động trước các tin tức khác nhau trên thị trường” Georges Yared, nhà hoạch định chính sách đầu tư tại Yared Investment Research nói.

      Sự
      tập trung trong dài hạn là rất quan trọng khi bạn đánh giá các hạng mục
      đầu tư không chỉ cho vài tháng hay vài năm mà là cho vài thập kỷ.
      (Chúng tôi chắc chắn các tên tuổi được liệt kê trong danh sách các nhà
      đầu tư lớn trên thế giới luôn có sự theo đuổi các hạng mục đầu tư đến
      vài thập kỷ). Những ngôi sao đầu tư ngắn hạn sẽ sớm đuối sức dần, và có
      thể sẽ tắt ngúm chỉ ngay sau một đợt suy sụp kinh tế.

      Merrill
      chỉ ra rằng, trong khoảng thời gian đầu những năm 1970, danh tiếng của
      các nhà quản lý quỹ đã từng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng khi thị
      trường cổ phiếu chao đảo. Rất nhiều nhà đầu tư đã mất trắng vốn đầu tư,
      và họ đổ lỗi này cho các “gã găngxtơ” đang điều hành tại các quỹ quản
      lý. Templeton, nhờ nhìn xa trông rộng áp dụng chiến lược tập trung
      trong dài hạn và nhấn mạnh đa dạng hóa đầu tư ra nước ngoài, “đã cứu
      danh dự cho các quỹ này”.

      Các nhà đầu tư
      hàng đầu thường chủ động đưa ra chiến lược đầu tư dài hạn có khi tới
      vài thập kỷ. “ Và họ sẽ là những người sống sót qua mọi chu kỳ kinh tế,
      Gerasimowicz nói. Họ đã sống sót qua các cuộc hỗn loạn kinh tế, chiến
      tranh và sự đỏng đảnh của thị trường.

      Thay đổi cùng với thời gian

      [/b]Thực
      ra, không phải tất các các nhà đầu tư thượng thặng đều kiếm ra tiền nhờ
      việc mua và giữ các khoản đầu tư. Một số người, giống như nhà đầu cơ
      George Soros, đã thu lợi nhuận nhờ việc buôn bán kỳ hạn. Nhưng điều đó
      đòi hỏi phải là một người có đầu óc suy nghĩ độc lập. Soros phải là
      người nắm rõ các quy tắc thông thường, nhưng ông cũng sẵn sàng đi ngược
      lại chúng khi cần.

      Vậy thì các nhà đầu
      tư lớn kiên định tới mức nào? Họ có chọn ra được một triết lý đầu tư và
      nhất quyết theo đuổi nó đến cùng không? Thật khó có thể trả lời được
      câu hỏi này. Theo ông Gerasimowicz: “Mọi nhà đầu tư xuất chúng đã có
      được thành công là vì họ hoạt động với triết lý đầu tư liền mạch”. Quan
      trọng nhất là, “Họ áp dụng nó một cách kiên định đối với mọi danh mục
      đầu tư của mình”, - ông nói - “Họ không bao giờ dao động”.

      Điều
      đó có thể đúng, nhưng chắc chắn rằng nhiều bộ óc lớn phải biết thay đổi
      cùng với thời gian. Warren Buffett của năm 1964 không phải là Warren
      Buffett của năm 2007, ngay cả khi một số quy tắc của ông ta vẫn như cũ.
      Icahn đã điều chỉnh các sách lược của ông phù hợp với các luật lệ mới
      và các quy tắc chung mới.

      Tuy nhiên có một thứ không thay đổi:
      đó là sự may mắn. Thậm chí người giỏi nhất trong số họ có thể đưa ra
      một danh sách dài những sai lầm trong đầu tư của ông ta. Đôi khi ngay
      cả nhà đầu tư xuất sắc nhất cũng ước ao có thể quay ngược đồng hồ thời
      gian trở về quá khứ để sửa chữa những sai lầm ngớ ngẩn của chính mình.
      Nhưng các bộ óc sáng giá nhất trong thế giới đầu tư đều biết thích
      nghi, và biết rút kinh nghiệm từ các sai lầm đó để hoạch định các chiến
      lược đầu tư tương lai.

      Một nhà đầu tư bình thường có thể không
      có được các kết quả như các nhà đầu tư lớn, nhưng bạn có thể thu được
      lợi nhuận nhờ áp dụng các phương thức và các cách tiếp cận của các bộ
      óc đã được “đóng dấu chất lượng cao”.




    15. #15
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Bán cổ phiếu và những sai lầm cần tránh

      Một
      phần quan trọng trong bất cứ chiến lược đầu tư nào đó là xây dựng một
      phương pháp hiệu quả nhất khi bán cổ phiếu. Thoạt nghe có vẻ dễ dàng
      nhưng trên thực tế nhiều nhà đầu tư đã mắc phải các sai lầm khiến không
      ít lợi nhuận của họ tan biến thành mây khói.
      Bán
      cổ phiếu là một bước đi bắt buộc trong quy trình đầu tư để thu lợi
      nhuận. Thật đáng tiếc, chúng ta không phải là những chiếc máy tính và
      khả năng tư duy phân tích của chúng ta có thể làm cho kết quả bán cổ
      phiếu tốt đẹp hơn hay tồi tệ hơn mức trung bình.


      Sẽ
      có không ít lần bạn bán cổ phiếu quá sớm hay bán quá muộn vì chờ giá
      lên. Điều này cũng là bình thường khi các quyết định của bạn dựa trên
      kinh nghiệm hay cảm tính. Thậm chí không ít trường hợp mọi thứ sẽ tồi
      tệ hơn rất nhiều nếu các quyết định bán cổ phiếu bị nỗi sợ hãi của bạn
      ảnh hưởng.


      Trên
      thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu dựa nhiều trên yếu tố cảm
      xúc và do vậy đã mắc các sai lầm đáng tiếc. Hãy phân tích các sai lầm
      khi bán cổ phiếu dưới đây và chắc chắn bạn sẽ rút ra được nhiều bài học
      bổ ích:





      1. Tiếp tục găm giữ những cổ phiếu bắt đầu thua lỗ



      Về
      mặt tâm lý, sẽ rất khó cho các nhà đầu tư để bán cổ phiếu của mình khi
      giá bắt đầu giảm xuống. Lúc này, họ thường mong muốn chờ đợi cho đến
      khi giá cổ phiếu ít nhất quay trở lại với giá mua ban đầu để thu hồi
      vốn. Các nhà đầu tư vẫn cứ khăng khăng mình đúng và không chịu bán để
      giảm lỗ bởi trong suy nghĩ của họ một khi chưa bán thì chưa lỗ.





      Tuy
      nhiên, điều đó có thể không bao giờ xảy ra hay phải mất một thời gian
      dài mới đạt được mục tiêu này. Rõ ràng, nạn không nên nắm giữ cổ phiếu
      trong một thời gian dài nếu chúng đang trên đà giảm giá. Nếu bạn bỏ lỡ
      mất mức giá tối đa, cổ phiếu sẽ chẳng mấy chốc rớt giá và bạn sẽ thua
      lỗ nhiều.





      Nếu
      bạn cảm thấy rất chắc chắn về một cổ phiếu, bạn có thể giữ nó lâu hơn.
      Nhưng chúng ta không biết được bạn chắc chắn đến mức nào. Một điều chắc
      chắn duy nhất trên thị trường chính là sự bất ổn định.


      Do
      vậy, hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào khoản đầu tư và quan tâm tới việc bán
      cổ phiếu nếu bạn có thể tái đầu tư khoản tiền này cho những cổ phiếu
      khác tốt hơn.



      2.Tiếp tục găm giữ cổ phiếu để thu về nhiều lợi nhuận hơn



      Khi
      một cổ phiếu đột ngột tăng giá, bạn có thể lưỡng lự với việc bán nó,
      thậm chí cả khi bạn cảm thấy mức giá đã tăng quá cao và quá nhanh.



      Sẽ
      luôn có khả năng rằng bạn bán cổ phiếu và sau đó giá tiếp tục tăng cao.
      Nhưng cũng không ít trường hợp đây là việc làm tốt nhất để bảo vệ các
      khoản lợi nhuận của bạn.



      3. Không đặt ra các mục tiêu giá cả



      Một
      cách để loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi thời điểm bán cổ phiếu đó là đặt
      ra các mục tiêu giá cao và giá thấp cho việc tái định giá khoản đầu tư.



      Bạn
      không nhất thiết phải bán cổ phiếu khi giá tăng lên đến mục tiêu trên,
      nhưng ít nhất bạn nên xem xét lại cẩn thận khi đó. Việc tuân theo các
      quy tắc cố định cho việc bán cổ phiếu khi giá giảm xuống đến một tỷ lệ
      nhất định có thể giúp bạn ngăn ngừa những khoản thua lỗ đáng kể.



      4.Cố gắng dự báo xu hướng thị trường



      Rất
      khó để dự đoán chính xác khi nào thị trường đi lên và khi nào thị
      trường đi xuống, cũng như khi nào lên đến đỉnh và khi nào xuống đến
      đáy.



      Thậm
      chí cả khi thị trường chứng khoán đi theo đúng những chiều hướng chung,
      cũng sẽ có những ngày lên cao và những ngày xuống thấp. Việc nỗ lực bán
      và mua cổ phiếu dựa trên những dự đoán về sự thay đổi từng ngày là vô
      cùng khó khăn.



      5.Lo lắng quá nhiều về các khoản thuế



      Thuế
      có thể lấy đi một lượng tiền đáng kể trong các khoản lợi nhuận của bạn.
      Thậm chí nếu các khoản đầu tư của bạn là dài hạn, thông thường các quy
      định về thuế thường ở mức 15% lợi nhuận thu về.



      Tuy
      nhiên, việc tránh các khoản thuế có thể không phải là lý do tốt để tiếp
      tục giữ cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Có nhiều chiến lược đầu tư phổ
      biến có thể được sử dụng để tránh các gánh nặng về thuế, nhưng thực tế
      không có nhiều việc bạn có thể làm nhằm loại bỏ hoàn toàn mức thuế phải
      chịu.



      Do vậy, nếu đã đến thời điểm bán cổ phiếu, bạn nên quyết tâm thực hiện và đừng quá lo lắng về các khoản thuế.



      6.Không quan tâm nhiều tới các khoản đầu tư của bạn



      Danh
      mục đầu tư chứng khoán của bạn cần được đánh giá định kỳ theo những yếu
      tố cơ bản nhằm đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ mất các dấu hiệu cho thấy
      đã đến lúc để bán cổ phiếu. Một trong những lý do hợp lý để bán cổ
      phiếu đó là khi xuất hiện những thông tin xấu về công ty phát hành.



      Bạn
      nên đánh giá lại khoản đầu tư của mình khi công ty thay đổi ban quản
      lý, khi công ty tuyên bố sẽ sáp nhập hay mua lại một công ty khác, khi
      các đối thủ cạnh tranh mạnh gia nhập thị trường và khi một vài nhà quản
      trị cấp cao bán ra một số lượng lớn cổ phiếu.



      Tóm
      lại, dễ dàng thấy được những sai sót trên thị trường chứng khoán luôn
      xảy ra mặc dù không phải khi nào cũng là những sai lầm ngớ ngẩn. Điều
      quan trọng đối với một nhà đầu tư giỏi đó là phải biết loại bỏ yếu tâm
      lý cùng cái tôi cá nhân ra khỏi quá trình mua bán cổ phiếu, phải định
      trước mức giá bán để cứ thế mà thực hiện chứ không để tình cảm xen vào
      làm hỏng mọi việc.


    16. #16
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Sự hấp dẫn của những cổ phiếu an toàn và rẻNếu ước mơ “trở thành tỷ phú sau một đêm”, thì thị trường chứng khoán luôn i thôi thúc sự mạo hiểm của các nhà đầu tư. Nhưng đôi khi, chính điều này đã m cho họ trắng tay vào “buổi sáng m sau khi
      thức giấc”. Để tránh sai lầm trongđầu tư chứng khoán,thì một trong
      những phương pháp được đánh giá cao trong giai đoạn hiện nay là đầu tư
      an toàn và cẩn trọng.



      Hoạt động của các quỹ đầu tư quốc tế luôn dẫn đến những hoạt động đầu tư đại chúng của hàng nghìn các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Kế từ khi thành lập vào năm 2001, Amit B. Wadhwaney, người quản lỹ quỹ Third Avenue International Value (TAIVF) đã dành thời gian nhiều năm liền để quan sát các công ty trước khi ra những quyết định đầu tư. TAIVF đã tăng trưởng tới trên 1 tỷ USD từ số vốn góp ban đầu là 140 triệu USD.

      Trong những tháng đầu năm 2005, một lượng vốn lớn đã được rót vào quỹ từ rất nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới. Tại sao vậy? Câu trả lời là họ tin tưởng vào khả năng quản lý quỹ của Amit B. Wadhwaney. Ông cam kết rằng sẽ giúp số tiền này tăng gấp bội.

      Amit
      B. Wadhwaney không để tâm nhiều đến các con số lợi nhuận được các công
      ty công bố định kỳ hàng quý hay hàng năm. Một trong những nguyên tắc
      của ông là không cố gắng cân nhắc hay thậm chí tính toán các con số này với mục đích làm tiền đề cho các quyết định đầu tư của mình. Hơn thế nữa, Amit B. Wadhwaney cũng không bao giờ lưu ý đến
      các dự đoán kinh tế vĩ mô, không sử dụng các manh mối hay thông tin nội
      bộ của các công ty niêm yết. “Tôi không quan tâm đến những vấn đề này”,
      - Amit B. Wadhwaney phát biểu như vậy trong một cuộc nói chuyện mới đây
      tại văn phòng của ông ở Manhattan.

      Trong các kế hoạch đầu tư
      của mình, Amit B. Wadhwaney luôn thích thú với việc “phớt lờ” những
      tính toán chuẩn mực tại phố Wall và điều đáng chú ý là những nguyên tắc
      của Wadhwayney đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong hoạt động kinh
      doanh của TAIVF. Quỹ TAIVF đã tăng trưởng 26,7% trong năm 2004 dưới sự
      quản lý và điều hành của Amit B. Wadhwaney . “Chúng tôi kiếm tiền dựa
      trên những nguyên tắc rẻ và chắc chắc”, Amit B. Wadhwaney cho biết,
      “Mặc dù vậy, các khoản lợi nhuận vẫn ngày càng một lớn hơn”.

      Đúng như lời ông khẳng định, lợi nhuận của TAIVF luôn đạt hai con số phần lớn là nhờ những phương thức quản lý của người điều hành . Ông luôn quan sát các công ty một cách cầu kỳ trong khoảng thời gian 2 đến 3 năm trước khi mua. Amit B. Wadhwaney không bao giờ mua
      cổ phiếu trừ khi ông bị thuyết phục về sự ổn định dài hạn của nó. Một
      trong những sở thích của Amit B. Wadhwaney là giữ cổ phiếu trong thời
      gian ít nhất từ hai đến năm năm và chỉ đến khi Amit B. Wadhwaney tin
      rằng giá trị của cổ phiếu đạt lên đến đỉnh điểm, thì ông mới quyết định bán”.

      Wadhawaney tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc đầu tư của mình”, William S. Rocco, một nhà phân tích cấp cao của Morningstar, cho biết, “nếu không có những dấu hiệu ổn định, thì TAIVF sẽ không bao giờ đầu tư”.

      Việc
      Amit B. Wadhwaney luôn coi trọng việc giữ các cổ phiếu trong thời gian
      tương đối dài đồng nghĩa với việc vòng quay doanh thu của quỹ thấp, chỉ khoảng 10% một năm, trong khi con số này ở các quỹ
      khác là khoảng 100%. Ngoài ra, điều này cũng có nghĩa là các khoản phí
      sẽ ở dưới mức trung bình: tỷ lệ chi phí hàng năm của TAIVF chỉ chiếm
      khoảng 1,45% giá trị quỹ, còn đối với các quỹ khác, con số này là 1,85%, - theo Standard & Poors.

      Quỹ TAIVF cũng giữ một lượng cổ phiếu ít hơn so với số lượng cổ phiếu trung bình của các quỹ khác. Thông thường chỉ bằng khoảng một nửa so với số lượng trung bình của các quỹ tương tự TAIVF.

      “Những tính cách trong đầu tư của Amit B. Wadhwaney đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư nào thích những cổ phiếu có tín nhiệm cao, sẽ không thích quỹ của ông”, Rosanne Pane, giám đốc và nhà chiến lược quỹ đầu tư tại S&P, - nói - "Amit B. Wadhwaney luôn có những tiếp cận không như thông lệ và những nhà đầu tư vào quỹ của ông cần phải hiểu
      rõ điều đó. Tại TAIVF, bạn sẽ thấy những cổ phiếu chưa từng bao giờ
      nghe thấy và bạn cũng sẽ không thể có trong tay những cái tên nổi tiếng
      như Sony. Thay vì đó, các nhà đầu tư sẽ chạm trán với những cổ phiếu từ
      các khu vực như Nauy và New Zealand, hai quốc gia theo tính toán có số
      lượng cổ phiếu chiếm đến gần 1/3 giá trị của TAIVF vào cuối tháng 1 năm
      nay. Cổ phiếu nhiều nhất tại TAIVF là của hãng Toll NZ, một công ty vận tải lớn
      của New Zealand và cổ phiếu của hãng Aker Kvaerner ASA, một công ty
      dịch vụ dầu khí của Nauy. Tuy nhiên, lợi nhuận mà bạn bỏ ra vẫn tương
      đương khi bạn sở hữu những cổ phiếu danh tiếng khác”.

      Amit B. Wadhwaney ủng hộ nguyên tắc đầu tư an toàn và rẻ. Đối với ông, sự an toàn có nghĩa là công ty phải hội tụ ba điều kiện sau: người
      chủ thông minh; hoạt động kinh doanh ổn định; và có tình hình tài chính
      vững chắc. Còn rẻ có nghĩa là cổ phiếu đó đang được giao dịch không quá
      50% giá trị thực của nó theo ước lượng của ông.

      Amit B. Wadhwaney đã đọc cuốn "The Aggressive Conservative Investor" (tạm dịch: “Nhà đầu tư năng nổ bảo thủ”) ba lần trước khi nhận quản lý quỹ trong những năm 90 của thế kỷ trước. Theo
      Amit B. Wadhwaney, những cuốn sách như vậy đã tạo ra một định hướng đầu
      tư đúng đắn bởi nó đào sâu vào sự phân tích tính ổn định tài chính của
      các công ty niêm yết trước khi ra những quyết định đầu tư.

      Từ
      những kinh nghiệm của các nhà đầu tư “tiền bối”, Amit B. Wadhwaney đã
      học cách để tìm ra các công ty “khỏe mạnh” với giá hợp lý. “Phần lớn cổ
      phiếu của những công ty chúng tôi mua đều đã và đang trải qua những khó
      khăn nhất định. Nhưng điều quan trọng là bên cạnh đó, thì tình hình tài
      chính và những kế hoạch dài hạn của công ty luôn vững chắc”, - Amit B.
      Wadhwaney cho biết. Theo ông, thì trong đầu tư chứng khoán nên tránh
      đầu tư vào những công ty mà có “bảng cân đối kế toán nghèo nàn, một
      phương thức kinh doanh riêng biệt, hoạt động quản lý thiếu trung thực
      và năng lực cạnh tranh kém trên thị trường”.

      Việc đầu tư của
      TAIVF vào cổ phiếu của Toll NZ đã cho thấy quá trình Amit B. Wadhwaney
      tìm kiếm các cổ phiếu như thế nào. Ông chú ý đến công ty này vào đầu
      những năm 90 của thế kỷ XX. Khi đó, Toll NZ còn là một công ty thuộc sở
      hữu của nhà nước. Toll NZ hoạt động trên lĩnh vực chuyên chở khách hàng
      và hàng hoá bằng đường sắt, dịch vụ bến phà và các hoạt động xe tải. “Hoạt
      động của Toll NZ khi đó gần như là độc quyền hoàn toàn”, Wadhwaney cho
      biết, “nhưng công ty vẫn chưa phát hành cổ phiếu cho các cổ đông”.

      Vào
      năm 2002, Toll NZ phát hành cổ phiếu,nhằm tăng vốn lưu động và cắt giảm
      các chi phí của hãng. Cổ phiếu được giao dịch ước chừng 72 cent/cổ
      phiếu và Amit B. Wadhwaney ước tính kế hoạch này sẽ tốn khoảng một phần
      ba giá trị của TAIVF, thời điểm này quỹ của ông mới đi vào hoạt động. Và ông vẫn chưa quyết định đầu tư.

      Sau
      đó,, mùa hè năm 2003, cùng với những đợt nắng nóng khủng khiếp, hãng
      Toll NZ, gặp nhiều khó khăn lớn đến nỗi ban lãnh đạo hãng hết sức lo
      sợ, nhưng đây lại là thời điểm Amit B. Wadhwaney nhìn thấy cơ hội của mình.
      “Vì thời tiết rất nóng nên các con bò của Austrailia sản xuất được ít
      sữa hơn, ngành nông nghiệp gặp khó khăn”, Amit B. Wadhwaney giải thích,
      “Kinh doanh vận chuyển đường biển chiếm vị trí quan trọng trong hoạt
      động của hãng và khi sản xuất nông nghiệp ít đi cũng đồng nghĩa với
      kinh doanh sa sút, công nhân đình công nhiều hơn”.

      Vào thời
      điểm tồi tệ nhất, giá cổ phiếu của Toll NZ giảm còn 22 cent/cổ phiếu.
      Và lúc này, Amit Wadhwaney quyết định mua một số lượng lớn cổ phiếu
      Toll NZ. "Mọi thứ đều rất công bằng, mùa hè rồi sẽ chuyển sang mùa đông
      và các cuộc đình công sẽ chấm dứt. Nhưng điều quan trọng là cũng với số
      vốn đầu tư chiếm 1/3 giá trị của TAIVF, nhưng trong hai thời điểm khác
      nhau, chúng tôi đã mua được một số lượng cổ phiếu lớn hơn rất nhiều”,
      Amit B. Wadhwaney nói.

      Mọi thứ đúng như dự đoán của Amit Wadhwaney, doanh thu của Toll NZ vào mùa đông tăng mạnh trở lại. Cùng với điều này là cổ phiếu của Toll NZ tăng lên 2,2 USD/cổ phiếu, gấp hàng chục lần so với cùng kỳ năm ngoái.


      lẽ, lúc này người mừng nhất là Amit B. Wadhwaney, bởi chính khoản lợi
      nhuận kếch sù đã chứng minh nguyên tắc đầu tư của ông, “cưỡi trên lưng
      những cổ phiếu xuống dốc trước khi chứng kiến nó hồi sinh mạnh mẽ. Amit
      B. Wadhwaney không bao giờ nghi nhờ về chiến lược đầu tư của mình “Tôi
      đặc biệt kiên định với những quyết định mua cổ phiếu an toàn và rẻ”.


    17. #17
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Lợi ích từ thua lỗ.

      Cách
      đây chưa lâu, người ta thường tìm cách rũ bỏ những doanh nghiệp thua
      lỗ, không hiếm khi còn trả thêm tiền cho người mua lại doanh nghiệp –
      chỉ để sao cho nó khỏi bị phá sản. Còn hiện hay, đây chính chính là một
      tài sản hữu ích. Nhờ có nó mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thuế
      lợi tức tới 1/3.



      Vì sao những công ty phát đạt lại cần những khoản lỗ trong hạch
      toán, về nguyên tắc, không có gì là bí mật. Bất cứ nhân viên tập sự nào
      trong lĩnh vực tài chính cũng đều biết rõ khái niệm: “Lá bùa thuế” (tax
      shield), hay còn gọi là “tài sản thuế” (theo như cách gọi của những
      chuyên viên kiểm toán). Về bản chất, “là bùa” chính là bất cứ khoản chi
      hay ưu đãi nào có thể làm giảm đi tiền lãi thuộc diện bị đánh thuế, còn
      có nghĩa là giảm đi khoản thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải trả. Giá
      trị ban đầu của “lá bùa thuế” chính bằng khoản tiết kiệm thuế. Còn trên
      thực tế, giá của là bùa còn tính đến yếu tố khấu hao.



      Một trong những lá bùa hay được sử dụng trong thực tiễn tài chính
      thế giới là quyền chuyển những khoản lỗ (doanh nghiệp có khoản lỗ từ
      năm trước được phép khấu trừ vào phần lãi chịu thuế của năm hiện tại).
      Ở Nga đã từng có những quy định tương tự, nhưng đã bị bỏ đi trong luật
      thế lợi tức từ năm ngoái. Nó đã được sử dụng rất thuận tiện, ví dụ như
      trong việc tổng hợp các dòng tiền trong doanh nghiệp: thu nhập của một
      Holding đổ dồn vào một công ty thua lỗ cũng thuộc tập đoàn đó, và như
      vậy, làm giảm được mức lợi nhuận cũng như thuế lợi tức mà cả tập đoàn
      phải trả.


      Để đạt được những mục đích trên, có thể mua lại những “vỏ bọc lỗ”
      của người khác. Tuy nhiên, chuyển hoạt động kinh doanh từ một công ty
      này sang một công ty khác không phải lúc nào cũng dể dàng, hơn nữa cũng
      có khi không thể thực hiện được, đặc biệt, nếu như việc kinh doanh liên
      quan đến bất động sản và những tài sản có giá trị hay liên quan giấy
      phép hoạt động. Nhiều khi, việc “trao đổi” các dòng tiền lại “lẹm”
      nhiều vào phần tiết kiệm được. Cũng vì lẽ đó mà “nhu cầu” đối với các
      doanh nghiệp thua lỗ hầu như không có.

      Những khả năng mới.



      Tất cả đã thay đổi trong năm trước. Hiện nay, để thay thế cho việc
      chuyển đổi kinh doanh một cách phức tạp vào “vỏ bọc lỗ”, có thể sử dụng
      thủ tục đơn giản hơn nhiều là: tái hợp doanh nghiệp, có nghĩa là sát
      nhập “vỏ bọc lỗ” vào một tập đoàn nhiều lợi nhuận.



      Kết quả thu được cũng sẽ tương tự - mua lại những khoản lỗ có thể
      khấu trừ. Một nhà sản xuất bia của Nga mua lại một nhà máy luyện kim cũ
      ở đâu đó vùng Uran. Nếu cho rằng, người làm bia bằng cách đó muốn phát
      triển kinh doanh cho mình thì hơi ngộ nghĩnh. Việc chuyển đổi hoạt động
      không hề được nói đến. Hợp đồng sát nhập (M&A)
      này chỉ có mục đích liên quan đến khoản lỗ 200 triệu USD do nhà máy có
      nhiều vấn đề liên quan đến bán hàng và sử dụng thiết bị máy móc cũ.
      Khoản tiền lỗ này, theo những số liệu không chính thức, “đủ dùng” cho
      người làm bia trong nhiều năm. Về lý thuyết, phương án sử dụng lá bùa
      thuế này đã được sử dụng cho đến trước năm ngoái. Nhưng đó chỉ là lý
      thuyết. Trong các điều luật, những điều này không hề được nhắc trực
      tiếp đến, và mức độ mạo hiểm cho kết quả tài chính của việc làm tương
      tự là rất lớn.


      Từ năm 2002, cùng với việc thi hành chương 25 Bộ luật thuế (điều
      283, khoản 5), luật pháp quy định trực tiếp đến việc cho phép khấu trừ
      đi những thua lỗ của cả hai doanh nghiệp trước khi tái hợp vào khoản
      tiền lãi chịu thuế trong năm hiện tại.
      Tuy nhiên, đồng thời cũng có một loạt các quy định hạn chế. Ví
      dụ, khoản lỗ không thể làm giảm lãi chịu thuế đi quá 30% cho một năm
      (trước đây có thể khấu trừ đi tới 50%, nhưng bằng cách tổng hợp tất cả
      các ưu đãi, bao gồm cả khoản đầu tư rất lớn). Tuy nhiên, khả năng giảm
      thuế suất lợi tức tới 1/3 (từ 24% xuống còn 16,8%) rất hấp dẫn. Thêm
      vào đó, phụ thuộc vào tổng số lợi nhuận và thua lỗ, điều này có thể làm
      trong vòng 10 năm (trước đây là 5 năm).



      Rất thú vị khi thấy rằng, “sơ đồ lỗ” có thể thực hiện cho tất cả
      các bên. Không chỉ những doanh nghiệp có lợi nhuận chú ý tới việc mua
      những “vỏ bọc lỗ” để làm giảm thuế, mà những doanh nghiệp thua lỗ cũng
      có thể mua những doanh nghiệp phát đạt – để thâm nhập vào lĩnh vực kinh
      doanh phát đạt với ưu thế cạnh tranh là ‘lá bùa thuế” của chính mình.



      Như vậy, bây giờ có thể kiếm tiền từ chính những khoản thua lỗ của
      mình một cách an toàn và hoàn toàn hợp pháp. Theo như lời đại diện của
      Tổng cục thuế LB Nga: “Nếu như luật pháp đã quy định rằng, doanh nghiệp
      sau khi tái hợp có quyền khấu trừ những khoản lỗ có trước khi sát nhập
      thì chúng tôi không có gì để phản đối. Bộ luật thuế, đó là những quy
      định trực tiếp, còn chúng tôi thực hiện. Tất nhiên, tổng số thua lỗ do
      doanh nghiệp đưa ra sẽ được nghiên cứu cặn kẽ. Cụ thể là, sẽ kiểm tra
      sát sao việc thực hiện những hạn chế và quy định về việc chuyển lỗ,
      trong đó có quy định về việc lưu trữ giấy tờ trong vòng 10 năm, ngay cả
      trong trường hợp nếu như doanh nghiệp đã bị xóa tên trong danh sách của
      phòng thuế.


      Bây giờ chỉ còn lại việc tìm người mua sao cho thích hợp. Hiện tại
      thì các bên vẫn phải tự đi tìm. Thế nhưng có lẽ đó chỉ là những khó
      khăn tạm thời. Những tay thạo việc đã bắt đầu hấp hé mở ra những trung
      tâm môi giới mua bán các doanh nghiệp thua lỗ.


      Tuy nhiên, các chuyên viên trong ngành thuế sẽ không chịu ngồi
      im.Trong kho tàng của cơ quan thuế ở các nước với hệ thống thuế phát
      triển có sẵn những phương tiện đấu tranh với những kẻ chuyên đi săn tìm
      “lá bùa thuế”. Ví dụ như cơ quan thuế vụ của Mỹ (Internal Revenue
      Service), dựa vào nguyên tắc lợi coi trọng bản chất hơn hình thức
      (substance over form principle), có thể bác bỏ việc khấu trừ lỗ vào
      khoản thuế phải trả nếu như doanh nghiệp không chứng minh được rằng,
      việc sát nhập được thực hiện với các mục đích kinh doanh hợp lý, chứ
      không phải là vì để nhận được những lợi ích về thuế.



      Các cơ quan thuế vụ ở Nga tạm thời không theo dõi những mục đích
      của việc sát nhập. Một mặt, họ không có quyền làm như vậy – về hình
      thức, việc làm những người trả thuế khi thực hiện việc tái hợp doanh
      nghiệp theo “sơ đồ lỗ” là hoàn toàn hợp pháp. Hơn nữa, theo dõi mục
      đích của việc sát nhập và xử phạt là những việc làm mà pháp luật hiện
      hành không cho phép.


      Evgenhi Timofeev, chuyên viên các vấn đề về thuế của văn phòng
      Ernst&Young Moscow cho rằng “Khi chưa có những quy định thuế để
      đánh giá tính hiện thực của hợp đồng này hay hợp đồng khác của các
      doanh nghiệp, các cơ quan thuế vụ đôi khi sử dụng đến nhưng quy định
      của luật dân sự”



      Tuy nhiên, về mặt đối trọng thì những quy định về mặt luật pháp lại
      không phù hợp. “Bằng chứng là phán xét của trọng tài kinh tế Liên bang
      vùng Tây Bắc liên quan đến việc INCOMBANK kiện Cơ sở kỹ thuật của đội
      tàu vùng Arkhangensk và SERGEOSINTES ngày 25 tháng 12 năm 2002 – tòa
      chỉ ra rằng, việc ‘chứng minh ý định của các bên không phải là để thực
      hiện hợp đồng mà là để nhận các ưu đãi về thuế’ không phải là cơ sở để
      cho rằng hợp đồng là không hợp pháp”.



      Mặt khác, người làm thuế hiện thời chưa đi vào những chi tiết như
      vậy – họ còn phải giải quyết những vấn đề có thể thực hiện được và đơn
      giản (như là tiến hành thanh tra thuế) hơn là đào bới vào cấu trúc và
      thực tế những khoản lỗ của các doanh nghiệp khi sát nhập.



      Constantin Mosiakin, trưởng phòng quản lý công tác của Cục thanh
      tra thuế Liên bang Nga cho biết: “Đến bây giờ, trên thực tế thì chúng
      tôi còn chưa động chạm đến sơ đồ tối ưu thuế bằng cách sát nhập các
      doanh nghiệp thua lỗ. Để thực hiện việc giảm mức thuế, có thể vận dụng
      theo quy định của chương 25 Bộ luật thuế. Nhưng bởi vì không có sự vi
      phạm pháp luật, vì vậy vấn để này không phải là của chúng tôi mà là của
      các đồng nghiệp ở Tổng cục thuế. Tuy nhiên, nếu tính đến yếu tố rằng,
      Bộ luật vừa có hiệu lực và Tổng cục thuế còn liên tục góp ý, những nhận
      xét chỉ có thể được đưa ra theo kết quả cuối năm, khi hình thành lãi
      năm. Tuy nhiên, bây giờ tôi có thể nói rằng, chúng tôi cũng như cơ quan
      bảo vệ pháp luật, trong tình hình này rất lưu ý sự thua lỗ thực tế. Để
      hiểu được động lực của việc “găm” những khoản nợ vào mình, cần tiến
      hành phân tích cấu trúc của các khoản lỗ và tài sản của doanh nghiệp bị
      mua. Nếu như việc thua lỗ bị “thổi phồng” thì đó là trốn thuế. Và như
      vậy sẽ có những hậu quả tất yếu của nó”.


      Tuy nhiên, trước khi các cơ quan thuế vụ tiến hành kiểm tra thì những bên liên quan đến hợp đồng M&A đã tự mình kiểm tra rất kỹ.



      Giá trị thua lỗ.



      Những doanh nghiệp được đem ra bán trước đây đã từng hoạt động một
      thời gian, vì vậy người mua thường muốn phải kiểm tra lại tính trong
      sáng của doanh nghiệp này. Vì sao vậy? Ít ra là để không phải nhận
      những “món quà” trong tương lai, như là: sự đòi hòi bất ngờ của các chủ
      nợ, trong số đó, đôi khi lại là nhà nước. Thông thường, chính những
      người bán cũng chú ý đến việc kiểm tra như vậy: mức mạo hiểm của hàng
      hóa cao bao nhiêu thì giá trị của nó thấp bấy nhiêu. Trong thực tiễn
      quốc tế thì trước khi thực hiện mua bán doanh nghiệp, cần tiến hành thủ
      tục kiểm tra đặc biệt với sự trợ giúp của các công ty luật hoặc kiểm
      toán (due diligence).



      Nhưng tốt nhất đối với người bán là trước khi đem bán, ngoài due
      diligence nên thực hiện việc thanh tra thuế để chứng minh rằng, mọi
      việc đã được thanh toán xong với “thế giới bên ngoài” và cả với nhà
      nước. Đánh tiếng cho việc này không khó – cơ quan thuế vụ rất “hào
      hứng” kiểm tra doanh nghiệp trước khi đem bán, bởi vì xử phạt những
      người chủ mới vì những lỗi lầm cũ của doanh nghiệp là điều không thể.


      Khi chưa tìm được người mua, người bán cần bảo quản hàng hóa của
      mình cho tốt, cụ thể là trả báo cáo tài chính không có nợ nần và tạo
      điều kiện cho cơ quan thuế vụ tiếp xúc với doanh nghiệp. Nếu không,
      “linh hồn chết” sẽ bị bắt buộc giải thể do liên tục vi phạm luật (điều
      61 Bộ luật dân sự) hoặc vì không có “con nợ” (điều 177 Luật phá sản
      doanh nghiệp). Và tất nhiên để không đánh mất “giá trị thua lỗ”, chủ
      doanh nghiệp cần phải đăng ký lại ở phòng thuế (điều 26 luật “Về việc
      đăng ký các pháp nhân”) trước ngày 01.01.2003.

      Như vậy, không nên vội vã vứt bỏ những công ty cũ với thua lỗ
      không ai cần tới. Và việc kinh doanh lụi bại bây giờ có thể bán lại rất
      hời.


    18. #18
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?





      [table] [table] [img]http://www.quacauvang.com.vn/Portals/0/PortalImages/gioidtdihoithayboi.jpg" width="130">
      [/table]Giới đầu tư đi hỏi Thầy BóiNgười
      ở Sài Gòn đầu năm thường đến Lăng Ông “xin xâm” coi Đức Tả Quân báo cho
      mình một dấu hiệu lành hay dữ trong năm tới. Ở Hà Nội thì đi xin Đức
      Thánh ở Đền Ngọc Sơn hay Chùa Quan Thánh. Các nhà đầu tư ở trong nước,
      hợp pháp hoặc không hợp pháp, đều tới góp vốn cho Bà Chúa Kho với hy
      vọng Thánh sẽ ban cho một vốn bốn lời.





      Còn
      những nhà đầu tư quốc tế chuyên mua bán cổ phần trong thị trường chứng
      khoán khắp thế giới thì họ hỏi ý kiến ai? Tất nhiên, họ có những cố vấn
      tài chánh, các chuyên viên phân tích thị trường và các nhà quản lý quỹ
      đầu tư thượng thặng.



      Nhưng sau năm 2008 hãi hùng, các đại công ty cố vấn đầu tư như Lehman
      Brothers, Merrill Lynch, Goldman Sachs đều phải đứng đầu đường ngửa tay
      xin chính phủ cứu trợ, thì uy tín của các chuyên viên tài chánh cũng
      không còn bao nhiêu nữa. Chính các ngân hàng cố vấn đầu tư cũng phải
      theo thời cuộc; khuyên các thân chủ đi hỏi thầy bói!



      Tổng thống Obama nên đội mũ Mickey Mouse



      Đầu năm Kỷ Sửu, Ngân hàng ABN AMRO ở Hồng Kông đã mời 170 thân chủ tới
      nghe ý kiến của một vị thầy bói nổi tiếng, người Trung Hoa gọi là Mệnh
      Sư Chiêm Bốc, đó là ông Alion Yeo, được tôn là Thính Dương Thiên Mệnh.
      Cuộc họp mặt của những người có vốn đầu tư từ một triệu mỹ kim trở lên
      diễn ra trong khách sạn Tứ Quý Tửu Điếm, người Mỹ gọi là Four Seasons
      Hotel. Mỗi năm báo chí ở Hương Cảng, Đài Loan và cả trong lục địa đều
      đăng những lời tiên đoán vận mệnh thế giới của ông Yeo, ông là người đã
      từng tiên đoán trước việc Bắc Hàn thử bom nguyên tử.



      Một nhà đầu tư đã đặt câu hỏi: “Năm nay là năm Sửu, mà cả ông tổng
      thống Mỹ lẫn ông bộ trưởng tài chánh đều tuổi Sửu, như vậy có phải là
      một điềm xấu hay không?”



      Chiêm bốc gia đã trả lời: “Đúng là không tốt. Hai người cùng tuổi Sửu
      đứng ra điều khiển nền kinh tế thì không phải điềm lành. Hãy đứng ngoài
      thị trường chứng khoán Mỹ cho tới đầu năm Dần mới nên bước vào.” Ông
      bảo mọi người trong cử toạ hãy coi chừng những ngày từ mùng 6 tháng Sáu
      đến mùng 7 tháng Bẩy năm 2009, sẽ có những biến động lớn về tài chánh ở
      Mỹ, giống như một trận khủng bố!



      ABN AMRO là một chi nhánh của ngân hàng Royal Bank of Scotland Group,
      đã tổ chức cuộc tham khảo ý kiến tập thể nhà chiêm bốc này một cách
      long trọng. Vị quản đốc về đầu tư của ngân hàng và nhà kinh tế trưởng
      chuyên về đầu tư cổ phiếu của họ đã đứng ra giới thiệu diễn giả với các
      thân chủ loại bự nhất, trước khi nhường lời cho ông Alion Yeo phát
      biểu. Ông mới 45 tuổi, mang một bộ tóc dài, cho biết hồi Tháng Tám năm
      ngoái ông đã bay sang Đài Loan để đi cầu khấn. Chuyến bay đã gặp một
      trận bão bất ngờ, phải đáp khẩn cấp xuống một phi trường nhỏ. “Có phải
      như vậy là một điềm xấu cho thấy thị trường chứng khoán lên xuống bất
      thường hay không?” Ông báo cho thính chúng.



      Có cách nào để Tổng thống Barack Obama thay đổi được vận mệnh nền kinh
      tế Mỹ trong năm nay hay không? Alion Yeo khuyên ông Obama nên đeo trong
      mình một cái hình con chuột, lấy tuổi Tý để giảm bớt ảnh hưởng xấu của
      tuổi Sửu trong một năm Sửu. Ông Yeo nói: “Có ai đem tặng ông tổng thống
      Mỹ một cái mũ có hình con Mickey Mouse hay không?”



      Nên đầu tư vào hành Hoả và hành Mộc



      Ông Lưu Hằng Lập (Raymond Lo) là một nhà tiên đoán sinh mệnh có tiếng
      từ lâu năm trong giới chiêm bốc ở Hồng Kông. Đầu năm Kỷ Sửu này là thời
      gian ông bận rộn nhất trong một phần tư thế kỷ nay, ông nói với phóng
      viên nhật báo Wall Street, vì nhiều người đến xin coi số mệnh. Trong số
      đó có những vị quản đốc ngân hàng và những người quản lý quỹ đầu tư tới
      xin ông cố vấn.



      Năm nay, số sách về bói toán, phong thuỷ của nhà xuất bản Nhất Thiên
      Địa Tu Thư (Cosmos Books) bán rất chạy, cao hơn số bán năm ngoái 25%,
      chắc cũng vì tình hình kinh tế suy thoái khiến nhiều người lo lắng
      không biết số mệnh đồng tiền vốn mình sẽ ra sao. Hồng Kông là một xứ mà
      kinh tế sống nhờ xuất cảng khắp thế giới và làm môi giới về thương mại
      và tài chánh. Khi kinh tế cả hoàn cầu suy yếu thì Hồng Kông bị ảnh
      hưởng đã tụt xuống sớm nhất.



      Nhiều nhà đầu tư ở Hồng Kông đã tham khảo ý kiến các chuyên gia kinh
      tế, tài chánh xong rồi, vẫn cảm thấy chưa đủ tin tưởng. Họ đã tới các
      cửa đền xin thêm ý kiến khác, second opinions theo lối nói của người
      Mỹ. Và cầu khấn các vị thần linh, không mất gì cả hoặc tốn kém rất ít,
      mà chỉ hy vọng sẽ được lợi thêm mà thôi.



      Giáo sư Lưu Kiều, chuyên nghiên cứu về Tài chánh theo phương pháp tâm
      lý động thái (behavioral finance) nhận xét, “Bây giờ mọi người đã thấy
      các nhà ngân hàng và chuyên gia tài chánh phạm những lỗi lầm *** ngốc
      ghê gớm, cho nên họ đi xin ý kiến giới chiêm bốc gia, hoặc đi cầu khấn
      và xin quẻ ở các đền thờ.” Các đền thờ ở Hồng Kông phần lớn không phải
      là chùa Phật giáo mà theo Đạo Giáo, một tín ngưỡng bình dân rất phổ
      thông ở Trung Quốc, thờ Ngọc Hoàng, cùng với Thái Thượng Lão Quân và
      các vị thánh khác.



      Các nhà đại gia ở Hồng Kông đã quen đi hỏi ý kiến các thầy bói từ nhiều
      đời nay. Bà Nina Wang (Vương Như Tâm) qua đời năm 2007, đã làm giầu nhờ
      đầu tư trong thị trường địa ốc tạo nên tài sản hàng tỷ mỹ kim. Trước
      khi qua đời bà đã viết chúc thư để lại tất cả tài sản cho một vị thầy
      bói; hiện nay con cháu bà còn thưa kiện vụ này ra trước toà.



      Năm Kỷ Sửu là năm không có nhiều điềm lành. Người Trung Hoa đã lo lắng
      vì mới trong tháng Giêng đã có một vụ nhật thực và một vụ nguyệt thực.
      Thế rồi lại có cả điềm xấu ở ngôi đền mà ông Lưu Hoàng Phát (Lau Wong
      Fat) đến xin sâm. Ông Lưu là một vị quan chức cao cấp của thành phố đã
      tới ngôi đền lớn nhất này khấn vái và xin quẻ. Ông quỳ lạy rồi cầm cả
      ống các quẻ sâm lắc lắc nhiều lần xin Thánh ban quẻ. Khi một thanh tre
      bật ra rơi xuống, thì xem ra đó là quẻ xấu nhất trong 96 thanh tre
      trong ống!



      Có những nhà đầu tư đi xem quẻ ở ngôi đền này cho biết năm ngoái đã
      theo lời Thánh dậy đem bán hết các cổ phần, đem tiền đi mua vàng. Họ sẽ
      không đi hỏi ý kiến các chuyên viên ngân hàng nữa. “Hãy coi, chúng tôi
      làm sao tin tưởng ở các ngân hàng được? Coi chuyện gì xẩy ra cho Lehman
      Brothers thì biết!”



      Cho nên đến các vị quản đốc ngân hàng cũng bắt đầu đi xem bói. Một công
      ty cố vấn đầu tư là CLSA Asia-Pacific Markets đã mời một chiêm bốc gia
      đến làm cố vấn, mặc dù vị này đã tuyên bố giải nghệ về hưu rồi. Họ in
      những lời tiên đoán và ý kiến của ông trong bản tin về đầu tư của họ,
      gửi cho các thân chủ gồm 5,000 người quản lý đầu tư và 1,200 công ty
      đầu tư khác. Theo ý kiến của hai nhà chiêm bốc mà công ty này tham
      khảo, thì Chỉ số thị trường Hằng Thịnh của Hồng Kông năm nay sẽ lên
      được một thời gian vào đầu năm và vào tháng Tư dương lịch, sau đó sẽ
      tụt mạnh vào tháng Tám, chờ đến mùa Thu sẽ lên trở lại.



      Bà Simone Wheeler, phát ngôn viên của công ty CLSA nói rằng các thân
      chủ của công ty rất hâm mộ những lối tiên đoán này. Trong lúc thị
      trường cả thế giới đang trong tình trạng bất trắc, không ai còn đọc hay
      tin vào những bài nghiên cứu kinh tế vĩ mô bằng những lời tiên tri của
      các vị thầy bói.



      Ngân hàng Trung Quốc, một trong 4 ngân hàng lớn nhất trong lục địa, có
      một nhà chiêm tinh ngay trong ban tham mưu, ông Lawrence Lau, ông vốn
      là một chuyên gia nghiên cứu về thị trường năng lượng nhưng cũng nghiên
      cứu cả về phong thuỷ. Ông nói, “Nhiều người cho là những tín ngưỡng
      bình dân cổ truyền không ích lợi gì trong việc đầu tư. Nhưng thử hỏi
      xem những mô hình kinh tế tài chánh như Black-Scholes, những công thức
      do các nhà tiến sĩ toán học đưa ra, những phương pháp nghiên cứu thị
      trường có đưa tới kết quả nào tốt hơn hay không?”



      Sau khi nghiên cứu tử vi đẩu số, ông Lau khuyên giới đầu tư năm nay nên
      mua cổ phần của những công ty nào liên quan đến hai Hành Hoả và Hành
      Mộc. Đó là những công ty hoạt động trong những lãnh vực như năng lượng,
      điện tử, và nông nghiệp.



      Đó là những thông tin nếu không hữu ích thì chắc cũng không có hại gì, mà nhật báo Wall Street mới trình bầy với độc giả của họ.
      Đỗ Quý Toàn
      [/table]

    19. #19
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?



      Mối quan hệ giữa chứng khoán và lãi suất


      Lãi suất


      Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng
      - giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới
      hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Lãi suất có tác
      động mạnh nhất đến các nhà đầu tư tài chính cũng như thị trường tài
      chính là lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương. Lãi suất chiết
      khấu, hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng
      trung ương (Ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân
      hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất
      thường của các ngân hàng này.


      Tác động của lãi suất chiết khấu


      Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền
      gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có
      một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài
      quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ
      thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của
      ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy
      định. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm
      xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có
      tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được
      từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng
      có nhu cầu tiền mặt cao bất thường:[*] Nếu lãi suất chiết khấu bằng lãi suất thị trường thì ngân hàng
      thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến
      mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ ngân hàng
      trung ương mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.[*] Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng
      thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức
      tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải
      vay tiền từ ngân hàng trung ương với lãi suất cao hơn lãi suất thị
      trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng.[/list]

      Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất
      chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể
      buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số
      nhân tiền tệ giảm xuống (vì bội số của tiền gửi so với tiền mặt giảm)
      để làm giảm lượng cung tiền. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm
      xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và
      do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.


      Thông qua lãi suất chiết khấu ngân hàng trung ương có thể kiểm soát
      được lạm phát. Đây cũng là cách phổ biến mà ngân hàng trung ương các
      nước sử dụng.


      Nói một cách đơn giản, bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, ngân hàng
      trung ương làm giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế bằng việc làm cho
      chi phí vay trở nên đắt hơn.


      Hiệu ứng của việc tăng lãi suất chiết khấu


      Lãi suất chiết khấu tăng khiến cho việc vay tiền của ngân hàng
      thương mại từ ngân hàng trung ương trở nên đắt hơn. Tuy nhiên, sự gia
      tăng lãi suất chiết khấu không chỉ dừng lại ở đó, nó còn tạo nên tác
      động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp.


      Tác động gián tiếp đầu tiên của việc gia tăng lãi suất chiết khấu:
      các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Khách hàng
      cá nhân bị ảnh hưởng thông qua việc lãi suất tăng đối với thẻ tín dụng
      và các khoản vay ngắn hạn khác. Điều này tác động lên các cá nhân người
      tiêu dùng, họ sẽ có ít tiền hơn để chi tiêu. Sau cùng, mỗi tháng mọi
      người đêù phải trả tiền cho các hoá đơn và khi các hoá đơn này trở nên
      đắt hơn thì khoản thu nhập dự phòng của mỗi gia đình sẽ trở nên ít
      hơn. Điều này có nghĩa là mọi người sẽ giảm tiêu cho các dịch vụ và
      hàng hóa cao cấp, và điều này sẽ tác động đến doanh thu và lợi nhuận
      của doanh nghiệp.


      Thông qua việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, tăng lãi suất
      chiết khấu sẽ tác động gián tiếp lên doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh
      nghiệp cũng chịu sự tác động trực tiếp từ lãi suất chiết khấu. Doanh
      nghiệp cũng cần vay tiền từ ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động
      và mở rộng sản xuất. Một khi các khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt
      hơn thì các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc vay tiền từ ngân hàng. Doanh
      nghiệp chi tiêu ít hơn sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
      và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút.


      Ảnh hưởng đến giá chứng khoán


      Một trong những cách để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất
      cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại. Lấy
      giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có
      giá trị một cổ phần. Gíá chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác
      nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà
      đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau. Một khi
      doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư
      hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ
      tăng cao hoặc là doanh thu sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi
      tiêu thì dòng tiền tương được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ
      phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lượng doanh nghiệp trên
      TTCK có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị
      trường chứng khoán sẽ giảm.


      Đối với nhiều nhà đầu tư, thị trường đi xuống hoặc giá chứng khoán
      sụt giảm là điều không hề mong muốn. Nhà đầu tư nào cũng kỳ vọng giá
      trị khoản đầu tư của mình sẽ không ngừng tăng lên, có thể là ở dạng lãi
      vốn, cổ tức hoặc cả hai. Nhưng với kỳ vọng về sự tăng trưởng trong
      tương lai thấp hơn và dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp không
      tốt như mong đợi, chắc chắn không nhà đầu tư thông minh nào tiếp tục
      đánh giá cao doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ mong đợi ít hơn khi sở hữu các
      cổ phần. Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu có thể được xem là rủi ro hơn so
      với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Do vậy khi giá chứng khoán sụt
      giảm, các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán
      để đầu tư vào các tài sản khác như trái phiếu, vàng, bất động sản…


      Ta xem xét về việc điều chỉnh lãi suất của FED. Lãi suất mà FED điều
      chỉnh là lãi suất qua đêm (FED Fund Rate). Đây là lãi suất các ngân
      hàng tính cho nhau khi vay qua đêm để bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
      Quyết định nâng, giảm lãi suất chính ra là do Ủy ban Thị trường Mở Liên
      bang (FEDeral Open Market Committee) đưa ra. Lãi suất này sẽ tác động
      lên lãi suất chiết khấu.


      Các biểu đồ sau cho thấy việc điểu chỉnh lãi suất của FED tác động đến S&P500.


      Giai đoạn từ 13/7/1990 đến 4/9/1992: Lãi suất giảm từ 8% xuống 3% (bao gồm cả giai đoạn suy thoái 1990 - 1991)











      Giai đoạn từ 1/2/1995 đến 17/11/1998: Lãi suất giảm từ 6% xuống 4.75%








      Giai đoạn từ 16/5/2000 đến 25/6/2003: Lãi suất giảm từ 6.50% xuống 1.00% (bao gồm cả đợt suy thoái năm 2001)





      Giai đoạn từ 29/6/2006 đến 30/1/2008 Lãi suất giảm từ 5.25% xuống 3%





      Thông qua 4 giai đoạn ta có thể thấy, việc điểu chỉnh giảm lãi suất
      cho vay qua đêm của FED không phải lúc nào cũng mang lại hiệu ứng tăng
      giá chứng khoán, tiêu biểu là giai đoạn từ giữa năm 2000 đến giữa năm
      2003.





      Ta tiếp tục xem xét việc tăng lãi suất chiết khấu ở Việt Nam trong năm 2005
      [table]

      Lãi suất chiết khấu |

      4,5%/năm

      |
      1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/2005 |

      01/12/2005

      |



      Lãi suất chiết khấu |

      4,00%/năm

      |
      316/QĐ-NHNN ngày 25/3/2005 |

      01/04/2005

      |



      Lãi suất chiết khấu |

      3,5%/năm

      |
      20/QĐ-NHNN ngày 07/01/2005 |

      15/01/2005

      |


      [/table]








      Lãi suất chiết khấu đã lần lượt tăng từ 3% lên đến 4.5%, nhưng
      VNIndex luôn liên tục tăng trong suốt năm 2005. Từ đó ta có thể nhận
      định, lãi suất và giá chứng khoán không thực sự có mối liên hệ chặt chẽ
      với nhau.


      Lãi sut nh hưởng nhưng không quyết đnh th trường chng khoán


      Khi lãi suất chiết khấu gia tăng, hiệu ứng tổng thể là nó sẽ làm
      giảm lượng cung tiền nhằm mục đích duy trì lạm phát ở mức thấp. Nó cũng
      làm cho việc vay tiền của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên đắt hơn,
      nó tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh
      doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp,
      khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho
      thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.


      Tuy nhiên, lãi suất không phải là yếu tố có tính quyết định đối với
      giá chứng khoán và có rất nhiều yếu tố đáng lưu tâm tác động lên giá
      chứng khoán và khuynh hướng thị trường - một sự gia tăng trong lãi
      suất chiết khấu chỉ là một trong những cách đó. Do vậy, không ai có thể
      tự tin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất chiết khấu của ngân hàng
      trung ương có thể tạo nên ảnh hưởng xấu đến toàn bộ giá chứng khoán.

      Dưới đây là biểu đồ diễn biến của mức lãi suất tái chiết khấu và chỉ số S&P500.


      [img]http://icedrakin.wordpress.com/DOCUME%7E1/ICEDRA%7E1/LOCALS%7E1/Temp/moz-screenshot-1.jpg">

    20. #20
      Ngày tham gia
      May 2006
      Bài viết
      4,509
      Được cám ơn 335 lần trong 152 bài gởi

      Mặc định Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?




      Nước Mỹ nợ những ai ?








      [table]





      [table]



      |





      Quốc
      kỳ Trung Quốc cạnh lá quốc kỳ của Mỹ tại trụ sở Ngân hàng Goldman Sachs
      ở New York. Trung Quốc là quốc gia nắm giữ số lượng trái phiếu Chính
      phủ Mỹ lớn nhất thế giới – Ảnh: Getty Images. |





      [table]





      |



      |


      [/table]
      |


      [/table]


      [table]




      Để xem được Video bạn cần phải cài
      Flash Player





      |






      |





      [table]




      |

      Video:
      |


      [/table]
      |


      [/table]

      |




      |



      [/table]






      Chính
      phủ Mỹ đã, đang và sẽ phải chi tiêu lớn để giúp ổn định nền kinh tế,
      điều này có nghĩa là nước này sẽ phải có một lượng tiền mặt lớn để chi
      trả cho các khoản đó.

      Và việc phát hành trái phiếu Chính phủ là một trong các công cụ huy động nguồn tiền cho nước này.

      Đối
      với các nhà đầu tư, kỳ phiếu, trái phiếu được xem là sản phẩm tài chính
      an toàn với khoản lợi tức khi đến kỳ quyết toán. Việc phát hành trái
      phiếu Chính phủ Mỹ đã khiến nước này nợ 11.009,25 tỷ USD, tương đương
      77% GDP của Mỹ năm 2008 và số nợ trên vẫn tăng hàng ngày (từ trái tức).

      Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là những "ai" đang nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất?

      1. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ chính là nước Mỹ!

      Hệ
      thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các tổ chức thuộc
      Chính phủ nắm giữ số trái phiếu trị giá 4.806 tỷ USD. Trong một thông
      báo mới đây, FED cho biết có thể sẽ tăng mức độ sở hữu thêm số trái
      phiếu trị giá 1.000 tỷ USD.

      Được biết, cách đây một thập kỷ, FED và các tổ chức thuộc Chính phủ “chỉ” nắm giữ số trái phiếu trị giá 2.500 tỷ USD.

      2.
      Theo số liệu của FED, các quỹ tương hỗ (mutual funds) hiện đang nắm giữ
      số lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ lớn thứ hai, với giá trị trái phiếu
      nắm giữ lên đến 769,1 tỷ USD.

      3.
      Trung Quốc đại lục - chủ nợ lớn nhất và quan trọng nhất ngoài biên giới
      nước Mỹ - đang sở hữu lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ với giá trị 739,6
      tỷ USD, trong đó riêng đặc khu Hồng Kông mua 71,7 tỷ USD. Từ tháng
      9/2008 đến tháng 1/2009, Trung Quốc đã mua thêm trái phiếu với giá trị
      120 tỷ USD.

      4.
      Nhật Bản không chỉ là một đối tác thương mại hàng đầu mà cũng là chủ nợ
      quan trọng của Mỹ, với các khoản đầu tư 634,8 tỷ USD để nắm giữ trái
      phiếu Chính phủ Mỹ. Tính đến trước tháng 1/2008, Nhật nắm giữ trái
      phiếu của Mỹ nhiều nhất so với các nước khác, nhưng đến nay, Trung Quốc
      đã chiếm vị trí này.

      5.
      Theo số liệu của FED, chính phủ các bang và chính phủ liên bang đang sở
      hữu hơn 500 tỷ USD giá trị nợ của Chính phủ Mỹ. Trong 3 năm qua, mức
      đầu tư dao động từ 516,9 tỷ USD đến 550,3 tỷ USD.

      6.
      Các quỹ hưu trí (pension funds) đang nắm giữ một lượng tiền lớn và
      thường có chiến lược đầu tư vào danh mục đầu tư có tính an toàn cao.
      Các quỹ hưu trí của tư nhân và Chính phủ đang nắm giữ số trái phiếu trị
      giá 456,4 tỷ USD.

      7.
      Các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp được Chính phủ đỡ đầu, nhà môi
      giới, nhà buôn, các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đang nắm giữ
      413,2 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ.

      8.
      Các nước xuất khẩu dầu thô như Ecuador, Venezuela, Indonesia, Bahrain,
      Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab
      thống nhất, Algeria, Gabon, Libya và Nigeria đang nắm giữ tổng cộng
      186,3 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ, tăng 45,5 tỷ USD so với
      một năm trước đó.

      9.
      Các định chế tài chính ở khu vực Caribbe như Bahamas, Bermuda, Cayman
      Islands, Netherlands Antilles, Panama và British Virgin Islands đang
      nắm giữ số trái phiếu Chính phủ Mỹ trị giá 176,6 tỷ USD, tăng 67,4 tỷ
      USD so với tháng 1/2008.

      10.
      Brazil hiện đang nắm giữ 133,5 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong
      tháng 6/2008, nước này nắm giữ 158 tỷ USD trái phiếu, sau đó giảm mức
      nắm giữ xuống 127 tỷ USD vào tháng 12/2008.

      11.
      Các công ty bảo hiểm - bao gồm công ty bảo hiểm tài sản và bảo hiểm
      nhân thọ - trên toàn cầu hiện đang nắm giữ 126,4 tỷ USD trái phiếu
      Chính phủ Mỹ.

      12. Nước Anh hiện đang nắm giữ 124,2 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ Mỹ, giảm mạnh so với mức 279 tỷ USD trong năm 2008.

      13.
      Tính đến tháng 1/2009, Nga đã đầu tư nắm giữ các tài sản nợ của Chính
      phủ Mỹ tổng cộng 119,6 tỷ USD, tăng 330% so với cùng kỳ năm 2008.

      14.
      Tính đến quý 4/2008, các tổ chức nhận tiền gửi như ngân hàng tiết kiệm,
      ngân hàng thương mại và liên minh tín dụng đang nắm giữ 107,3 tỷ USD nợ
      Chính phủ Mỹ.

      15.
      Luxembourg - một nước có diện tích và dân số nhỏ ở châu Âu - hiện cũng
      đang nắm giữ 87,2 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong 12 tháng qua,
      nước này đã mua vào từ 66,1 - 104,7 tỷ USD giá trị trái phiếu.

      *
      Số liệu trong bài được trích nguồn từ Bộ Tài chính Mỹ, Cục Dự trữ Liên
      bang Mỹ (FED), các cơ quan quản lý nợ của Chính phủ Mỹ và hãng tin CNBC.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 19-10-2010, 09:20 AM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 17-09-2010, 10:31 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình