-
28-04-2009 07:29 PM #21
- Ngày tham gia
- Mar 2009
- Bài viết
- 1
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
nếu nói như bạn, thì chúng ta chỉ xem CK la 1 trò chơi.Nếu như thế thì làm sao mình có thể tập trung hết tinh thần được chứ
-
12-05-2009 01:48 PM #22
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
Các lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại
Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài viết của Modigliani và
Miller vào năm 1958 (gọi tắt là học thuyết MM). Theo học thuyết MM, sự
lựa chọn giữa VCSH và nợ không liên quan đến giá trị của công ty. Nói
một cách khác, học thuyết này chỉ ra một hướng là các giả thuyết về cấu
trúc vốn nên tốt hơn bằng cách nào, cho thấy dưới điều kiện nào thì cấu
trúc vốn không liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Lý thuyết cấu trúc
vốn hiện đại được tiếp tục phát triển vào những năm sau đó, bao gồm
thuyết cân bằng, thuyết trật tự phân hạng, thuyết điều chỉnh thị
trường, thuyết cơ cấu quản lý...
Theo quan điểm truyền thống
Quan điểm về cấu trúc vốn truyền thống cho rằng khi một doanh nghiệp
bắt đầu vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi. Chi phí nợ thấp, kết
hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến WACC (Chi phí vốn bình quân gia
quyền) giảm khi nợ tăng.
Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa vốn nợ và vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ
vốn vay so với tổng vốn buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ (nghĩa
là chi phí VCSH tăng). Ở mức tỷ lệ vốn nợ và VCSH cao, chi phí nợ cũng
tăng bởi vì khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ
phá sản cao hơn). Vì vậy, ở mức tỷ số giữa vốn nợ và VCSH cao hơn, WACC
sẽ tăng.
Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có một lý thuyết cơ
sở thể hiện chi phí VCSH nên tăng bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và
VCSH hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ.
Lý thuyết cấu trúc vốn của Modilligani và Miller (mô hình MM)
Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm
hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm
vay mượn.
Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa
ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về
tài chính: họ giả định là thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không
có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng
với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính
hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền.
Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, MM tranh luận rằng thế thì các doanh
nghiệp có nguy cơ kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm
giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì
giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của
các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Từ đây, có
thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty như vậy có tiền lời mong đợi
giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở mọi mức
độ tỷ lệ giữa vốn nợ và VCSH.
Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực,
tuy nhiên, có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng
kể đến kết quả
1. Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và
một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho
những chi tiêu tiền lãi.
2. Nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính
biến đổi của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể
dừng vì vỡ nợ. Đây là một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ
cao.
Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay
tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí
VCSH tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn)
Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách
chính xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho CSH tỷ suất lợi tức cao hơn,
nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ
tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn
đến các phương trình cho lý thuyết của MM
Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ.
Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với
việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo MM, với thuế
thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh
nghiệp. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính
thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp
có sử dụng nợ được chuyển được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương
trình: Vg = Vu + T.D: giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị
của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng
nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp, T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ.
Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn có liên quan đến
giá trị của doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp
càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ.
Thuyết quan hệ trung gian
Kết cấu vốn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian và các vấn đề
trung gian có lẽ cũng ảnh hưởng đến quyết định kết cấu vốn. Thuyết này
đưa ra hai giả thuyết có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Đó là
kết cấu vốn ảnh hưởng như thế nào đến các vấn đề trung gian và ngược
lại, các vấn đề trung gian ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu vốn.
Kết cấu vốn và các vấn đề trung gian
Giả thuyết rằng lưu lượng tiền mặt tự do gây nên vấn đề trung gian.
Chính vì thế, sự gia tăng trong mức độ vay mượn cho các doanh nghiệp
với lưu lượng tiền mặt tự do chắc chắn sẽ giảm đi các vấn đề trung gian
vì nó buộc ban quản trị phải xuất ra một khoản tiền mặt quá mức. Thuyết
quan hệ trung gian tạo ra lợi nhuận khác từ tiền cho vay ngoài khoản
trợ cấp do đánh thuế. Các doanh nghiệp với các vấn đề trung gian lớn
đầy tiềm năng (quyền sở hữu vốn đầu tư thấp bởi ban quản trị, sự đền bù
cố định cho ban quản trị, các công ty có tiền mặt thấp) sẽ tạo ra nhiều
lãi cho cổ đông bởi việc tăng tiền vay mượn. Chính vì vậy đã nảy sinh
mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông. Khi vay mượn để đầu tư có
hiệu quả thì các nhà quản lý không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt
động đó nhưng họ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động làm tăng lợi
nhuận này.
Dự báo: Tăng tiền cho vay sẽ làm giảm lưu lượng tiền mặt tự do.
Giảm lưu lượng tiền tự do sẽ giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực
Giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực sẽ làm tăng giá trị
doanh nghiệp (đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn có tiền mặt)
Điểm cốt yếu là các hoạt động liên quan đến vay mượn được xem như
điểm mấu chốt của hoạt động doanh nghiệp, nó đòi hỏi ban quản trị phải
điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhằm tránh những kết quả tiêu cực
không thể trả lãi các khoản nợ của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn đòi
hỏi ban quản trị phải dốc túi vào lưu lượng tiền mặt tự do đó. Vì vậy,
nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và chủ nợ khi các chủ nợ lo sợ
các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư
không hiệu quả do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Do đó, họ
đưa ra các điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay.
Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với điểm thuyết này ở những điểm sau:
1.Tỷ suất hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị cổ phiếu.
2.Các doanh nghiệp có tiền mặt lớn sẽ có tỷ lệ D/A cao hơn (D/A: Nợ/Tài sản)
Vấn đề trung gian và kết cấu vốn
Giả thuyết của vấn đề này nằm trong quyền lợi tốt nhất của ban quản
trị đối với việc đẩy thấp tỷ suất vay nợ của doanh nghiệp nhằm giảm
thiểu khả năng phá sản bởi vị trí không đa dạng của họ.
Dự đoán: Các doanh nghiệp sẽ bị đẩy lùi xuống bởi vấn đề trung gian
và mức độ tác động của đòn bẩy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giám sát của
ban quản trị (các hội đồng quản trị tích cực/ độc lập, các nhà đầu tư
tích cực) và sự khuyến khích sẽ được tạo ra cho ban quản trị.
Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với thuyết này ở điểm sau:
1. Nhìn chung, các doanh nghiệp có lực đòn bẩy thấp.
2. Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị.
Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng)
Tại thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng
minh rằng cấu trúc vốn là không thích hợp. Nhưng theo mô hình MM
(1963), việc đánh thuế cao hơn vào lợi tức cho thấy nợ nhiều hơn. Còn
DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng bảo trợ thuế cao hơn cho thấy
nợ ít hơn.
Mô hình MM giả định tiền lãi mong đợi hàng năm không đổi nên giá trị
DN là như nhau bất chấp cấu trúc vốn. Nếu thực tế tiền lãi mong đợi
đang ở chiều hướng đi xuống thì việc sử dụng nợ sẽ có tác động ngược
lại và có thể dẫn DN đến chỗ phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát
sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và
các khoản thiệt hại của DN do thiếu sự vỡ nợ nên nợ lớn buộc các nhà
quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977).
Chi phí đó gọi là chi phí khánh tận tài chính. Các chi phí khánh tận
tài chính cao hơn cho thấy nhiều vốn cổ phần hơn trong cấu trúc vốn.
Thuyết chi phí trung gian thì cho thấy các vấn đề trung gian có thể là
nguyên nhân cho nhiều hay ít nợ hơn. Quá nhiều vốn cổ phần có thể dẫn
đến dòng tiền mặt tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản
lý và cổ đông (Jensen, 1986). Nợ quá nhiều có thể dẫn đến ký quỹ tài sản và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và trái chủ (Fama và Miller, 1972; Jensen và Meckling, 1976).
Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, mâu thuẫn phát sinh
người quản lý sở hữu ít hơn 100% VCSH. Khi đó, họ không được hưởng toàn
bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải gánh chịu toàn bộ chi
phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các chi phí trung gian
để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không mong muốn. Đối với
mâu thuẫn giữa nhà quản lý và trái chủ phát sinh khi các trái chủ lo sợ
các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư
không hiệu quả do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Vì vậy,
phát sinh các khoản chi phí trung gian của nhà quản lý dưới hình thức
chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các DN phải tuân thủ các điều khoản
trong hợp đồng vay.
Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của DN.
Thuyết cân bằng xác định kết cấu vốn tối ưu bằng cách cộng thêm vào mô
hình Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao
gồm thuế, chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian, song vẫn
không mất đi các giả định tính hiệu quả của thị trường và thông tin cân
bằng. Như vậy, tác động tổng hợp 3 yếu tố: thuế, chi phí khánh tận tài
chính và chi phí trung gian khi sử dụng nợ với những tác động ngược
chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu
Nhìn chung, việc đưa chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian
vào mô hình MM và mô hình Modilligani và Miler (1958) dẫn đến lý
thuyết cân bằng về cấu trúc vốn. Những mô hình này đều thừa nhận một
cấu trúc vốn tối ưu.
Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bất cân xứng)
Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers
và Majluf (1984) dự đoán không có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu
rõ ràng.
Giả thuyết rằng ban quản trị cho biết về hoạt động tương lai của doanh
nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không cân xứng) và
việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản
lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai.
Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh
giá thấp, họ có thể phát hành chứng khoán (nguồn tài chính bên ngoài).
Vì thế, khi doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài, những thị
trường này chấp nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp,
và vì vậy, hoạt động này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho
các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi theo các
thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo
những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như
họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần
nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao.
Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải
nhiều thông tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều
này khiến các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ phần
từ việc bán cổ phiếu.
Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối
ưu mà được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà
quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến có thể
phát hành tiền cho vay, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần.
Tiêu điểm của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới.
Tỷ lệ Nợ/Tài sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư}
Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với các doanh nghiệp.
Thuyết điều chỉnh thị trường
Thuyết điều chỉnh thị trường cho rằng thuyết cấu trúc vốn được dựa
trên điều chỉnh thị trường là lời giải thích tự nhiên nhất. Thuyết này
đơn giản là cấu trúc vốn phát triển như một kết quả liên tiếp của những
nỗ lực trước đây nhằm điều chỉnh thị trường cổ phiếu.
Có 2 mô hình điều chỉnh thị trường cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc
vốn. Thứ nhất là mô hình của Myers và Majluf (1984) với các nhà quản lý
và các nhà đầu tư đầy lý trí và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau
giữa các doanh nghiệp và khoảng thời gian khác nhau. Lucas và McDonald
(1990) và Korajczyk, Lucas, và McDonald (1992) nghiên cứu lựa chọn bất
lợi khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Phù hợp với những chuyện
này, Korajczyk và những người khác (1991) nhận thấy rằng các doanh
nghiệp có xu hướng thông báo việc phát hành cổ phiếu theo sau việc đăng
tin, như thế sẽ làm giảm đi tính phi đối xứng của thông tin. Hơn nữa,
Bayless và Chaplinsky (1996) nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập
trung vào giai đoạn ảnh hưởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí
phát sinh từ cấu trúc vốn tối ưu nhỏ so với dao động cuối cùng trong
chi phí phát hành, những dao động trước đây trong tỷ lệ giá cả thị
trường so với giá cả trên sổ sách sau đó có tác động lâu dài.
Mô hình thứ hai của điều chỉnh thị trường cổ phiếu có liên quan đến
các nhà đầu tư không đủ lý trí (hay các nhà quản lý) và định giá sai
trong các khoản thời gian khác nhau (hay sự am hiểu về định giá sai).
Các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó thấp
và mua lại cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó cao. Ngược lại giá
cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được biết rất rõ là có quan hệ
với tiền lãi cổ phiếu tương lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả
thị trường so với giá cả trên sổ sách được liên kết với những mong đợi
quá xa của các nhà đầu tư. Nếu các nhà quản lý vẫn cố khai những mong
đợi quá xa như vậy, việc phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên quan
tích cực với giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách, đây là một
trường hợp theo lối kinh nghiệm. Nếu không có cấu trúc vốn tối ưu, các
nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các doanh nghiệp có
vẻ như được đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thường, bỏ qua
các dao động tạm thời trong giá cả thị trường so với giá cả trên sổ
sách nhằm có những ảnh hưởng vĩnh viễn lên nợ. Mô hình điều chỉnh thị
trường thứ 2 không yêu cầu thị trường phải thực sự không hiệu quả. Nó
không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo thành công lãi của cổ phiếu.
Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có thể điều
chỉnh được thị trường.
Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn
khi giá trị tiền của họ cao, và ngược lại những doanh nghiệp nợ cao có
xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc
vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ
phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà các
quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên thành kết quả
cấu trúc vốn theo thời gian.
Thuyết hệ thống quản lý
Trong thuyết cấu trúc vốn được dựa trên hệ thống quản lý của Zwiebel
(1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ
dàng cho tài chính cổ phần, nhưng cũng vào lúc đó cho phép các nhà quản
lý trở nên cố thủ. Họ có thể từ chối tăng nợ để tạo tính cân bằng cho
các giai đoạn sau. Điều này có khả năng điều chỉnh thị trường chứ không
phải sự là sự phân tích thị trường khác biệt vì các nhà quản lý phát
hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bằng lại. Các
nhà quản lý vẫn không cố khai thác hết các nhà đầu tư mới. Đúng hơn, họ
chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện có từ trước đến giờ mà không cân đối
lại.
Các nhà lý thuyết thuần túy thường bắt đầu bằng cách chứng minh từ
thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự
gia tăng của rủi ro lên VCSH được bù đắp bằng việc gia tăng tỷ suất
sinh lời kỳ vọng, do đó đòn bẩy tài chính không có ảnh hưởng gì đến giá
trị doanh nghiệp. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định
không có thuế, không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định
cấu trúc vốn có liên quan nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá
chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi ro phá sản. Ở mức thấp của
việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng khi quá lạm dụng
lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng và giá
trị doanh nghiệp giảm.
Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó
giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính,
và nó đã chứng tỏ sự hữu ích trong việc hiểu và diễn giải sự gia tăng
trong việc tái cấu trúc vốn.
(1) NPV (Net present value): giá trị hiện tại ròng
NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền vào – Giá trị hiện tại của dòng tiền ra
THS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường CĐ Kinh tế-Kế hoạch Đà Nẵng
-
24-05-2009 08:54 PM #23
Silver Member- Ngày tham gia
- Sep 2008
- Bài viết
- 832
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
[table]
|
|
[table]
7 sai lầm chết người trong đầu tư |
|
[img]http://images.********.com/bjrgcwoi159715175large.jpg" id="UcNewsDetail1_Image1" style="border-width: 0px;[/img]
|
|
[table]
Có
7 sai lầm thường gặp nhất và chúng được gọi là “sai lầm chết người”
trong lĩnh vực đầu tư. Trên con đường thành công của các nhà đầu tư bậc
thầy như Warren Buffett và George Soros không bao giờ xuất hiện những
sai lầm này. Nếu muốn loại bỏ nó, trước tiên chúng ta cần xét xem chúng
sai ở điểm nào.
|
|
[/table]
|
|
[table]
Sai lầm thứ nhất: Tin rằng việc dự đoán động thái kế tiếp của thị trường chắc chắn sẽ mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Thực tế là các nhà đầu tư, kể cả những người thành công nhất, cũng không hề giỏi hơn bạn trong việc dự đoán thị trường.
Chắc hẳn bạn còn nhớ thời điểm một tháng trước vụ sụp đổ thị trường
chứng khoán New York vào tháng 10 năm 1987, ảnh của George Soros đã
xuất hiện trên bìa tạp chí Fortune với thông điệp sau: “Việc các loại
cổ phiếu của Mỹ liên tục tăng giá và vượt ra khỏi những ước tính cơ bản
về giá trị không có nghĩa là sau đó chúng phải tụt dốc nhanh chóng. Thị
trường được định giá quá cao không có nghĩa là không bền vững. Nếu muốn
biết cổ phiếu của Mỹ có thể được định giá cao đến mức nào, bạn hãy nhìn
vào nước Nhật”.
Trong khi vẫn đang nói về tình hình tăng giá các loại chứng khoán
của Mỹ, ông lại linh cảm về một sự sụp đổ sắp xảy ra… ở Nhật. Sau đó,
vào ngày 14/10/1987, ông còn nhắc lại quan điểm này trên tờ Financial
Times.
Chỉ một tuần sau thôi, Quỹ Quantum của Soros bị thiệt hại hơn 350
triệu đôla khi thị trường chứng khoán của Mỹ (chứ không phải của Nhật)
sụp đổ. Lợi nhuận cả năm đã lặng lẽ ra đi chỉ trong vài ngày. Qua sự
việc này, Soros đã thừa nhận: “Thành công về tài chính của tôi đối lập
hoàn toàn với khả năng của tôi trong việc dự đoán tình hình”.
Còn Buffett thì sao? Ông hoàn toàn không quan tâm đến việc thị
trường sẽ đi về đâu và cũng chẳng có chút hứng thú nào với các dự báo.
Đối với ông thì việc “dự báo trước có thể tiết lộ nhiều điều về người
dự báo, chứ không cho biết gì về tương lai sắp tới”.
Các nhà đầu tư thành công không bao giờ quyết định bỏ vốn nếu chỉ
dựa vào những thông tin dự báo về các động thái kế tiếp của thị trường.
Trên thực tế, Buffett và Soros là những người đầu tiên khẳng định rằng
nếu họ phụ thuộc vào các dự báo về thị trường, thì chắc chắn là họ đã
phá sản từ lâu rồi.
Không ít người cho rằng việc dự báo chẳng qua chỉ là trò kiếm cơm
của mấy tờ báo về đầu tư nhằm tiếp thị cho các quỹ tương hỗ, và chúng
không thể mang đến thành công cho các vụ đầu tư.
Sai lầm thứ 2: Đặt trọn niềm tin vào các “chuyên
gia tư vấn” do tuân theo suy nghĩ: “Nếu tôi không thể dự đoán được thị
trường thì sẽ có người làm được điều đó, và tôi chỉ cần tìm cho ra
người này”.
Thực tế là nếu thật sự bạn có thể dự đoán tương lai, liệu bạn có leo
lên nóc nhà và hét toáng lên cho mọi người biết về khả năng kỳ diệu đó
không? Hay bạn sẽ giữ kín thông tin đó để rồi mở một dịch vụ môi giới
nhằm kiếm được một số tiền kếch xù từ những gì mình biết được?
Khi đưa ra dự đoán về “một vụ sụp đổ sắp xảy ra trên thị trường
chứng khoán”, Elaine Garzarelli cũng chỉ là một trong số hàng ngàn
chuyên gia xử lý số liệu ở New York . Điều đáng nói là dự báo này được
đưa ra vào ngày 12 tháng 10 năm 1987, chỉ một tuần trước “Ngày thứ hai
đen tối” - ngày mà chỉ số của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York giảm
hơn 22%.
Thế là chỉ trong phút chốc, Elaine Garzarelli trở thành một nhân vật
nổi tiếng và được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Chỉ trong vài năm, bà đã có được một gia tài lớn nhờ tiếng
tăm của mình.
Phải chăng Elaine Garzarelli đã làm giàu bằng cách thực hiện các
thương vụ đầu tư theo đúng như những gì bà đã khuyên người khác? Không
phải đâu. Sau sự kiện kể trên, bà trở thành một trong những chuyên gia
tư vấn có mức lương cao nhất nước Mỹ (ước đoán khoảng 1.5 đến 2 triệu
đôla một năm). Tiền cứ thế đổ về Quỹ tương hỗ mà bà là một trong những
người tham gia đồng sáng lập và chưa đầy một năm, tổng số tiền đã lên
đến con số 700 triệu đôla. Mức quản lý phí 3%, tức 21 triệu đôla mỗi
năm, sau khi chia lại cho anh em nhà Shearson Lehman – những người đồng
sáng lập và các cộng sự, cũng giúp bà thu về một khoản tiền không nhỏ.
Ngoài ra, năm 1996, bà còn phát hành một bản tin đầu tư và ngay lập tức
có hơn 82.000 người đăng ký đặt mua dài hạn.
Vậy là những lợi ích kinh doanh từ địa vị của một chuyên gia tư vấn
đã giúp chính Elaine Garzarelli cũng như anh em nhà Shearson làm giàu,
chứ không hề giúp gì nhiều cho những người làm theo lời khuyên của bà.
Đến năm 1994, các cổ đông đã bỏ phiếu đồng ý giải thể Quỹ tương hỗ
của bà với lý do hiệu quả hoạt động của quỹ thấp đến mức không thể chấp
nhận được. Doanh thu trung bình trong suốt thời gian quỹ hoạt động chỉ
đạt 4,7% mỗi năm, so với con số 5,8% của S&P 500.
17 năm sau khi lọt vào tâm điểm chú ý của giới đầu tư, Elaine
Garzarelli vẫn duy trì được sự nổi tiếng của mình, thậm chí ngay cả khi
quỹ tương hỗ của bà đã ngừng hoạt động, bản tin của bà không còn ăn
khách nữa và những dự đoán của bà đã không còn giá trị.
Chẳng hạn vào ngày 21/7/1996, khi chỉ số Dow Jones đang ở mức 5.452,
bà lại tiên đoán nó có thể nhanh chóng tăng lên đến 6400. Vậy mà chỉ
hai ngày sau, bà lại tuyên bố những lời hoàn toàn trái ngược: “Thị
trường chứng khoán có thể rớt giá xuống từ 15% đến 25%”.
Đó chỉ là 2 trong số 14 lời dự đoán công khai của bà từ năm 1987 đến
năm 1996 được các tờ Wall Street Journal, Business Week và The New York
Times ghi chép lại. Trong số 14 dự đoán đó, chỉ có 5 dự đoán là chính
xác mà thôi.
5/14 - tỷ lệ thành công của Elaine Garzarelli là 36%. Nếu thế thì
bạn cũng có thể làm tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn chỉ bằng cách
tung một đồng xu. Ít ra thì trong trường hợp đó, tỷ lệ thành công của
bạn sẽ là 50%. Và Elaine Garzarelli chỉ là một trong số hàng loạt những
chuyên gia phân tích thị trường tại Wall Street - đến rồi lại đi. Bạn
còn nhớ Joe Granville không? Vào đầu thập niên 1980, ông từng là người
rất được báo giới yêu mến. Chỉ sau khi chỉ số Dow Jones ở vào khoảng
800 điểm năm 1982, và ông khuyên mọi người nên bán bớt cổ phiếu đi,
thiện cảm đó mới thay đổi.
Năm 1982 là năm đánh dấu sự khởi sắc và tăng giá đều đặn của thị
trường chứng khoán kéo dài suốt nhiều năm ở thập niên 1980. Tuy nhiên,
Granville vẫn tiếp tục khuyến cáo mọi người hãy nhanh chóng bán bớt cổ
phiếu. Đến khi chỉ số tăng lên đến 1.200, Granville phải rút lui để
nhường chỗ cho Robert Prechter – người đã tiên đoán chính xác đà đi lên
của thị trường trong thời kỳ này.
Thế nhưng sau vụ sụp đổ năm 1987, thị trường đã chững lại và các
chuyên gia lại dự đoán rằng chỉ số Dow Jones sẽ ở vào khoảng 400 điểm
vào đầu thập niên 1990.
Sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử vào thập niên 1990 đã làm
xuất hiện hàng loạt “nhà tiên tri” trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã không còn được nhắc đến
sau khi NASDAQ – sàn giao dịch chứng khoán của các công ty thương mại
điện tử – bắt đầu tụt dốc vào tháng 3/2000.
Nếu thật sự ai đó có thể dự đoán chính xác và nhất quán về thị
trường, thì có lẽ anh ta (hoặc cô ta) đã thoát khỏi sự săn đuổi gắt gao
của giới truyền thông trên thế giới. Một nhà hiền triết đã rất đúng khi
nói: “Rất khó dự đoán, đặc biệt là khi điều dự đoán đó liên quan đến
tương lai”.
Những chuyên gia tư vấn trên các phương tiện truyền thông kiếm tiền
thông qua các buổi nói chuyện về những vụ đầu tư, bán lời khuyên của
họ, hay nhờ vào phí dịch vụ quản lý tiền bạc cho khách hàng. Nhưng như
John Train đã đặt vấn đề trong cuốn sách The Midas Touch (Cái chạm tay
hóa vàng) thì “người khám phá ra cách biến chì thành vàng chưa chắc có
thể nói cho bạn bí quyết để làm ra được 100 đôla mỗi năm”.
Đó chính là lý do tại sao Buffett, Soros và những nhà đầu tư bậc
thầy khác biết biến các vụ đầu tư thành tiền bạc, nhưng hiếm khi họ nói
về những việc mình đang làm hoặc về những điều họ đang suy nghĩ về thị
trường. Thậm chí, họ còn rất hiếm khi nói cho các nhà đầu tư của mình
biết về những dự định và hành động của họ đối với số tiền của các nhà
đầu tư đó.
Sai lầm thứ 3: Tin rằng “thông tin nội gián” sẽ đem lại nhiều cơ hội thành công nhất.
Thực tế là: Cho đến nay, Warren Buffett được xem là nhà đầu tư giàu
nhất thế giới. Các bí quyết đầu tư của ông thường được công bố trong
các bản báo cáo hàng năm của công ty. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể
tiếp cận và tìm hiểu những bản báo cáo đó để tự giải đáp thắc mắc về
thành công của ông.
George Soros từng được mệnh danh là “Người phá sập ngân hàng Anh”
khi ông giành được chiến thắng trong vụ đầu tư trị giá 10 tỷ đôla vào
đồng bảng Anh.
Thật ra không phải chỉ có mình ông biết điều đó, và ông cũng không
phải là người duy nhất thu lãi lớn trong vụ đầu tư này. Bất cứ nhà đầu
tư nào biết xem xét và phân tích vấn đề đều sẽ nhận ra những dấu hiệu
chứng tỏ đồng bảng Anh sắp mất giá. Hàng trăm, nếu không muốn nói là
hàng ngàn doanh nhân khác cũng có thể kiếm được món tiền lớn như thế
khi đồng bảng Anh thật sự mất giá so với đồng đôla. Thế nhưng chỉ có
Soros biết nắm bắt cơ hội này và biến cơ hội đó thành 2 tỷ đôla lợi
nhuận.
Dựa vào danh tiếng và uy tín sẵn có mà hiện nay cả Buffet và Soros
đều dễ dàng tiếp cận với những người có địa vị cao trong giới tài
chính, kinh doanh và cả các nhân vật quan trọng trong xã hội. Tuy vậy,
khi mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư, họ chỉ là những người bình
thường và không nhận được sự bất kỳ sự đón tiếp đặc biệt nào. Mặt khác,
tiền lãi đầu tư của cả Buffett và Soros vào thời điểm khi họ còn chưa
được nhiều người biết đến lại cao hơn hiện nay. Vì thế, việc trông chờ
vào nguồn thông tin nội gián dưới bất cứ hình thức nào đều không giúp
ích gì nhiều cho các nhà đầu tư.
Buffett cũng nói: “Với một triệu đôla và đầy đủ những thông tin nội
gián cần thiết, bạn có thể trở nên khánh kiệt chỉ trong vòng một năm”.
Sai lầm thứ tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Thực tế là: Có thể nói rằng khối tài sản khổng lồ mà Warren Buffett
đang sở hữu hiện nay bắt nguồn từ việc xác định một vài công ty có tiềm
năng, rồi chỉ tập trung đầu tư vào những công ty ấy mà thôi.
Theo George Soros, điều quan trọng không phải là việc bạn hiểu đúng
hay sai về thị trường, mà chính là số tiền bạn có được khi thực hiện
suôn sẻ một thương vụ, và số tiền bạn mất đi khi tính toán sai. Nguồn
gốc thành công của Soros cũng giống như Buffett, nghĩa là lợi nhuận thu
được từ những vụ đầu tư sinh lời sẽ bù đắp số tiền bị thất thoát trong
các vụ đầu tư khác.
Trong khi đó, sự đa dạng hóa lại là một hành động trái ngược hoàn
toàn, bởi vì việc có nhiều cổ phần nhỏ, cho dù tỷ lệ lãi suất lớn, thì
tổng số vốn của bạn cũng chỉ có thể thay đổi rất ít.
Tất cả những nhà đầu tư thành công lớn đều sẽ bảo với bạn rằng đa
dạng hóa danh mục đầu tư là trò chơi dành cho những kẻ tầm thường và
nhút nhát. Nhưng chắc chắn đây lại không phải là thông điệp mà bạn có
thể nghe được từ các chuyên gia tư vấn tài chính của bạn.
Sai lầm thứ năm: Tin rằng phải chấp nhận rủi ro lớn mới thu được nhiều lợi nhuận.
Thực tế là: Giống như các doanh nhân vừa khởi nghiệp, những nhà đầu
tư thành công thường có tâm lý e ngại rủi ro, vì thế họ luôn cố gắng
làm đủ mọi cách để hạn chế rủi ro và giảm thiểu thất thoát.
Tại một hội thảo về vấn đề quản lý được tổ chức cách đây vài năm,
các học giả luân phiên nhau lên trình bày công trình nghiên cứu của
mình về “cá tính của những người đang khởi nghiệp”. Những bài phát biểu
chứa đựng khá nhiều quan điểm bất đồng với nhau, chỉ ngoại trừ một
điều: những người đang khởi nghiệp thường chấp nhận rủi ro, và trên
thực tế, đa số họ đều ưa thích mạo hiểm.
Cuối buổi hội thảo, một doanh nhân ở hàng ghế khán giả đứng dậy và
nói rằng anh ta vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình vừa nghe được.
Anh nói, là một người mới khởi nghiệp, anh luôn tìm cách tránh xa mọi
rủi ro. Anh cũng có quen biết nhiều doanh nhân thành công khác và bảo
rằng thật là khó mà tìm được những người thận trọng hơn họ.
Những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người chống lại các
quyết định mang tính rủi ro, và các nhà đầu tư thành công cũng vậy.
Biết phòng tránh rủi ro là điều kiện cần thiết để tích lũy và nhân thêm
của cải. Lĩnh vực đầu tư không có chỗ cho ý tưởng hoang đường này của
các học giả. Thực tế đã chứng minh rằng nếu bạn chấp nhận rủi ro lớn,
thì nhiều khả năng bạn cũng đang tạo ra nguy cơ nhận lãnh những tổn
thất khổng lồ.
Cũng giống như các doanh nhân lúc khởi nghiệp, những nhà đầu tư
thành công hiểu rất rõ rằng mất tiền bao giờ cũng dễ hơn việc kiếm được
tiền. Đó là lý do tại sao họ lại chú trọng việc phòng tránh rủi ro hơn
là săn đuổi lợi nhuận.
Sai lầm thứ 6: Đặt trọn niềm tin vào “Hệ thống đánh
giá”, nghĩa là cho rằng phải dựa vào một số phương pháp để phân tích
chi tiết hay sơ bộ các dữ liệu để đảm bảo lợi nhuận đầu tư.
Thực tế đây là một hệ quả tất yếu của việc tin vào “các chuyên gia
tư vấn”. Nếu nhà đầu tư có thể thực hành theo hệ thống phân tích của
chuyên gia tư vấn, thì chắc hẳn anh ta sẽ thu được nhiều tiền như
chuyên gia này đã nói.
Căn nguyên của việc đặt niềm tin vào “chuyên gia tư vấn” và “hệ
thống phân tích” đều giống nhau ở chỗ nhà đầu tư luôn mong muốn có một
điều gì đó chắc chắn.
Warren Buffett từng trả lời câu hỏi liên quan đến một trong những
cuốn sách viết về ông như sau: “Các nhà đầu tư luôn tin tưởng vào hệ
thống phân tích bởi vì họ đang đi tìm một công thức để thành công”. Họ
hy vọng khi tìm ra công thức đúng, khi đó tất cả những gì họ cần làm
chỉ là cài đặt nó vào máy tính và theo dõi số tiền sinh sôi nảy nở từ
các vụ đầu tư.
Sai lầm thứ 7: Tin rằng bạn hoàn toàn biết rõ tương lai sẽ ra sao, và chắc chắn rằng thị trường sẽ phải tiến triển đúng như bạn dự đoán.
Thực tế đây là một đặc điểm thường gặp ở những người ham mê đầu tư.
Năm 1929, hầu như mọi người đều đồng ý với tuyên bố của Irving Fisher
rằng “các cổ phiếu đã đạt đến trạng thái bình ổn cao một cách lâu dài”,
vậy mà chỉ một vài tuần sau họ đã phải chứng kiến cảnh hỗn loạn khi thị
trường chứng khoán sụp đổ. Khi giá vàng tăng vọt vào thập niên 1970,
người ta đã dễ dàng tin rằng tình trạng lạm phát phi mã là điều không
thể tránh khỏi. Còn khi giá trị của Yahoo, Amazon.com, eBay, và hàng
trăm website khác tăng lên gần như mỗi ngày, thì thật khó để tranh cãi
với câu thần chú mà Wall Street đưa ra vào thập niên 1990: “Lợi nhuận
(trong việc đầu tư vào các công ty thương mại điện tử) không còn là vấn
đề chính yếu nữa”.
Đây là một biến thể từ “sai lầm chết người” thứ nhất trong hoạt động
đầu tư, vốn cho rằng bạn phải có khả năng dự đoán tương lai, song những
ảnh hưởng của nó còn mạnh mẽ và đôi lúc bi thảm hơn nhiều.
Một khi nhà đầu tư tin rằng muốn có lợi nhuận thì phải có khả năng
dự đoán tương lai, anh ta sẽ cố tìm kiếm các phương pháp để có thể dự
đoán “đúng”. Nhà đầu tư nào bị rơi vào “sai lầm chết người” thứ bảy
trong đầu tư sẽ nghĩ rằng anh ta gần như nắm chắc được tương lai và đã
biết trước tương lai sẽ mang lại cho anh ta những gì. Vì vậy, cuối cùng
khi nỗi đam mê (hay niềm tin thiếu căn cứ?) không còn nữa, anh ta sẽ
phải chứng kiến phần lớn vốn liếng của mình tan thành mây khói, và thậm
chí anh ta còn có thể mất luôn cả nhà cửa lẫn tài sản của mình.
Trong bảy “sai lầm chết người” này, thì việc thâm nhập thị trường
với một niềm tin võ đoán là điều nguy hiểm nhất đối với số vốn của bạn.
(Trích cuốn "Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett và George Soros" do Công ty First News phát hành)
[/table]
[/table]
[/table]
-
05-06-2009 11:47 AM #24
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
Những phương tiện chúng ta dùng để dư báo tương lai, từ các kiểu thức
dự báo thời tiết cho đến dự báo lợi nhuận, các hệ thống mậu dịch của
các thị trường tư bản đều không thích đáng vì chúng không xét đến những
gì mà những người tạo ra chúng đã không hề tưởng tượng được. Nhưng
những gì không thể tưởng tượng được lại vẫn thường xuyên xảy ra nghiêm
trọng hơn mức chúng ta tưởng tượng.
Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta khi đối phó với điều bất trắc vốn
dựa vào ngày hôm qua làm cơ sở báo trước ngày mai đã được gắn chặt với
hầu hết mọi hình thức phân tích mà doanh nghiệp phương tây vẫn sử dụng
hằng ngày. Các dự báo mức lời hàng quý của công ty, các kiểu thức định
giá rủi ro hằng ngày của các ngân hàng, các kiểu thức hành xử của các
nhà đầu tư khi TTCK biến động, các ngân sách và kế hoạch chiến lược,
các hệ thống đánh giá năng lực hoạt động và trả lương, mỗi hình thái
này đều sử dụng các kỹ thuật vốn được hình thành nhằm mục đích suy diễn
tương lai từ quá khứ. Nhưng nếu tương lai khó tiên đoán hơn nữa thì
sao? Đây là chỗ mà học thuyết Taled's Ludic đề cập.
Tuy nhiên, xét trên bình diện xác suất thống kê, cơ sở dự báo tốt nhất
về thời tiết ngày mai vẫn là thời tiết hôm nay, giống như hành động soi
kiếng chiếu hậu. Có thể nào phương tiện duy nhất chúng ta có được là
"kiếng chiếu hậu" và tất cả những gì chúng ta có thể làm được là nghĩ
ra những cách mới mẻ hơn nhằm sử dụng "kiếng chiếu hậu" đó?
-
22-07-2009 01:15 PM #25
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
Lỗ vì cả tin 'thầy bói' chứng khoán
Mất gần 40% giá trị sau một tháng nắm giữ cổ phiếu VNR,
anh Hòa trên sàn Đại Việt (TP HCM) tự trách đã quá tin vào những dự
đoán ngành bảo hiểm sẽ phất lên như diều gặp gió khi đại gia BVH chào
sàn.
> Thầy bói trên sàn chứng khoán
Khi đưa ra một dự báo thị trường, các chuyên gia tài
chính thường khẳng định chỉ mang tính tham khảo. Đã là dự báo thì sẽ có
sai số, chứng khoán đôi lúc rẽ hướng không ai ngờ đến, thế nhưng nhiều
nhà đầu tư vẫn xem như kim chỉ nam hành động để quyết định mua vào hay
bán ra.
Đã trải qua cảm giác thăng hoa khi chứng khoán gặp
thời trong năm 2007 lẫn vị đắng hồi năm ngoái thị trường lao dốc, song
anh Hòa, nhà đầu tư sàn Đại Việt vẫn bị tâm lý đám đông chi phối. Trước
ngày "đại gia" bảo hiểm BVH niêm yết, có rất nhiều thông tin cổ phiếu
này sẽ đỡ thị trường trên bản tin nhiều công ty chứng khoán. Mọi người
kháo nhau ngành bảo hiểm ngon ăn, giá cổ phiếu sẽ dậy sóng.
[table]
Nhà đầu tư nên cẩn trọng trước các thông tin trên thị trường chứng khoán. Ảnh: B.H.[/i]
[/table]
Trước các khuyến cáo lạc quan, anh Hòa vội mua ngay
1.000 cổ phiếu thuộc ngành bảo hiểm đang niêm yết sàn Hà Nội là VNR
(Tổng công ty Cổ phần tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam), với mức giá
44.200 đồng hôm 19/6. Song, không thể ngờ rằng, thời điểm anh nhảy vào
lại bắt đúng đỉnh chứ không phải đón đáy như kỳ vọng. Bởi giá VNR trượt
dài ngay sau đó, chốt phiên hôm 21/7 chỉ còn 28.300 đồng, mất trọn 36%
giá trị sau một tháng.
Mới chập chững đầu tư, để đảm bảo tiền sinh ra tiền
và lỗ ít nhất, anh Hoàng, quận Bình Thạnh, tìm đến bộ phận phân tích
của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, với mớ cổ phiếu bất động sản anh
được tư vấn nên mua vào cuối tháng 6, đến nay giảm gần 30% giá trị. Rút
kinh nghiệm, bây giờ anh Hoàng chỉ xem bản tin công ty chứng khoán gửi
hàng ngày là tiêu chí tham khảo thay vì quá tin tưởng như ban đầu.
Chị Hoa, sàn Âu Việt, thì còn nhớ như in hồi đầu
tháng 6, giới đầu tư rỉ tai nhau tin Ngân hàng Nhà nước có thể nới room
cho khối ngoại lên 49%, thay vì 30% như hiện tại. Nếu đúng như vậy, nhà
đầu tư sẽ có thêm nhiều cơ hội khi ôm vào cổ phiếu nhóm này. Vn-Index
hôm ấy gia tăng mạnh mẽ, lực mua lớn, giao dịch 3 cổ phiếu ngân hàng:
STB, ACB, SHB đứng top 5 cả hai sàn... càng ủng hộ cho thông tin trên.
Nghĩ đây là sự thật, chị tranh thủ đặt mua gần cả nghìn con STB.
Song, Ngân hàng Nhà nước sau đó đã khẳng định không
có chuyện nới room, đây hoàn toàn là tin đồn. "Cũng may cổ phiếu STB có
thanh khoản, biến động giá không đáng kể nên có thể bán ra ngay sau
đó", chị Hoa cho biết sẽ cẩn trọng hơn trước các thông tin lan truyền
trên thị trường.
Chuyên phụ trách gửi thông tin phân tích kỹ thuật, hỗ
trợ cho các quyết định đầu tư của khách hàng, nhân viên một công ty
chứng khoán ở quận 3, TP HCM (không muốn nêu tên) kể nhiều lần nhận
được email oán trách không thương tiếc của nhà đầu tư do nhận định
không đúng xu hướng thị trường, làm thiệt hại túi tiền của họ. Rút kinh
nghiệm, anh đưa nhận định dự báo thị trường với thời gian dài hơi hơn
(tuần hoặc tháng), thay vì khuyên nhà đầu tư nên mua, bán, hay "phán"
Vn-Index sẽ lên hay xuống ngay trong ngày hôm sau (ngắn hạn).
Để tránh những phiền toái tương tự, các công ty chứng
khoán cũng lên tiếng, khẳng định phía dưới bản tin bao giờ cũng có
đoạn: "thông tin chỉ mang tính chất tham khảo..."; "không chịu trách
nhiệm cho những khoản lỗ trong đầu tư nếu sử dụng những thông tin
này...". Những dự báo của các công ty chứng khoán chỉ đơn thuần giúp
nhà đầu tư có thêm nhiều luồng tin, tạo cái nhìn đa chiều hơn, còn
quyết định cuối cùng vẫn do bản thân nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm.
Chuyên gia kinh tế tài chính Đinh Thế Hiển cũng cho
rằng: "Sẽ không hợp lý nếu đã chọn phương thức đầu tư lướt sóng, kiếm
lợi từ sự tăng giảm mạnh của thị trường trong ngắn hạn lại muốn chỉ có
thắng, không có thua". Trong giai đoạn này, mọi nhận định, phân tích cơ
bản đều đứng ngoài, chỉ còn nhận định xu thế, hành vi của nhà đầu tư.
Nếu có lỗ trong giai đoạn này cũng nằm trong bản chất của đầu tư lướt
sóng (có người thắng, có người thua), nhưng nếu trách thị trường bất ổn
khiến nhà đầu tư thua lỗ là không hợp lý.
Trái ngược với ý kiến trên, đại diện một quỹ đầu tư
nước ngoài cho rằng, các công ty chứng khoán không nên "ra rả" nói thị
trường lên hay xuống, bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý chung. Không loại
trừ khả năng họ khuyên nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường khiến nhiều
người không dám mua, nhưng lại âm thầm gom vào với giá hời. "Bản thân
các công ty chứng khoán là đơn vị tự thu, chi, cũng kinh doanh như các
doanh nghiệp khác, nên những hành động của họ phải nhằm mục đích sinh
lợi", ông cho biết.
Bạch Hường[/b]
-
22-07-2009 01:56 PM #26
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
Đây là bài học sương máu dành cho mọi người nè !
1 Đừng bao h nghe lời khuyên miễn phí của bất cứ ai ; dù người đó là nhà PTKT đã thành danh (họ thành danh có thể họ đầu tư tốt ; kiến thức lý thuyết chuyên sâu ; điều đó không có nghĩa lúc nào họ cũng dúng) , người môi giới CK , anh em , bạn bè người thân ... . Chỉ có chưa đến 5% số đó đoán đúng mà thôi . Hãy tin và đánh giá thị trường 1 cách khách quan nhất ; đừng cố khẳng định bạn đúngcòn thị trường sai .
2 TTCK luôn có 2 thời điểm nhạy cảm nhất , đó là đầu suy thoái(hoặc cuối tăng trưởng) và đầu tăng trưởng (cuối suy thoái) . Hãy mua CP khi hầu hết mọi người trong đó có các chuyên gia đều bi quan đều tin răng TT sẽ xuống thấp hơn . và ngược lại , hãy bán khi mọi người đều hưng phấn , ai cũng nghĩ sau 1 thời gian tăng nóng , TT sẽ tiếp tục nóng ; hãy bán ra vào lúc này trước khi hiện tượng nguy hiểm nhất xảy ra (bán bão hoà) .
3 Đừng bao h mua CP đang giảm giá vì nghĩ răng nó đang được bán với giá thấp hơn giá trị thật . Nếu có quan điểm đó tức là bạn đã bỏ qua qui luật cung cầu vốn là qui luật có ảnh hưởng nhất trong bất kì TT nào , tài chính hay hàng hoá . Càng không nên cân đối giảm giá mua . Hãy để các chỉ số của TT , biến dộng giá và khối lượng giao dịch của CP bạn đang nắm giữ (kết thúc trong ngày lẫn biến động tức thời thấy được treê bảng điện tử) cho bạn biết nó đang ở đâu và bạn cần phải làm ji .
4 . Có thể mua quyền giao dịch (gọi và đặt) nhưng không được bao giờ bán(viết) quyền giao dịch , đặc biệt là bán (viết) quyên bán khống . Mục đích của bạn trên TTCK không phải là ngồi chơi để hưởng khoản lợi cao hơn tí tẹo so với gửi tiết kiệm , trong khi nguy cơ thua lỗ cao . Viết(bán) quyền bán khống là con đường ngắn nhất để : hoặc là vô nhà đá hoặc là làm "người chim" .
5 . Những nhà đầu tư tổ chức do số vốn lớn , vào và ra TT chậm chạp nên bất lợi hơn so với những NĐT cá nhân ; nhưng vì họ làm ăn lớn nên quyết dịnh của họ ảnh hưởng quan trọng đến biến động cả 2 chiều của TT nói chung nên họ có thể dùng 1 số tiểu xảo để đánh lừa các NĐT cá nhân : 1-tung tin đồn xấu (trong khi CP vẫn tăng giá với KLGGD đôi khi trên bảng điẹn tử cao) ; 2-đặt cược cả 2 cửa với cửa lên cao hơn xuống (tức là 1 số ngày họ mua nhiều , 1 số khác lại bán với số lượng ít hơn (thường là 30-50%) để CP có tăng có giảm nhưng chắc chắn xu hướng chính vẫn là tăng ; ngược khi họ muốn rút chân ra khỏi TT ; 3- liên kết với giới thứ 3 (CTCK hay thậm chí CTCK cũng có thể coi là NĐT tổ chức với chức năng tự doanh ; những nhà phân tích khác : của huyện tỉnh , trung ương) - tất nhiên là bất hợp pháp . Hãy tỉnh táo đẻ không bị lừa .
6 . Với những CTCK làm ăn không theo pháp luật : khớp lệnh không tuân theo chế độ ưư tiên về giá , kldGD , thời gian . Những ji bạn làm là đóng cửa trương mục tìm đến CTCK khác , không cần thiết phải kiện tụng nếu không đủ bằng chứng hoặc sợ bị trả thù .
7 . hãy đọc lại những dòng này mỗi tuần 1 lần cho đến khi bạn hành động như theo abnr năng ứng với chúng .
GOOD SUCCESSFUL !
nhà đầu tư đại tài trong... tương lai !
Tôi chỉ có 1 ham muốn , 1 ham muốn tột bậc là được thấy nụ cười mãn nguyện , vui vẻ hạnh phúc của tất cả mọi người trên thế giới . Niềm vui của mọi người là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi .
Số ĐT của tôi : 0949732398 .
-
02-08-2009 12:25 PM #27
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
[h1]Vượt qua khủng hoảng kinh tế.[/h1]
Thư mục: Những vấn đề Kinh tế |
Quan trọng
[/i]
Đăng ngày: 18:22 01-08-2009
Nguyên
nhân và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới được coi
là tồi tệ nhất kể từ năm 1929 đã được làm sáng tỏ qua những bài viết
của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế, nhưng để có giải pháp hữu
hiệu nhằm vượt qua khủng hoảng thì vẫn còn bỏ ngỏ. Trong cuốn sách
“Vượt qua khủng khoảng kinh tế” của tác giả Nguyễn Sơn do Nhà xuất bản
Thống Kê phát hành đã giải đáp phần nào nguyên nhân và giải pháp. Nó đã
giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế hiện tại
và hiệu quả của những giải pháp mà nhiều quốc gia đã và đang thực hiện.
Được
sự cho phép của tác giả tôi xin trích đăng 1 số đoạn trong cuốn sách
“Vượt Qua Khủng Hoảng Kinh Tế” của tác giả Nguyễn Sơn do Nhà Xuất Bản
Thống Kê – 2009, nhằm giới thiệu bạn đọc.
Ngôi Sao Đang Lên Lâm Bệnh
Quá trình đổi
mới của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986 đã thu được những thắng lợi
lớn lao. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới đẩy tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp 4 lần trong vòng 20 năm. Thu nhập bình
quân đầu người ngấp nghé ngưỡng 1.000 USD. Nếu như hơn 20 năm trước,
chúng ta “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, không thể nào đạt được mục
tiêu 21 triệu tấn lương thực quy ra thóc thì giờ đây thậm chí chúng ta
còn dư gạo để xuất khẩu. Thế giới bắt đầu không còn coi Việt Nam là
nước nghèo nữa. Họ nhìn thấy “chiến trường đang biến thành thị trường”,
nhìn thấy ở trung tâm ASEAN một ngôi sao đang toả sáng. “Việt Nam –
ngôi sao đang lên của châu Á” là tên một bài viết nổi bật trên tờ tạp
chí kinh tế hàng đầu thế giới The Economist số ra hồi đầu năm 2008. Đó
cũng là khẳng định của hầu hết những định chế tài chính quốc tế đang
nóng lòng nhảy vào thị trường còn rất tinh khôi này.
Nếu lúc đó có ai
đó bảo: “Cẩn thận đấy, cơn bão từ nước Mỹ sẽ tràn qua và cuối năm nền
kinh tế sẽ phát bệnh”, hẳn mọi người sẽ nhìn anh ta như nhìn một người
bi quan thái quá và hoàn toàn thoát ly thực tế. Kinh tế đang phát triển
mạnh. Xuất khẩu liên tục có thêm những hợp đồng mới. Thị trường nhà đất
nóng bỏng. Thị trường chứng khoán tuy hơi xuống dốc, nhưng các nhà đầu
tư vẫn hăng say “mò đáy” đón đợi một cuộc bứt phá ngoạn mục mới.
Thế nhưng cơn
bão từ Mỹ vẫn cứ tràn sang thật. Nền kinh tế đã phát bệnh thật. Và
không chỉ một cơn bệnh, mà có tới hai cơn bạo bệnh liên tiếp chồng lấn
lên nhau.
…
Những Cánh Cửa Mở Ra Hy Vọng
Để đối phó với
suy sụt kinh tế, phải làm tốt 4 việc: đóng mở linh hoạt với thị trường
toàn cầu; giữ vững hệ thống tài chính – ngân hàng đồng thời kiềm chế
lạm phát; bảo đảm an sinh xã hội; kích cầu. Nhưng vấn đề là ở chỗ chúng
ta cần phải đối phó bao lâu? Đến bao giờ mới vượt qua được khó khăn
kinh tế.
Một số chuyên
gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Việt Nam yếu hơn các nền kinh tế khác
nên sẽ bị bão tàn phá mạnh hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên, lập luận của
họ chỉ đúng khi người yếu kẻ mạnh cùng phải hứng chịu một mức độ khốc
liệt của cơn bão như nhau. Thực tế không phải như vậy: các nền kinh tế
khác nhau chịu mức độ khốc liệt khác nhau của cơn bão khủng hoảng toàn
cầu này. Như trên đã nói, chúng ta không phải nằm ở trung tâm cơn bão
mà chỉ nằm ở phần ngoại vi của nó. Như vậy, chúng ta sẽ không phải chịu
mức độ khốc liệt nhất của cơn bão. Đồng thời, khi cơn bão bắt đầu dịu
đi, phần ngoại vi sẽ thoát ra khỏi khó khăn sớm hơn phần trung tâm. Nói
cách khác, chỉ cần khủng hoảng kinh tế ở Mỹ dịu đi đáng kể là chúng ta
đã có thể vượt qua cuộc suy sụt kinh tế này rồi.
Như vậy, chúng
ta buộc phải chờ đợi cuộc khủng hoảng dịu đi ở tâm chấn của nó – nước
Mỹ. Khi nào thì nó dịu đi? Khi các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Mỹ
được cải thiện. Đặc biệt cần chú ý chỉ số thất nghiệp. Có một định luật
kinh tế mang tên nhà hoạch định chính sách người Mỹ Athur Okun
(1929-1979) phát biểu rằng khi GDP giảm 2 điểm phần trăm thì thất
nghiệp tăng 1 điểm phần trăm và ngược lại. Như vậy, thất nghiệp giảm đi
là chỉ số đáng tin cậy nhất báo hiệu GDP sẽ tăng trở lại. Chỉ số đáng
quan tâm khác là chỉ số giá chứng khoán Mỹ. Thường thì các nhà đầu tư
nhạy hơn số đông dân chúng về thông tin kinh tế, nên khi họ “ngửi” thấy
nền kinh tế có chiều hướng được khôi phục, họ sẽ lao vào mua chứng
khoán và đẩy giá nó lên.
Cả hai chỉ số
nói trên đều liên quan trực tiếp đến niềm tin kinh tế. Mà cơ sở của nó
là ở chỗ người ta có tin là nền kinh tế đã tìm ra được lối thoát khỏi
khủng hoảng hay chưa. Tâm lý học đám đông dạy rằng niềm tin ấy cần phải
được đánh dấu bằng một cái mốc rõ ràng và gây sốc. Theo tôi, cái mốc đó
sẽ là việc chính phủ Mỹ quyết định quốc hữu hoá các ngân hàng đang
chênh vênh bên bờ vực thẳm. Một đổi mới tư duy, đổi mới ý thức hệ mang
tính đột phá như vậy mới đủ nặng ký để người dân xem xét lại nỗi lo âu
của chính họ.
Phần lớn các dự
báo của các chuyên gia kinh tế thế giới đều cho rằng khủng hoảng kinh
tế Mỹ sẽ khó có thể kết thúc sớm trong năm 2009. Tuy nhiên, nếu chính
phủ Mỹ kiên quyết hơn với hệ thống tài chính – ngân hàng của họ như đề
xuất của các nước châu Âu trong Hội nghị các bộ trưởng Tài chính G20
tháng 3-2009 thì tình hình có thể sẽ sáng sủa sớm hơn. Từ một khía cạnh
khác, nền kinh tế Mỹ sẽ có cơ hội nhận được sự kích cầu to lớn từ chi
tiêu chính phủ nếu xảy ra một xung đột quốc tế lớn khiến người Mỹ tin
rằng an ninh của họ bị đe doạ nghiêm trọng và họ phải dốc toàn lực để
đối phó. Trong trường hợp đó, kinh tế Mỹ cũng có thể sẽ vượt qua khủng
hoảng sớm hơn dự tính.
…
Nguyễn Sơn (stockpro trích đăng)
-
02-08-2009 01:11 PM #28
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
Hay đó ! Mình sẽ tìm đọc . Nhưng mình có thắc mắc là ông Nguyễn Sơn này kiếm được bao nhiu (tính theo tỷ lệ % ) từ chu kì kinh tế - chu kì chứng khoán vừa rồi . Giáo sư kinh tế học tài giỏi chưa chắc đã là 1 nhà đầu tư thành công ; có nhiều cái tên đã không vượt qua nổi những luận thuyết của mình để đạt được thành công chói lọiTôi chỉ có 1 ham muốn , 1 ham muốn tột bậc là được thấy nụ cười mãn nguyện , vui vẻ hạnh phúc của tất cả mọi người trên thế giới . Niềm vui của mọi người là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi .
Số ĐT của tôi : 0949732398 .
-
03-08-2009 08:29 AM #29
Re: Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
[quote user="kipsailam68"]
Hay đó ! Mình sẽ tìm đọc . Nhưng mình có thắc mắc là ông Nguyễn Sơn này kiếm được bao nhiu (tính theo tỷ lệ % ) từ chu kì kinh tế - chu kì chứng khoán vừa rồi . Giáo sư kinh tế học tài giỏi chưa chắc đã là 1 nhà đầu tư thành công ; có nhiều cái tên đã không vượt qua nổi những luận thuyết của mình để đạt được thành công chói lọi [/quote] Nếu bạn chưa biết tác giả là ai thì không nên xét soát theo kiểu qui nạp như thế! Vì làm như vậy thì bạn bị mắc sai lầm nghiêm trọng bởi thiếu tính thực tế sát thực!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
By vitbay03 in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-10-2010, 09:20 AM -
Paul Krugman: Thế giới thiếu những bài học kích thích kinh tế
By ProDuck in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-09-2010, 10:31 AM
Bookmarks