Hạ lãi suất, người gửi tiền phải trả thuế lạm phát
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hạ lãi suất, người gửi tiền phải trả thuế lạm phát

      Hạ lãi suất, người gửi tiền phải trả thuế lạm phát
      "Trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao, việc hạ lãi suất tiền gửi có nghĩa là những người gửi tiền phải trả thuế lạm phát. Vấn đề đặt ra là liệu người gửi tiền có chấp nhận phải trang trải chi phí cho những ngân hàng và những người vay tiền hoạt động không hiệu quả hay không? Đó là câu hỏi mà Chính phủ và NHNN Việt Nam cần cân nhắc".
      Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam
      Quan điểm này được ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với ĐTCK.
      Ông đánh giá thế nào về thực trạng lạm phát của Việt Nam thời gian qua? Theo ông, những giải pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ Việt Nam đề ra trong Nghị quyết 11 được thực hiện trên thực tế như thế nào?
      Hiện nay, áp lực lạm phát đang đè nặng lên cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, chủ yếu do giá cả hàng hóa cơ bản như năng lượng, thực phẩm… tăng cao. Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam , chi tiêu cho lương thực thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập của người dân, nên tác động lại càng lớn. Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam còn xuất phát từ những bất cập trong cơ cấu nền kinh tế chứ không đơn thuần chỉ là giá thực phẩm tăng. Bên cạnh đó, đang có những nút thắt trong nền kinh tế, chẳng hạn như những yếu kém trong hệ thống như giao thông đã đẩy chi phí sản xuất, lưu thông tăng cao, ảnh hưởng bất lợi đến giá hàng hóa.
      Tôi cho rằng, Chính phủ đã nhận thức rõ những bất cập này và đã đề ra các giải pháp phù hợp trong Nghị quyết 11. Nghị quyết 11 không chỉ nhằm kiềm chế lạm phát trước mắt mà còn tạo tiền đề để chỉnh sửa lại những bất cập, yếu kém trong nền kinh tế. ADB cũng đã thấy một số dấu hiệu tích cực mà Nghị quyết 11 mang lại, ví dụ tỷ giá đã ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng lên, nhập siêu giảm, lạm phát giảm tốc... Vì vậy, ADB tin tưởng những chính sách mà Chính phủ hiện áp dụng là thích hợp và tôi cũng rất mừng khi Chính phủ Việt Nam đã xác nhận lại việc kiên trì thực hiện Nghị quyết 11 tại cuộc họp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa qua. ADB hy vọng Nghị quyết 11 sẽ được tiếp tục triển khai hiệu quả, minh bạch, kiên định.
      Ông có thể phân tích rõ hơn về một số giải pháp này?
      Chẳng hạn như Chính phủ chủ trương thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Đây là một giải pháp đúng đắn để hạn chế đà tăng trưởng tín dụng và chúng ta đã thấy một số tác động tích cực. Lạm phát các tháng 7 - 8 đã giảm tốc. Vì vậy, nếu Chính phủ kiên định với những mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 11, tôi nghĩ tốc độ lạm phát sẽ tiếp tục giảm dần về cuối năm và theo dự báo của chúng tôi, lạm phát sẽ vào khoảng 18,7% trong năm nay và 11% trong năm 2012. Nhưng phải nhắc lại là có một số vấn đề về cấu trúc để đối phó với lạm phát cao, đó là sự không hiệu quả của nền kinh tế. Đầu tư và tín dụng của Việt Nam so với các nước hàng đầu trong khu vực rất cao, trong khi hiệu quả đầu tư thấp kém. Chỉ số ICOR cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực. Đó chính là một trong những nguồn gốc của lạm phát. Cần phải thực sự giải quyết được những vấn đề này thì Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng hướng theo chất lượng được.
      Vừa qua, nhiều tổ chức quốc tế như IMF, WB và ngay cả ADB cũng tỏ ra chưa mấy đồng tình trước việc NHNN Việt Nam chủ trương kéo giảm mặt bằng lãi suất. Tại sao, thưa ông?
      Tôi cho rằng, không nên sớm nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ chặt chẽ cần được thực hiện một cách kiên trì, bền bỉ. Đối với vấn đề lãi suất cho vay, mặc dù việc NHNN đã trao đổi với các NHTM một cách khá cởi mở là một tín hiệu khá tích cực. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, lãi suất cho vay tăng cao là hệ quả của việc thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ với việc hạn chế cung tiền và tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, những người gửi cũng đòi hỏi lãi suất cần phải thực dương để bảo vệ tài sản của họ trước lạm phát. Nếu không, thay vì nắm giữ VND, họ sẽ chuyển sang USD hoặc vàng. Vì thế tôi nghĩ là NHNN cần phải rất thận trọng, cân bằng trong việc hỗ trợ các NHTM và DN với lợi ích của những người gửi tiền. Về nguyên tắc, lãi suất chỉ được giảm xuống khi lạm phát được kiểm soát.
      Tôi biết, hiện NHNN đang chịu sức ép của các DN và NHTM để giảm lãi suất xuống. Muốn vậy, lãi suất huy động cũng phải giảm tương ứng. Thế nhưng, trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao, việc hạ lãi suất tiền gửi có nghĩa là những người gửi tiền phải trả thuế lạm phát. Vấn đề đặt ra là liệu người gửi tiền có chấp nhận phải trang trải chi phí cho những ngân hàng và những người vay tiền hoạt động không hiệu quả hay không? Đó là câu hỏi mà Chính phủ và NHNN Việt Nam cần cân nhắc.
      Tôi không nghĩ là Chính phủ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Nhưng từ góc độ của một nhà đầu tư thì có những thông điệp bị lẫn lộn. Rõ ràng là bằng việc giảm lãi suất, Chính phủ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ một phần nào đó. Mặc dù Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng, nếu bám sát những giải pháp đã đưa ra thì không có sự nới lỏng hoàn toàn chính sách. Nhưng nếu nhìn vào một vài chính sách đơn lẻ, thì cảm nhận của các nhà đầu tư lại có thể rất khác.
      Ví dụ, vào tháng 7, NHNN Việt Nam đã giảm lãi suất thị trường mở (OMO). Mặc dù có thể NHNN nghĩ rằng đó là hành động tốt và không phải là nới lỏng chính sách tiền tệ, nhưng về phía các nhà đầu tư thì họ hơi lo lắng một chút.
      Ông vừa nhận định lạm phát cao của Việt Nam một phần do nền kinh tế kém hiệu quả. ADB cũng cho rằng, cần phải tái cấu trúc lại nền kinh tế và bắt đầu từ khối DNNN và hệ thống ngân hàng. Ông có thể nói chi tiết hơn?
      Các DNNN là một phần rất lớn của nền kinh tế, nên một trong những vấn đề về cấu trúc mà Chính phủ cần phải giải quyết để những bất ổn kinh tế vĩ mô không tái xuất hiện trong tương lai là phải tái cấu trúc lại khối DN này.
      Trong số 6.000 DNNN trước đây thì đã có 4.000 DN được gọi là cổ phần hóa. Nói như vậy là bởi chúng ta không nên chỉ nhìn vào số lượng DN được cổ phần hóa mà phải nhìn vào hiệu quả. Vì mục đích cuối cùng của cổ phần hóa là hiệu quả. Muốn vậy, sau cổ phần hóa, những DN này phải thay đổi cách quản trị, điều hành; phải đặt những DN này vào một sân chơi chung theo các nguyên tắc thị trường. Hãy nhìn vào phần lớn DN được cổ phần hóa, tất nhiên có một số thành công nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn. Vì vậy, Chính phủ cần chú trọng đến vấn đề làm thế nào cải thiện được hiệu quả hơn việc tái cấu trúc DNNN. Tái cấu trúc lại để cải thiện năng lực quản trị, điều hành, giúp những DN này năng động hơn, cạnh tranh hơn.
      Về việc cải cách hệ thống ngân hàng. Hiện hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nhiều yếu kém như quy mô nhỏ, năng lực quản trị, điều hành còn hạn chế, trong khi hệ thống giám sát còn nhiều bất cập nên nợ xấu tăng nhanh. Chính phủ cần nhận thức rõ những bất cập, yếu kém này để đưa ra các giải pháp hợp lý, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng cũng như bảo vệ người gửi tiền. Theo đó, đối với các ngân hàng yếu, cần phải được cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp với quy mô tài chính, năng lực quản trị; thậm chí trong một số trường hợp, cần sáp nhập với các định chế tài chính mạnh hơn. Chính phủ cũng cần trợ giúp các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị thông qua cải thiện các sắc luật, quy định và chính sách.
      Ông có đề xuất gì đối với Chính phủ Việt Nam trong ngắn và dài hạn?
      Như tôi đã nói, trong ngắn hạn, đề xuất mạnh mẽ của chúng tôi là phải tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, đừng nới lỏng quá sớm cho đến khi chúng ta thực sự thấy lạm phát giảm nhiệt. Về dài hạn, Chính phủ cần tiến hành nhiều cải cách nếu không thì mất ổn định vĩ mô có thể sẽ tái diễn trong tương lai.
      Muốn vậy, cần phải giải quyết được các nút thắt cổ chai trong nền kinh tế như những yếu kém về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực… Bên cạnh đó, cần phải cải cách hệ thống tài chính; cải cách DNNN đi đôi với cải thiện hiệu quả đầu tư công.
      Hồng Dung
      ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN



      Xem bài viết: Hạ lãi suất, người gửi tiền phải trả thuế lạm phát

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post trần văn đệ (19/09/2011 17:51)

      Không thể lấy tiền thuế, tiền vay nợ nước ngoài (cuối cùng thì dân cũng phải trả nợ cho CP mấy đời con cháu mới hết) ném vào các dự án gây thất thoát - lãng phí - tham nhũng - kém hiệu quả được.

      Tội đồ của lạm phát chính là từ đây mà ra. Người dân sẵn sàng trả nợ cho quốc gia, vấn đề là việc nợ nần đó có đem lại lợi ích, thành quả gì mà họ được hưởng ko ???

      CP nên có các chính sách và tiêu chí rõ ràng mà ưu tiên như : DN nào tạo ra nhiều việc làm, sản xuất ra hàng hóa thiết bị mà VN đang phải nhập siêu nhiều, tăng xuất khẩu, đóng thuế nhiều, nợ xấu ít, v.v...ko thể cào bằng được.


      Xem bài viết: Hạ lãi suất, người gửi tiền phải trả thuế lạm phát

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 19-09-2011, 11:03 AM
    2. Đường cong lãi suất báo hiệu tiền gửi bất ổn
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 16-09-2011, 11:40 AM
    3. Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 31-07-2011, 11:37 AM
    4. Bài toán “lạm phát - lãi suất”: Luẩn quẩn chưa thấy lối ra
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 04-07-2011, 08:23 AM
    5. Giảm lãi suất và ẩn số từ lạm phát
      By thienchien in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 27-01-2011, 01:28 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình