Threaded View
-
17-09-2011 02:16 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Năm 2012, cổ phần hoá sẽ "chất" hơn
Năm 2012, cổ phần hoá sẽ "chất" hơn
Cùng với các quy định mở trong Nghị định 59/2011/NĐ-CP nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá (CPH), dự thảo Thông tư hướng dẫn mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi có định hướng nổi bật là hoạt động CPH từ năm 2012 sẽ chú trọng về chất hơn, qua đó tạo ra hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK.
ĐTCK có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng Đổi mới, sắp xếp và phát triển DN, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính).
Thông tư hướng dẫn sẽ cụ thể hoá định hướng CPH chú trọng về "chất" hơn như thế nào, để đáp ứng mong đợi của NĐT, đặc biệt là các NĐT nước ngoài đang có ý định giải ngân vào các DN viễn thông, hàng không, khai khoáng, thưa ông?
Cùng với các ngành nghề trên, lĩnh vực tài chính, nhất là ngân hàng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh CPH thời gian tới và sẽ được Bộ Tài chính hướng dẫn rõ hơn trong Thông tư. Cụ thể: chỉ CPH các DN còn vốn nhà nước sau khi xác định giá trị DN và xử lý tài chính, nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá cho TTCK. Nhà nước không cấp thêm vốn cho DN làm ăn thua lỗ, mất hết vốn để CPH. Các DN này phải xây dựng phương án tái cơ cấu thông qua Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC). Trường hợp phương án này không hiệu quả, thì chuyển sang hình thức sắp xếp khác, trong đó có giải thể, phá sản.
Khi thực hiện CPH các DN, nhất là DN trong lĩnh vực viễn thông, hàng không, khai khoáng…, chắn chắn Nhà nước sẽ tính toán để thu hút NĐT nước ngoài tham gia với tỷ lệ hợp lý. Cùng với đó cơ chế bán cổ phần khá mở của Nghị định 59 sẽ tạo thuận lợi hơn cho NĐT nước ngoài tham gia mua cổ phần ngay từ trước khi DN chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP. Sau khi chuyển sang CTCP, tuỳ khả năng hoạt động của DN, cũng như diễn biến TTCK, Nhà nước sẽ đưa ra quyết định có bán vốn tiếp hay không, qua đó tiếp tục mở ra cơ hội cho NĐT nước ngoài. Với định hướng như vậy, nhiều khả năng từ năm 2012, tiến trình CPH sẽ "nóng" với sự xuất hiện của một số mặt hàng chất lượng cao.
Từ nay đến cuối năm và trong năm 2012 sẽ có bao nhiêu DN lớn CPH?
Từ nay đến cuối năm, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với không ít khó khăn, nên CPH sẽ khó "nóng", mà thay vào đó, các DN cần chuẩn bị tốt cho quá trình trước CPH. Theo đó, các bộ, ngành cần tập trung xây dựng lộ trình CPH giai đoạn 2012 - 2015 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí phân loại DN ban hành kèm theo Quyết định 14/2011/QĐ-TTg.
Do thiếu quy định thống nhất, nên nhiều DN đang trong quá trình CPH lúng túng khi hạch toán các khoản đầu tư trên TTCK. Bất cập này có được tháo gỡ trong dự thảo Thông tư, thưa ông?
Ngoài cụ thể hoá các vấn đề được quy định tại Nghị định 59, Thông tư cũng cần đưa ra hướng dẫn để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh do áp dụng cơ chế CPH trước khi Nghị định 59 có hiệu lực như: xác định giá trị lợi thế kinh doanh; cơ chế bán cổ phần cho người lao động trả chậm nhưng đến nay họ chưa trả...
Riêng vướng mắc về xử lý tài chính, dự thảo Thông tư đưa ra nguyên tắc xử lý đối với hai giai đoạn: trước khi tổ chức xác định giá trị DN và kể từ thời điểm công bố giá trị DN đến khi DN đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp để chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP. Ở giai đoạn đầu, nội dung đáng chú ý là quy định rõ danh mục tài sản mà DN tiếp tục kế thừa để chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP, trong đó làm rõ tài sản nào được phép loại trừ để chuyển giao cho DATC xử lý.
Thực tế thời gian qua, TTCK liên tục biến động khá lớn, nên để tháo gỡ vướng mắc cho hạch toán các khoản đầu tư trên TTCK, dự thảo Thông tư hướng dẫn cụ thể DN từ lúc xác định giá trị DN đến lúc chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP xác định giá trị các khoản đầu tư tài chính, trong đó bao gồm các khoản đầu tư trên TTCK tập trung. Chẳng hạn, tại thời điểm xác định giá trị DN, DN đầu tư vào một cổ phiếu giá 10.000 đồng/CP, nhưng đến thời điểm đăng ký kinh doanh, giá cổ phiếu tăng lên thì phần tăng thêm sẽ được tính tăng vào giá trị DN. Nếu giá giảm thì phần chênh lệch giảm cho phép DN sử dụng dự phòng đầu tư tài chính để bù đắp; trường hợp vẫn chưa bù đắp hết thì được chuyển vào kết quả kinh doanh để phản ánh đúng giá trị của khoản đầu tư tài chính đó.
Thưa ông, DN cố tình chậm chuyển tiền từ đợt bán cổ phần về Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN sẽ bị xử lý như thế nào?
Dự thảo Thông tư đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý nguồn thu từ CPH. Theo đó, các DN sau khi thu tiền từ đợt bán cổ phần phải chuyển ngay về Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN. Trường hợp DN cố tình chiếm dụng vốn, thì trong vòng 3 tháng kể từ thời điểm kết thúc đợt bán cổ phần, DN phải trả lãi với mức lãi suất áp dụng theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố (DN phải sử dụng lợi nhuận sau thuế để trả lãi); đồng thời phải xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan. Quá thời hạn 4 tháng mà DN không chuyển tiền về Quỹ thì sẽ cưỡng chế chuyển tiền từ tài khoản của DN về Quỹ.
Hữu Hòe thực hiện
đầu tư chứng khoán
Xem bài viết: Năm 2012, cổ phần hoá sẽ "chất" hơn
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
TCK 2010 - "Đòn bẩy" nào cho TTCK Việt Nam năm "Hổ"
By Budweiser in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-01-2010, 02:25 PM
Bookmarks