Hybrid View
-
15-09-2011 06:01 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng
Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng
Đồng loạt cam kết thực hiện trần lãi suất huy động 14% theo chỉ thị của Thống đốc , nhưng các ngân hàng bắt đầu lo lắng vì ngày càng nhiều khách hàng đến rút tiền.
Từ 7/9, các ngân hàng bắt đầu thực hiện Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấm dứt huy động vốn vượt trần lãi suất 14% một năm. Tại hội nghị do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội tổ chức sáng 15/9, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (VIBank) Hàn Ngọc Vũ cho biết từ đó đến nay, khách hàng đã rút ra gần 1.000 tỷ đồng. Theo ông, trong ngắn hạn nếu tình trạng này vẫn diễn ra, hệ thống ngân hàng có thể sẽ không chịu đựng được.
Tại ngân hàng Phương Nam (SouthernBank), trong một tuần đầu tiên chỉ thị của Thống đốc có hiệu lực thi hành, theo ước tính của Phó giám đốc Phan Công Khoa, có khoảng 200 tỷ đồng tháo chạy. Ông Khoa bày tỏ, đây rõ ràng là sức ép lớn đối với các nhà băng không nằm trong "top" lớn trong bối cảnh hiện nay, khi trần lãi suất đồng loạt quy về 14% một năm. Sức ép này nảy sinh, trong bối cảnh tiếp cận nguồn vốn trên thị trường mở (OMO), thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn... của các đơn vị này trước kia thường bị quản lý khá chặt chẽ.
Ngay sau khi đưa lãi suất huy động về 14%, hiện tượng người dân đổ đi rút vốn xảy ra tại một số ngân hàng. Ảnh minh họa
Thậm chí, chuyện người dân rút tiền còn xảy ra tại ngay cả các ngân hàng lớn, có uy tín. Không công bố số liệu chi tiết, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thừa nhận lượng vốn "chạy" khỏi nhà băng có quy mô tài sản và mạng lưới lớn nhất nước này cũng lên tới vài trăm tỷ trong tuần vừa rồi.
"Đây gần như là điều chưa có tiền lệ với Agribank", vị đại diện nói.
Tình trạng người dân rút tiền khỏi ngân hàng cũng diễn ra tại TP HCM. DongABank vừa phải đình chỉ một giám đốc chi nhánh vì huy động lãi suất vượt trần. Nhưng Tổng giám đốc Trần Phương Bình lo lắng vốn sẽ chảy đi nếu ngân hàng nghiêm túc thực hiện trần lãi suất.
"Có thể nhiều người đã quen với lãi suất tiền gửi cao, nay xuống thấp nên họ đã rút bớt tiền ra làm những việc khác, như chứng khoán, mua vàng hay bỏ vào bất động sản", ông nói. Ông Bình cho biết lượng tiền huy động của DongABank cuối tháng 8 vẫn tăng so với tháng 7 và cuối năm 2010. Nhưng sau khi thực hiện trần lãi suất từ ngày 8/9 thì lượng tiền huy động của ngân hàng giảm 20 tỷ đồng mỗi ngày.
Đại diện một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ có trụ sở tại TP HCM cũng than thở, chỉ trong 1 tuần qua, gần gần 150 tỷ đồng tiền gửi tại nhà băng đã bị rút ra khỏi ngân hàng. "Số tiền này được rút ra để làm gì vẫn chưa rõ", ông nói.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital) dự báo rủi ro thanh khoản sẽ là một trong ba điều đáng ngại với ngành ngân hàng từ nay đến cuối năm , ngoài rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp. Theo ông, kịch bản này khá giống với những gì từng diễn ra năm 2008, khi lãi suất huy động ở mức cao chót vót (tới 18% một năm) bỗng chốc bị ép xuống còn hai phần ba, thậm chí một nửa. Nhiều ngân hàng khi đó phải đi làm chuyện chỉ có thể có ở Việt Nam đó là năn nỉ khách hàng "xí xóa" mức lãi suất cao và chấp nhận mức thấp.
"Các ngân hàng giống như hạt cơm trong chảo rang, cứ bị hất lên hất xuống. Lãi suất huy động đầu năm cao 18% giờ tụt xuống 14%, nguy cơ vốn huy động giảm sút là điều chắc chắn", ông nói.
Điều các ngân hàng lo hơn cả là tình trạng "xé rào" có thể tái diễn khi một số đơn vị cạnh tranh không lành mạnh. Chủ tịch VIBank Hàn Ngọc Vũ cho rằng ở một số thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM hầu hết các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động, nhưng các địa bàn xa khu vực trung tâm, rất có thể vẫn xảy ra tình trạng "lách" lãi suất huy động. Thậm chí, nhiều người vẫn chưa từ bỏ được "thói quen xấu" mặc cả lãi suất với khách hàng. Đây cũng là điều khiến cho nhiều ngân hàng làm đúng quy định đang phải chịu một sức ép lớn về sự lành mạnh, minh bạch và bình đẳng trong nghiệp vụ huy động vốn.
Ông Lê Trí Thông, Phó tổng giám đốc DongABank cũng cho rằng, bản thân mỗi nhà băng không ai muốn vi phạm cả. Nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, cùng với đó là sự cạnh tranh không lành mạnh của một số đơn vị nên các nhà băng khác dù muốn dù không đã tham gia "lách lãi suất" nhằm giữ chân khách hàng.
Ông Thông cũng nghĩ rằng, nếu tất cả các nhà băng đều thực hiện nghiêm trần lãi suất và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh thì sẽ tốt hơn cho những người hoạt động trong ngành ngân hàng. Lúc đó, vi phạm đạo đức giảm, mọi hoạt động cũng trở nên minh bạch hơn.
Đại diện một công ty tài chính quy mô lớn ở Hà Nội cũng chia sẻ, một tuần đầu thực hiện chỉ thị, ngân hàng này đã sụt 600 tỷ đồng vốn huy động, chủ yếu từ những khách hàng không truyền thốngsự thất thoát nguồn thanh khoản do người đầu tư đột ngột rút tiền cũng diễn ra. Ông này thông tin, sau một tuần đưa lãi suất gửi về đúng quy định, thanh khoản của đơn vị này đã sụt mất 600 tỷ đồng, chủ yếu từ những khách hàng không truyền thống. Theo nhận định của lãnh đạo này, đang có sự chuyển dịch nhìn thấy rõ trong nguồn vốn, nhưng chuyển dịch đi đâu, các đơn vị hầu như chưa nắm rõ được. Thậm chí, tình trạng mặc cả lãi suất của khách gửi tiền với các đơn vị vẫn diễn ra khá phổ biến.
Lãnh đạo ngân hàng Phương Nam cho rằng rất có thể, ở đâu đó, vẫn còn có điểm huy động với lãi suất trên 14% một năm vì thế mới có hiện tượng khách hàng rút tiền khỏi các ngân hàng nghiêm túc để chuyển sang "ăn" lãi suất cao ở nơi khác.
Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho rằng, bên cạnh sự sát sao của cơ quan chức năng, ý thức của các ngân hàng mới là nhân tố chính để thị trường đi vào ổn định.
Hiện tại, toàn Hà Nội có tất cả 2.060 điểm giao dịch của các ngân hàng. Trong khi đó, thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cũng đã rất tăng cường lực lượng thanh kiểm tra hoạt động huy động vốn, tín dụng của các đơn vị, nhưng vẫn lực bất tòng tâm. Giám đốc Sương cho rằng, 108 cán bộ không thể bao quát hết, dù có nghìn mắt nghìn tay, dù có tăng lên 1.008 hay 2.008 người đi chăng nữa, cũng không thể kiểm soát xuể mọi hoạt động của các nhà băng nói trên.
Tuệ Minh - Lệ Chi
VNEXPRESS
Xem bài viết: Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng
-
15-09-2011 06:01 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hỏi Xoáy Đáp Xoay (15/09/2011 17:18)
Tại sao ngân hàng VN cứ phải sống vào tiền tiết kiệm nhỉ??? Ở các nước phát triển lãi suất xấp xỉ bằng không thì họ sống bằng gì???
Xem bài viết: Tiền tiết kiệm đang chảy khỏi ngân hàng
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
C92 vốn điều lệ chỉ có 24 tỏi, lái rất mê. Giá 10 cổ tức 15% ( hơn gởi tiết kiệm ở ngân hàng 1 năm). 2X chỉ là thời
By huetiger in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 1Bài viết cuối: 13-09-2011, 10:59 PM -
Ngân hàng 'chạy loạn' lãi suất
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 08-09-2011, 10:01 PM -
Gửi tiết kiệm càng ngắn càng lãi
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 28-07-2011, 09:09 PM -
Ai đang điều tiết thị trường ngân hàng Việt Nam?
By hungck411989 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 23-11-2010, 05:18 PM
Bookmarks