-
08-05-2012 06:26 PM #1041
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
hufahp (10-05-2012)
-
10-05-2012 04:18 PM #1042
Junior Member- Ngày tham gia
- Nov 2009
- Bài viết
- 198
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Báo cáo các bác là từ hôm qua đến hôm nay tôi đã mua đủ số cp dự kiến. Ngưỡng giá này có thể bị nhiều người cho là mua quá cao nhưng tự tôi đánh giá thì thấy mua được nên đã mua xong.
Chúc các bác canh bảng mua được giá tốt trước khi BKC có nhiều tin vui được đưa ra!
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
hufahp (10-05-2012)
-
10-05-2012 05:03 PM #1043
Cao thấp là do mình. Lúc xuống tới 9 thì vẫn cho là cao và lúc lên 100 thì vẫn cho là thấp. Chung qui mình cảm thấy mình làm đúng. TT lúc này mà về tới 9 thì hay biết bao. Còn vấn đề giá lên bây h không quan trọng. Mặc dù mình hiện vẫn đang ôm đầy cp .
-
20-06-2013 06:09 PM #1044
Member- Ngày tham gia
- Oct 2006
- Bài viết
- 236
- Được cám ơn 103 lần trong 58 bài gởi
Công an xác minh Tổng giám đốc BKC nhiều sai phạm
Kết quả xác minh tại văn bản số 1514 của Công an tỉnh Bắc Kạn ngày 18/6/2013 đã chỉ rõ nhiều vi phạm của đương kim Tổng giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn (BKC) Mai Văn Bản.
Kết của xác minh của Công an Bắc Kạn cho thấy, Tổng giám đốc Bản đã “không nghiêm túc thực hiện các nghị của của HĐQT, đặc biệt còn có nhiều việc làm trái ý kiến chỉ đạo của HĐQT”.
Ông Bản được xác định không thực hiện quy chế bán hàng do HĐQT quy định, vi phạm quy trình bán hàng “gây thiệt hại cho công ty”.
Đặc biệt, ông Bản đã “tự ý làm nghị quyết HĐQT công ty để huy động vốn vào mỏ vàng Pác Lạng với số lượng lớn”. Hành vi này của ông Bản được công an cho rằng “có thể dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất an ninh trật tự.
Trụ sở Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn
Chưa dừng lại ở đó, xác minh từ phía công an cũng khẳng định việc uỷ quyền cho người nước ngoài đứng tên đại diện cho phần vốn góp của Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn tại Lào cũng không được ông Bản thông qua HĐQT công ty. Văn bản này không xác định được ngày tháng, năm lập, không có chữ ký của người được nhận uỷ quyền, không được lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Tuy chưa được thực hiện nhưng đã sử dụng con dấu của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn đóng vào văn bản này.
Cá nhân ông Bản cũng đã chỉ đạo bộ phận giúp việc ra nghị quyết HĐQT trái với biên bản họp HĐQT (nghị quyết số 25 ngày 4/4/2013 trái với biên bản họp HĐQT ngày 4/4/2013). Với nghị quyết này, Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn đã làm thủ tục bán cổ phiếu quỹ với giá thấp hơn quyết định của HĐQT.
Tổng giám đốc Bản còn chỉ đạo ban kiểm soát lập xác minh không đúng sự thật về số cổ phiếu của cổ đông. Trên cơ sở chỉ đạo của ông Bản, ban kiểm soát đã có văn bản báo cáo với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội để yêu cầu huỷ bỏ quyền biểu quyết của một số cổ đông trong đại hội thường niên năm 2013. Việc làm này của ông Bản được xác định là “làm phức tạp thêm tình hình”.
Do vụ việc có tính chất phức tạp lại diễn ra dài từ năm 2008 đến nay, chứng từ sổ sách kế toán của doanh nghiệp này công an tỉnh Bắc Kạn chưa tiếp xúc… nên theo Công an tỉnh Bắc Kạn, tới đây lực lượng này sẽ tiếp tục điều tra làm rõ để xác định thiệt hại về vật chất của công ty do các hành vi vi phạm của các cá nhân gây ra.
-
28-07-2013 10:21 AM #1045
- Ngày tham gia
- Dec 2012
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Bài 1: Nguyên lãnh đạo tỉnh bất chấp luật Cán bộ công chức, cố thủ trong HĐQT
Công ty Cổ phần Khoảng sản Bắc Kạn từng là lá cờ đầu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, vài năm gần đây, công ty này lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, nội bộ lục đục. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do 1 nhóm các thành viên chủ chốt nằm trong Hội đồng quản trị đã liên kết lại để ra sức… phá công ty.
Sau khi về hưu, ông Nguyễn Văn Thành, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã nhanh chân “xí” chỗ trong Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn bất chấp điều này vi phạm nghiêm trong Luật Cán bộ, Công chức.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 9/2009, ông Nguyễn Văn Thành đã nghỉ hưu, rời ghế Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình công tác trước đó, trên cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Thành được phân nhiệm vụ phụ trách mảng công nghiệp, xây dựng cơ bản, trong đó có lĩnh vực khoáng sản. Với trách nhiệm quản lý nhà nước của mình, trong ba năm 2006 -2009, ông Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Thành đã ký không dưới hai chục văn bản phê chuẩn các kiến nghị, dự án của Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn. Thậm chí, ông Thành còn ký những văn bản đề xuất, kiến nghị lên các Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lá cờ đầu của ngành khoáng sản tỉnh Bắc Kạn hoạt động thuận lợi.
Tháng 4/2012, tức 31 tháng sau khi ông nghỉ hưu, ông Nguyễn Văn Thành đã tham gia vào HĐQT Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn. Theo quy định, việc làm này của ông Thành đã vi phạm nghiêm trọng Luật Cán bộ, Công chức. Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 19 Luật Cán bộ, Công chức quy định: “Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài”.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 106/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 về danh mục bí mật Nhà nước độ tuyệt mật, tối mật trong ngành Công thương có nêu rõ một số các tin, tài liệu trong phạm vi sau là những điều tuyệt mật, bí mật của ngành Công thương, là “các hợp đồng, đề án lớn mang tính chiến lược của ngành thương mại, cơ khí, luyện kim, năng lượng điện, hóa chất, dầu khí, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác đã được phê duyệt. (khoản 3, điều 2).
Như vậy, ông Thành với trách nhiệm là Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chắc chắn nắm rất rõ các hợp đồng, đề án lớn mang tính chiến lược của ngành khoáng sản tỉnh Bắc Kạn. Ví dụ như, tại văn bản số 792/UBND-CN do ông Thành ký ngày 20/6/2005 về lập dự án khả thi xây dựng Nhà máy luyện chì công suất 10.000 tấn/năm, ông Thành có nêu rõ: “Trong Quy hoạch phân vùng điều tra, khai thác, chế biến và sử dụng chì kẽm giai đoạn 2004 – 2010 có xét đến 2020 do Viện Nghiên cứu chiến lược Chính sách công nghiệp – Bộ Công nghiệp lập thì dự án đầu tư xây dựng Nhà máy luyện chì tại huyện Chợ Đồn nằm trong quy hoạch của cả nước. Tuy nhiên, đến nay Quy hoạch trên chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của Phóng viên, ông Thành cũng là người ký các văn bản đề xuất, phê duyệt đề án khai thác một số mỏ vàng sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Hoặc ông Thành cũng là người ký các văn bản gửi Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng… để xin ý kiến trước khi phê duyệt các đề xuất, đề án liên quan tới việc khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Căn cứ về pháp lý để khẳng định việc ông Thành vi phạm luật công chức còn thể hiện tại “Nghị định số 102/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ”. Theo Nghị định này, ông Thành thuộc nhóm đối tượng 4 (khoản 4, điều 4 của Nghị định) gồm các chương trình, dự án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt. Theo điều 5 tại Nghị định này, với nhóm đối tượng như ông Thành, thời hạn không được kinh doanh ở ngành mình trực tiếp quản lý, điều hành là 36 tháng.
Với việc vi phạm như trên, ông Thành đương nhiên không còn tư cách làm thành viên Hội đồng quản trị công ty Khoáng sản Bắc Kạn bởi tại Tiết a, khoản 5 Điều 24 Điều lệ Công ty quy định: “Thành viên Hội đồng quản trị sẽ không còn tư cách thành viên HĐQT trong các trường hợp sau: a.Thành viên đó không đủ tư cách làm thành viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc bị luật pháp cấm không được làm thành viên Hội đồng quản trị”. Tuy nhiên, khi những sai phạm trên bị phanh phui, ông Thành vẫn nhất quyết không chịu rời ghế Hội đồng quản trị. Từ đây, mầm mống về những vi phạm pháp luật khác trong công ty khoáng sản Bắc Kạn bắt đầu… đại loạn.Last edited by lientcv; 29-07-2013 at 08:23 AM.
-
28-07-2013 10:22 AM #1046
- Ngày tham gia
- Dec 2012
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Bài 2: Nguyên kế toán trưởng tính trăm đường tư lợi cá nhân
Ngày 03/5/2013, Khi lãnh đạo công ty yêu cầu đưa hồ sơ kế toán về trụ sở chính để lưu giữ, thanh kiểm tra, ông Đinh Trung Hiếu, nguyên kế toán trưởng Công ty Khoáng sản Bắc Kạn - hiện đang là thành viên thường trực của HĐQT, đã liều mình chống lại tất cả để bảo vệ đống hồ sơ kế toán...
Về vụ việc này, ông Mai Văn Bản, Chủ tịch HĐQT- Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản Bắc Kạn cho biết: “Thời gian vừa qua, có nhiều thông tin cho rằng, ở Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng (đơn vị trực thuộc Công ty Khoáng sản Bắc Kạn) có những biểu hiện gian dối trong báo cáo tài chính, có dấu hiệu về việc ăn cắp hàm lượng và xuất bán quặng trái phép, có hiện tượng tiêu hủy, tẩu tán tài liệu kế toán... Để làm rõ việc này, Ban Kiểm soát Công ty đã đề xuất với Tổng Giám đốc về việc điều chuyển gấp toàn bộ Hồ sơ kế toán của Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng từ năm 2006 đến nay, về Bộ phận lưu giữ hồ sơ tại Văn phòng của Công ty tại tổ 1, phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn phục vụ công tác kiểm tra. Thấy đề xuất của Ban Kiểm soát là đúng đắn, phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán và điều lệ Công ty nên tôi đã đồng ý với đề xuất công tác kiểm soát, để mọi chuyện phải được minh bạch trước khi diễn ra Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013...”.
Tuy nhiên, công việc tưởng chừng như đơn giản trên lại vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ những người từng là lãnh đạo của Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng như ông Trần Hữu Độ, nguyên Giám đốc Xí nghiệp, và đặc biệt là ông Trần Trung Hiếu, nguyên Kế toán trưởng của Công ty Khoáng sản Bắc Kạn. Đồng thời, trong giai đoạn 2006 -2012, ông Hiếu cũng chính là kế toán trưởng của Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng.
“Nhằm ngăn chặn đoàn công tác của Công ty Khoáng sản Bắc Kạn tiếp nhận hồ sơ của chính mình, ông Đinh Trung Hiếu đã dùng nhiều cách như đóng cổng, điều xe ben to đến chắn ngang lối ra vào. Thậm chí, có cả những người lạ mặt xuất hiện để ngăn cản đoàn công tác vào tiếp cận hồ sơ. Các cuộc cãi vã, đấu khẩu được khơi mào. Tuy nhiên, kết quả vẫn không được như ý muốn”, một thành viên trong đoàn công tác tường thuật lại.
“Vụ việc chỉ thực sự có biến chuyển khi chúng tôi gọi điện thoại tới các cơ quan chức năng yêu cầu trợ giúp và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của ông Độ, ông Hiếu. Ngày 04/5/2013, sau hơn một ngày thương thuyết không được, lực lượng công an huyện Chợ Đồn đã xuất hiện và yêu cầu phía ông Hiếu, ông Độ hợp tác. Lúc này, số tài liệu về sổ sách kế toán mới được chuyển về trụ sở để kiểm tra”, ông Mai Văn Bản tường thuật.
“Từ việc kiểm tra số giấy tờ kế toán này, chúng tôi đã phát hiện rất nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở một số nhóm tội danh về kinh tế của ông Hiếu”, ông Mai Văn Bản cho biết thêm.
Nhiều dấu hiệu vi phạm các tội danh kinh tế
Sau khi kiểm tra hồ sơ kế toán, Công ty Khoáng sản Bắc Kạn mới tá hỏa khi phát hiện quá nhiều sai phạm dẫn tới thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Theo tài liệu ghi trong biên bản cuộc họp của Đoàn Kiểm tra nội bộ Công ty ngày 11/6/2013, Ban Kiểm soát Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn cũng đã phát hiện thêm rất nhiều dấu hiệu sai phạm tại Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng từ năm 2006 đến năm 2012. Vì suốt nhiều năm qua, Ban lãnh đạo Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng có tổ chức cân dịch vụ quặng cho các tổ chức, cá nhân ngoài công ty và có thu tiền, với số lượng kiểm đếm sơ bộ còn lưu lại là 2.440 xe quặng, giá tiền đã thu là 50 nghìn đồng/xe, số tiền thu được 122 triệu đồng. Số tiền này đã được Lãnh đạo Xí nghiệp để ngoài sổ quỹ Xí nghiệp.
Thậm chí, có nhiều điều trái ngược tới mức được phát hiện sau khi thanh kiểm tra hồ sơ kế toán như có những hóa đơn mua hàng có giá trị hàng trăm triệu đồng nhưng chỉ ghi “mua hàng qua điện thoại” mà không hề có hợp đồng kinh tế hay biên bản thanh lý hợp đồng.
Riêng với cá nhân ông Đinh Trung Hiếu còn “thuyết phục” được xí nghiệp thuê xe ô tô con của mình mang BKS 20L 3955 với mức giá 10 triệu đồng/tháng trong thời hạn 2 năm, 2009 và 2010. Tuy nhiên, theo quy định thì lãnh đạo Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng không được tiêu chuẩn xe riêng, nên việc thuê xe đã làm thất thoát của Công ty cổ phẩn Khoáng sản Bắc Kạn 240 triệu đồng.
Một dấu hiệu rất bất thường nữa là việc rất nhiều hợp đồng trị giá hơn 4 tỷ đồng đã được Xí nghiệp do ông Hiếu làm Kế toán trưởng đã được thanh toán qua 1 nhân vật có tên Đinh Thị Hồng Vân. Các hóa đơn của bà Vân thanh toán tiền với Xí nghiệp tuyển khoáng Bằng Lũng lại mang tên nhiều công ty, cửa hàng, tên cá nhân khác nhau... nhưng khi chuyển tiền thanh toán bằng ủy nhiệm chi và tiền mặt, Xí nghiệp lại chi trả thẳng cho cá nhân bà Đinh Thị Hồng Vân (!?). Trong khi đó, bà Vân không phải là người cung cấp vật tư, không phải người của công ty, nên không thể thay mặt công ty hoặc xí nghiệp để mua vật tư có giá trị lớn với nhiều cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, bà Vân lại là chị gái của ông Kế toán trưởng Đinh Trung Hiếu.
Vụ việc bất chấp pháp luật của ông Đinh Trung Hiếu diễn ra vào ngày 14/5/2013 mới thực sự nổi bật. Theo đó, ông Hiếu đã dẫn một nhóm các xe tải cỡ lớn vào kho bãi của Xí nghiệp Khai thác và chế biến Khoáng sản Chợ Đồn (trực thuộc Công ty Khoáng sản Bắc Kạn) để xúc và vận chuyển quặng nguyên của bãi xí nghiệp chuyển đi mà không hề có bất kỳ một hợp đồng, chứng từ mua bán, giao dịch nào với số quặng trên. “Chỉ đến khi Công an huyện Chợ Đồn can thiệp thì ông Hiếu mới cho rút quân. Tuy nhiên, đã có 6 chuyến “hàng” được các xe tải trọng lớn vận chuyển ra khỏi bãi. Có nhiều người làm chứng và tư liệu ghi lại về vấn đề này”, một thành viên trong Ban Kiểm soát Công ty Khoáng sản Bắc Kạn cho biết.
Ông Nguyễn Văn Thành ủng hộ cái sai: Trước những việc làm sai của ông Đinh Trung Hiếu, nhiều lần ông Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, hiện đang làm thành viên HĐQT của Công ty Khoáng sản Bắc Kạn đã gửi tin nhắn, thông điệp tới các lãnh đạo Công ty để ủng hộ ông Đinh Trung Hiếu.
Ông Hiếu có dấu hiệu vi phạm nhiều tội danh về quản lý kinh tế: Theo luật sư Chu Mạnh Cưởng, Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội): Theo như nội dung bài báo nói thì ông Hiếu có những dấu hiệu rất rõ ràng về các tội danh như “tham ô tài sản” tại điều 278 Bộ luật Hình sự và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản” tại điều 280 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, có thể xét tới khả năng ông Hiếu đã vi phạm tội “cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật Hình sự. Ở vụ việc ngang nhiên cho xe vào chở quặng đi ra khỏi xí nghiệp thì có dấu hiệu ở tội danh “công nhiên chiếm đoạt tài sản” tại điều 137 Bộ luật Hình sự.Last edited by lientcv; 29-07-2013 at 08:24 AM.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
NNC - "Tuy không "cao" nhưng cả thị trường phải ngước nhìn"
By thanh120505 in forum Thị trường OTCTrả lời: 2Bài viết cuối: 27-04-2012, 09:46 AM -
DANH SÁCH CỔ PHIẾU OTC ĐANG CÒN GIAO DỊCH "THOI THÓP"
By alibaba-vietnam in forum Thị trường OTCTrả lời: 3Bài viết cuối: 17-01-2008, 10:51 AM -
Lên diễn đàn, đừng gắn "cái tôi" vào "cái nick"
By quygau198 in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-07-2007, 07:22 AM -
CỔ PHIẾU "BLUE CHÍP" NHẤT TRÊN TTCK VIỆT NAM
By thanhphong79 in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-03-2007, 09:14 AM
Bookmarks