Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 8 của 8

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

      Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

      Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 được Thủ tướng ký ban hành hôm nay (8/9), Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng phân tích, làm rõ nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam.
      Lạm phát tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao cũng được Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ 2011 - 2016 xếp ở vị trí đầu tiên trong số các tồn tại của tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng qua và cả năm 2011.
      Các tồn tại tiếp theo là mặt bằng lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư giảm; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút; tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm hơn kế hoạch đề ra; đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân ở các khu công nghiệp, vùng miền núi, dân tộc thiểu số… còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông còn nhiều bức xúc, nhất là còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
      Để đạt được mục tiêu cả năm, ưu tiên kiềm chế lạm phát một lần nữa lại được Chính phủ tái khẳng định trong yêu cầu về nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành liên quan.
      Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm đồng thời các mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6%.
      Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục điều hành chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
      Yêu cầu với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát việc cắt giảm đầu công theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ.
      Nghị quyết còn nêu rõ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2011”.
      Tại Nghị quyết, Chính phủ cũng xác định mục tiêu tổng quát của năm 2012 là: Tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
      Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2012 là: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011…
      Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng được định hướng tăng dưới 10%, với sự tiếp tục nhất quán triển khai chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
      Kiềm chế cho được lạm phát, trong đó có phân tích rõ nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam liên tục cao cũng là yêu cầu được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đặt ra tại kỳ họp thứ nhất vừa qua.
      Bởi ngay trong quá trình thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng đã có không ít ý kiến cho rằng, nhìn nhận về nguyên nhân lạm phát cao tại báo cáo là "chưa thỏa đáng".
      Đó là giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh; việc điều chỉnh tăng một số mặt hàng thiết yếu, tăng tỷ giá, lãi suất làm tăng giá hàng hóa; phản ứng tăng giá dây chuyền do tâm lý người tiêu dùng bị tác động và do thiệt hại, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp làm giá lương thực, thực phẩm tăng cao…
      Ngay trên diễn đàn Quốc hội, không ít đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.
      Một số vị đại diện của dân đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực.
      Có ý kiến đặt vấn đề kỳ họp thứ hai Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về lạm phát, nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát cao ở Việt Nam.
      Nguyên Hà
      TBKTVN



      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Bùi Huy Tuấn (<i>08/09/2011 23:2</i>)

      Từ cuối năm ngoái đến nay chúng ta chống lạm phát bằng biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng kết quả không được như mong muốn.

      Chúng ta cần nhận thức sự đặc thù trong việc cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác với các nước phát triển: Ở VN dư nợ cho vay của các NHTM chủ yếu là cho vay đối với DN SXKD, cho cá nhân vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp.

      Ở các nước phát triển thì ngược lại, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, do vậy khi lạm phát xảy ra thì sử dụng biện pháp tăng lãi suất sẽ có tác dụng tốt (làm hạn chế cầu tiêu dùng ngay).

      Ở VN việc chống lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ đã không có tác dụng nhiều (vay tiêu dùng ở VN chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đồng thời thắt chặt tiền tệ đã làm cho các DN SXKD gặp rất nhiều khó khăn (vì họ hoạt động chủ yếu vào vốn vay ngân hàng chiếm 70 – 80% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đẩy chi phí sản xuất lên cao, có thể phải thu hẹp SX hoặc dừng SX tạo áp lực tăng giá hàng hóa dịch vụ được cung ứng ra thị trường. Chúng ta cần thay đổi các biện pháp chống lạm phát hiện nay đang sử dụng mới mong đạt được kết quả.


      Một nguyên nhân khác tác động đến lạm phát đó là cơ chế tạo nguồn vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách hiện nay của nước ta.

      Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách gọi là bội chi ngân sách. Việc bội chi ngân sách là phổ biến ở các quốc gia bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, đặc biệt các nước đang phát triển áp lực bội chi ngân sách rất lớn do phải chi tiêu công cho đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng… Bội chi ngân sách chủ yếu được dùng vào mục đích chi tiêu công, sẽ được bù đắp bằng các khoản vay của chính phủ ở trong nước và vay nước ngoài dưới các hình thức vay nợ khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình thức phát hành trái phiếu.

      Ở Việt nam các khoản nợ công theo báo cáo của bộ Tài chính thì vẫn ở mức an toàn, hiện tại đang dưới 50% GDP. Mức độ nợ công ở ngưỡng an toàn ở từng quốc gia là khác nhau, nó phụ thụ vào khả năng chịu đựng của từng nền kinh tế.

      Chi tiêu công có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát. Ở Việt Nam nợ công chưa lớn nhưng đã tác động rất lớn tới lạm phát.

      Theo Tôi thì có nhiều lý do như: Hiệu quả của chi tiêu công, việc này chúng ta đã phân tích nhiều do vậy Tôi sẽ không phân tích thêm. Một vấn đề ảnh hưởng tới lạm phát do chi tiêu công đó là nguồn vốn để chi tiêu công, theo Tôi đây là một trong những lý do sinh ra lạm phát ở Việt Nam đã tác động không nhỏ tới lạm phát.

      Trong thực tế trái phiếu phát hành ra được các ngân hàng thương mại mua là chủ yếu. Các ngân hàng thương mại sau khi mua trái phiếu chính phủ thường thì họ không giữ ở trong két sắt của mình, họ mang lên Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt để tham gia thị trường mở và tại đây họ được rút một lượng tiền tương ứng ra từ NHNN.

      Qua cơ chế này một lượng tiền đã được bơm ra từ NHNN và làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ NHNN thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách.

      Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát. NHNN cần xem lại cơ chế thị trường mở, hạn chế việc cho các ngân hàng thương mại mang đặt trái phiếu chính phủ để rút tiền ra từ NHNN.


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    3. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Hidenseek (13-09-2011)

    4. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lê Dân Hà nội (<i>09/09/2011 8:10</i>)

      Rất rễ hiểu, nếu chính phủ kiềm chế được giá xăng dầu giá điện, thì giá thực phẩm sẽ không có cớ để tăng, giá lương thực, thực phẩm không tăng kéo theo nhiều hàng hoá khác giảm theo.


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    5. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post trần văn đệ (<i>08/09/2011 22:22</i>)

      Bây giờ mới tìm nguyên nhân thì đã quá muộn.

      1. Phải biết và hiểu rõ định nghĩa lạm phát là gì?

      2. Do đầu tư công được VẼ RA quá nhiều mà hầu hết là: thất thoát - lãng phí - tham nhũng - kém hiệu quả... Kết quả là ko đem lại lợi ích gì lớn phục vụ cho xã hội.

      3. Do vay nợ nước ngoài quá nhiều mà sử dụng vốn vay sai mục đích, sai đối tượng, v.v... cho nên kém hiệu quả và tệ nạn mọc ra (như đưa tiền cho THẰNG NGHIỆN tiêu thì bao nhiêu cũng thiếu).

      5. Do ko sản xuất ra được hàng hóa, thiết bị mà VN phải nhập (công nghiệp phụ trợ) dẫn đến nhập siêu tăng thành MÃN TÍNH.

      6. Do xuất khẩu kém, toàn dựa vào tài nguyên khoáng sản dạng xuất thô.

      7. do quản lý điều hành, kiểm soát, thanh tra, kiểm toán, xử phạt, v.v...

      8. do luật đưa ra LUÔN LUÔN ĐI SAU THỜI ĐẠI.

      9. do ko quan tâm đến người, đơn vị trực tiếp sản xuất (như Nông dân làm ra hạt gạo thì bị chèn ép giá và tình trạng THẰNG CÒNG NUÔI THẰNG SÕNG quá nhiều)

      10. v.v.....và v.v....


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    6. #5
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post HK (<i>09/09/2011 10:10</i>)

      Nguyên nhân lạm phát rất dễ thấy: chi tiêu, mua sắm, đầu tư vượt quá năng lực sản sinh GDP.

      Lấy ví dụ đơn giản về sản phẩm của Mỹ như iPad: nguyên liệu cực ít tốn kém nhưng giá trị cực cao, chiếm gần hết chuỗi giá trị. Toàn là sức lao động mà ra.

      Trong khi VN thì sao? Tiêu tốn nguyên liệu, thâm dụng tư bản mua sắm, đầu tư để chỉ SX ra 1 sản phẩm, dịch vụ kém giá trị hoặc chiếm phần nhỏ trong chuỗi giá trị.

      Tóm lại là: sức lao động chiếm phần nhỏ trong chuỗi giá trị.

      Thêm nữa là sự tiêu xài cá nhân quá lớn. Cứ nhìn người VN xem, TG có cái gì thì VN đều có.


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    7. #6
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post trần văn đệ (<i>09/09/2011 13:45</i>)

      Hiểu 1 cách đơn giản và dễ hiểu nhất là: lương thì ko tăng mà mọi thứ đều tăng.

      Từ đó suy ra mọi thứ này là gì ? tại sao tăng ? khắc phục kiểu gì, v.v...


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    8. #7
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post N&L (<i>09/09/2011 13:59</i>)

      Nguyên nhân lạm phát cao hầu như ai quan tâm đến kinh tế nước nhà đều biết và thấu hiểu.

      Chỉ sợ chính phủ không dám mạnh tay đi thẳng vào vấn đề cốt lõi của nó như nguyên nhân 2 là nguyên nhân chính mà B.Trần Văn Đệ đã nêu.


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    9. #8
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post trần văn đệ (<i>09/09/2011 15:44</i>)

      Tất cả những người đóng thuế cho ngân khố quốc gia, tất cả những TRẺ EM HÔM NAY THẾ GIỚI NGÀY MAI sãn sàng đứng ra lao động để cống hiến và trả nợ cho quốc gia (mà Chính phủ làm đại diện).

      Bấn đề là họ đã được hưởng những thành quả gì từ việc nợ nần này ???


      Xem bài viết: Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 05-08-2011, 04:40 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình