Threaded View
-
14-08-2009 11:26 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Jul 2009
- Bài viết
- 127
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Những chữ cái quan trọng trong sự suy thoái và phục hồi kinh tế
Những chữ cái quan trọng trong sự suy thoái và phục hồi kinh tế
Giờ
đây suy thoái đang đến hồi kết thúc, hầu hết các chuyên gia kinh tế
đang dùng những chữ cái thay vì những con số để nói về xu hướng khả
quan mà họ cho rằng sẽ xảy ra.
Sự
tấn công ban đầu của cơn suy thoái này đã khiến các nhà dự báo mất đi
tính đề phòng, sự khốc liệt, dữ dội của nó đã làm mọi người chao đảo.
Có rất ít chuyên gia dám sẵn sàng dùng những con số chính xác khi thảo
luận về tương lai trong các tháng sắp tới.
Một số người cho
rằng sự phục hồi nhanh chóng thường theo sau là một sự suy giảm mạnh
mẽ. Những người khác lại đưa ra giả thiết cho rằng nguyên nhân của suy
thoái lần này bất thường đến nỗi mà cần phải có thời gian để quan sát
trước khi nền kinh tế có thể thật sự thoát ra khỏi suy thoái.
Nếu
có thể dùng chữ nghĩa để mô tả thì suy thoái này đã bắt đầu bởi hai chữ
“ CC” (credit crunch)- chương trình cho vay tín dụng. Khi bong bóng nhà
đất bùng nổ, các ngân hàng nhận ra rằng họ đang nắm giữ những giấy tờ
có giá trị ít hơn họ nghĩ rất nhiều. Do đó, các ngân hàngđã phải dừng
việc cho vay lẫn nhau.
Không lâu sau đó, rất nhiều người đã
dùng chữ cái “R” (Recession - Suy thoái) để mô tả tình hình khi thiếu
hụt nguồn vốn tín dụng đã khiến cho hầu hết các ngành bị thu hẹp. Với
tốc độ suy giảm nhanh chóng, họ đã phải thêm chữ cái “ G” trước “R”
(Great Recession- Suy Thoái trầm trọng) để chỉ kinh tế đã tồi tệ đến
mức nào.
Và sau đó, cơn suy thoái này sớm được gọi với chữ cái
“D” (Depression - Đại suy thoái), đây là sự so sánh với cuộc đại suy
thoái trong quá khứ. Đại suy thoái đã trở thành một cụm từ phổ biến để
nói về tình hình kinh tế.
Vào tháng 9 năm ngoái, mọi thứ thực
sự rơi vào tồi tệ hơn với sự sụp đổ của cây đại thụ Lehman Bros, tiếp
theo sau là gói cứu trợ khổng lồ dành cho tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG. Đến
đây, cuộc suy thoái đã trở thành sự hoảng loạn, hoang mang với chữ cái
P (Panic).
Hiện tại, suy thoái dường như đang đến hồi kết
thúc, và các chữ cái được dùng để miêu tả sẽ là L, U, V và W. Mỗi chữ
cái sẽ mô tả một loại phục hồi khác nhau với các chỉ báo khác nhau về
các vấn đề như việc làm, thu nhập, tiêu dùng, sự thâm hụt ngân sách
của Washington, chính sách tiền tệ, tỷ lệ lãi suất và tất nhiên là
không thể không kể tới thị trường chứng khoán.
Mô hình hồi
phục hình chữ L là ảm đạm nhất, ám chỉ rằng nền kinh tế sẽ không bị suy
giảm nữa nhưng vẫn trì trệ ở dưới đáy trong một thời gian. Với kịch bản
này, việc làm và thu nhập vẫn tiếp tục suy giảm trong khi tiêu dùng thì
vẫn duy trì tình trạng tồi tệ. Hậu quả là thâm hụt ngân sách lớn hơn
trong khi chính sách tiền tệ vẫn lỏng lẻo, kìm nén tỷ lệ lãi suất không
thể tăng được. Lợi nhuận của các công ty tăng chậm, thị trường chứng
khoán thì không có gì tiến triển.
Mô hình hồi phục hình chữ U
là điều mà hiện tại các nhà kinh tế mong đợi. Họ nhận thấy trước ở
tương lai.rằng kinh tế tăng trưởng với tốc độ dưới bình thường. Việc
làm và thu nhập thì vẫn rất tồi tệ, chỉ có sự gia tăng khiêm tốn của
tiêu dùng và lợi nhuận của các công ty. Các chính sách thì vẫn lỏng lẻo
nhưng tỷ lệ lãi suất có tăng đôi chút và thị trường chứng khoán cũng
vậy.
Một số người lại cho rằng kinh tế sẽ phục hồi theo mô
hình chữ V, điều này thiên về quy luật nhiều hơn. Với giả thiết này,
kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh trở lại do nhu cầu bị dồn nén bởi cả thương
mại và người tiêu dùng. Việc làm, thu nhập và tiêu dùng tăng nhanh,
mang đến sự gia tăng nhẹ cho lợi nhuận của các doanh nghiệp song lại
nâng cao doanh thu của thuế, đủ để góp phần giảm thâm hụt ngân sách.
Lãi suất dài hạn tăng mặc dù Cục dự trữ liên bang Fed có thể sẽ giữ lãi
suất ngắn hạn thấp cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu rút xuống.
Và
mô hình kinh hoàng nhất là mô hình hình chữ W. Mô hình này đã xảy ra
vào đầu những năm 1980, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng rồi lại sớm
cạn kiệtvà rơi vào một cuộc suy thoái khác.
Đó là những điều
cần phải đương đầu. Tình trạng thiếu việc làm sẽ dẫn đến sự nghèo đi,
nợ nhiều, tỷ lệ tiết kiệm thấp, cho vay ít.Những nỗ lực hấp tấp để cải
thiện tính thanh khoản, và giảm thâm hụt ngân sách đã gây ra những khó
khăn khác. Cuối cùng, Bette Davis cảnh cáo rằng: “Hãy thắt chặt dây an
toàn - chúng ta đang đi trên một con đường rất gập ghềnh".
Nguồn: http://vfinance.vn/
Link gốc: vfinance.vn/m33/sm33/e185/kinh_te_the_gioi/nhung_chu_cai_quan_trong_trong_su_suy_thoai_va_phu c_hoi_kinh_te.htm
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Điểm những tin quan trọng liên quan tới thị trường Forex và Gold, Oil.
By the_gunnerfx in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 3Bài viết cuối: 06-11-2008, 02:25 PM -
Thực thi luật pháp không nghiêm: Sự bất lực của cơ quan quản lý hay sự thiếu hiểu biết của những người trong cuộc ???
By dau_dat in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 2Bài viết cuối: 08-08-2008, 04:52 PM -
Thông số quan trọng trong đầu tư - Thị giá/giá sổ sách
By ToanThua in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 13-11-2006, 01:57 PM -
Nhìn lại các câu nói của những người có trách nhiệm và liên quan đến TTCK VN trong 3 năm vừa qua
By in forum Giải pháp phát triển TTCKTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks