Blog: Thông tư 22
Threaded View
-
06-09-2011 12:22 PM #1
Thông tư 22
-----------------------------
Blogger: Nghiatq
Thời gian đăng: 01/09/2011
Blog: http://nghiatq.wordpress.com/
------------------------------
Thông tin Chính sách: Interest Rate (cont)…Giải pháp giảm mặt bằng Ls về mức 17 – 19%/năm (cho vay) và duy trì trần lãi suất 14%/năm (huy động) được đưa ra bằng sự đồng thuận giữa đại diện hệ thống NHTM (12 NHTM lớn) và NHNN. Cách thức rất rõ ràng, NHTM lớn, thanh khoản tốt – vốn không sẵn sàng huy động với lãi suất cao sẽ duy trì trần lãi suất 14% và cho vay với lãi suất thấp. Trong khi đó, NHTM khó khăn về thanh khoản (khoảng 10 NHTM) không được tăng LS huy động, thay vào đó sẽ được NHNN tái cấp vốn hỗ trợ thanh khoản (có thể với Ls rất thấp). Ép cả hai đầu.
Thông tư 22 bỏ tỷ lệ Cho vay so với huy động vốn (80% và 85%): Nhằm giải quyết tạm thời vấn đề liên thông giữa thị trường I và thị trường II của dòng vốn, luân chuyển vốn tốt hơn giữa các NHTM: Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trong khi lãi suất huy động duy trì ở mức cao. Đây là việc làm cần thiết (nhưng tôi nghỉ là tạm thời – tức sẽ có quy định cụ thể để kiểm soát sau này).
Nhiều NHTM đảm bảo được thanh khoản và sẵn sàng cho vay liên NH với lãi suất thấp (dưới 2.5% cho kỳ kỳ O/N, 1 tuần cũng khoảng 13.5%, 3 – 6 tháng khoảng 15 – 16%/năm) nhưng không thể mở rộng cho vay với lãi suất thấp tương tự do vấn đề tỷ lệ LDR (tiền gửi LNH không tín vào dư nợ theo TT13), trong khi đó, vì lý do về cạnh tranh, họ phải duy trì lãi suất huy động cao. Đại diện của nhóm này là 12 NHTM đồng thuận cho vay Ls thấp. Cho vay thấp thì huy động phải thấp, những “lo sợ” về lãi suất huy động cao của NHTM nhỏ/kém thanh khoản sẽ được NHNN kiểm soát chặt và cam kết hỗ trợ thanh khoản (đủ ổn định và chi phí thấp). Việc NHTM nhỏ, kém thanh khoản không thể sử dụng vốn vay liên NH thấp để cho vay vì gia tăng rủi ro thanh khoản tăng lên.
Đánh giá sơ bộ, nguồn vốn khả dĩ có thể giải phóng ngắn hạn là nguồn tiền gửi liên NH với lãi suất thấp (trên 20% nguồn vốn được cho là bị giữ lại theo TT13 &19). Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu ở NHTM Top trên (do quản lý tốt thanh khoản và tuân thủ đúng quy định LDR của NHNN), đại diện 12 NHTM như trên cũng chiếm khoảng 80% thị phần tín dụng và chiếm cũng vào khoảng chừng đó thị phần tiền gửi (phía sẵn sàng gửi LNH giá rẽ). Nếu tính bình quân tiền gửi LNH chiếm khoảng 5% tổng nguồn, và cơ cấu kỳ hạn tiền gửi LNH loại ngắn hạn (đến 3 tháng) chiếm khoảng 80% tổng tiền gửi, thì trong 3 tháng tới, nguồn sẵn sàng cho vay (chuyển sang kênh tín dụng) có thể sẽ vào khoảng 90 – 100 nghìn tỷ đồng (cũng tùy vào khả năng sẵn sàng mở rộng tín dụng hay không do yếu tố quản lý thanh khoản). Tuy nhiên, kênh phát triển tín dụng chủ yếu trong thời gian tới phải tính trên tốc độ tăng huy động vốn từ dân cư và TCKT với lãi suất đồng thuận ở mức thấp.
Nguồn vốn có thể giải phóng rất khó ước đoán vì bên cạnh bỏ tỷ lệ LDR (tức giải phóng 20% còn lại) thì NHTM bình thường cũng phải duy trì từ 15 – 20% tiền huy động được dưới dạng tiền và loại có khả năng chuyển thành tiền nhanh như TPCP, gửi LNH ngắn hạn, DTBB,…Giả sử tính xấp xĩ bình quân toàn hệ thống (không tín từng NH) thì nguồn vốn huy động đúng nghĩa với nguồn huy động được quy định trong TT13 & 19 (mẫu số để tính LDR) là có thể xem xấp xỉ nhau, do đó, khoản 20% kia thực chất không được giải phóng ở mức bình quân (mà sẽ ở một số NHTM nhất định như đã nói ở trên) Như đã nói ở trong comment này, tác động lớn nhất có thể kỳ vọng của TT22 là tăng sự liên thông để điều hành CSTT tốt hơn.
Việc cho vay Ls thấp của một bộ phận các NHTM sẽ tạo ra sự cạnh tranh thị phần buộc các NHTM phải giảm Ls cho vay. Dẫn đến giảm Ls huy động, các NHTM nhỏ sẽ khó khăn huy động, nhưng sẽ được NHNN hỗ trợ. Sự hỗ trợ đã được NHNN cam kết vì sẽ có hiện tượng vốn tiền gửi trên LNH kia sẽ giảm xuống (chuyển sang cho vay) hoặc lãi suất LNH cao lên (nhưng NH đang cần vốn sẽ khó khăn hơn)
Lãi suất tăng lên thì dễ, nhưng giảm xuống rất khó vì yếu tố cạnh tranh giữa các NHTM (nhìn nhau), trong khi chi phí cho huy động cao luôn được các NHTM dồn về phía người đi vay để đảm bảo bằng một tỷ lệ NIM cố định. Rõ ràng, sự giảm LS lần này rất nhạy cảm, chỉ cần một NHTM đơn phương tăng Ls hoặc NHNN không đảm bảo được mặt bằng LS ngắn hạn theo định hướng, sự đồng thuận sẽ bị vỡ, cuộc đua sẽ tiếp tục.
Do đó, tạm thời, lãi suất ngắn hạn chưa biến động mạnh (có thể tăng nhẹ, tôi nghĩ thế, việc tăng nhẹ của LNH cũng phù hợp với mục tiêu của NHNN khi gần đây, một quan chức NHNN bảo rằng, Ls LNH hiện tại có thể phải tăng lên khoảng 1% nữa mới phù hợp), lãi suất cho vay có thể giảm theo chủ trương, nhưng quan trọng là động thái giám sát trần lãi suất và cấp thanh khoản cho NHTM nhỏ như đã nói ở trên.
Về cơ bản, giảm lãi suất theo thời gian là chắc chắn, bởi tín dụng không gia tăng do nhiều lý do, nguồn vốn ứ đọng ở nhiều dạng với suất sinh lợi thấp. Nhưng thời gian không chờ đợi hệ thống các doanh nghiệp và nền kinh tế cũng như một phần trong nỗ lực kiềm chế lạm phát (cost push inflation) – cần có sự tác động từ phía NHNN.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks