Mỹ: Vai trò của Chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái lần thứ 2
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2009
      Bài viết
      127
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Mỹ: Vai trò của Chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái lần thứ 2



      Mỹ: Vai trò của Chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái lần thứ 2





      Chỉ vài tháng trước đây, khả năng nền kinh tế rơi xuống đáy
      vực thẳm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy điều j đã cứu nước Mỹ
      khỏi một cuộc Đại suy thoái lần thứ 2?

      Tình hình kinh tế Mỹ vẫn còn ảm đạm, nói đúng ra là xấu hơn
      những gì mà mọi người vẫn hình dung ra trước đó. Tính đến nay
      đã có 6,7 triệu việc làm bị mất kể từ khi cuộc suy thoái bắt
      đầu diễn ra.



      Bản thân thị trường việc làm cũng có nhiều thay đổi. Tỷ lệ
      thất nghiệp giảm nhẹ vào cuối tháng trước có thể chỉ là con
      số thống kê may mắn. Hiện tại chưa phải là thời điểm thị trường
      việc làm được cải thiện thực sự rõ rệt. Tại thời điểm này,
      chỉ có các dấu hiệu cho thấy diễn biến đi xuống rất chậm
      rãi của thị trường việc làm.



      Tuy vậy, những báo cáo kinh tế gần đây khuyến nghị nền kinh tế
      cần phải giữ khoảng cách an toàn khỏi bờ vực của cuộc suy thoái.



      Chỉ vài tháng trước đây, khả năng nền kinh tế rơi xuống đáy
      vực thẳm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tình hình rối loạn
      tài chính vào cuối năm 2008 trở nên căng thẳng và có phần
      giống như sự rối loạn của hệ thống ngân hàng vào đầu những
      năm 1930. Các chỉ số phát triển kinh tế như thương mại quốc tế
      và sản lượng công nghiệp toàn cầu và ngay cả giá cổ phiếu
      cũng giảm chóng mặt, có khi còn giảm mạnh hơn so với những
      năm 1929-1930.



      Vào những năm 1930, xu hướng giảm vẫn tiếp tục lâu hơn, còn
      lần này thì thời kỳ xuống dốc có vẻ đã kết thúc chỉ sau 1
      năm thảm họa.



      Vậy điều j đã cứu nước Mỹ khỏi một cuộc Đại suy thoái lần thứ 2?
      Câu trả lời đơn giản chỉ là vai trò lãnh đạo sáng suốt của
      Chính phủ.



      Yếu tố quan trọng nhất gắn với vị trí của Chính phủ trong cơn
      bão khủng hoảng lần này không phải là những gì họ đã làm
      được mà lại chính là những gì họ chưa làm được. Không giống
      như khối kinh tế tư nhân, Chính phủ liên bang đã không cắt giảm
      tiêu dùng khi thu nhập của họ cũng bị tụt xuống. Các khoản thu
      thuế giảm trong khi các khoản chi an sinh xã hội vẫn phải chi
      trả. Bảo hiểm y tế phải chịu các hóa đơn viện phí.



      Tất cả những việc làm trên đều giúp hỗ trợ nền kinh tế trong
      cơn nguy khó. Điều này hoàn toàn khác với những năm 1930 khi mà
      tiêu dùng liên bang chiếm rất ít so với Tổng sản phẩm quốc
      nội (GDP). Như vậy, thâm hụt ngân sách thay vì là điềm xấu cho
      nền kinh tế, lại là tin vui lúc này.



      Để có được cơ chế bình ổn tự động nền kinh tế, Chính phủ
      đã có những bước tiến trong việc giải cứu khối ngành tài
      chính. Lập luận đưa ra cho vấn đề này đó là việc cứu trợ những
      công ty tài chính nên được tiến hành tốt hơn vì họ cũng chính
      là những người phải nộp số thuế khá lớn vậy mà thu lợi không
      được bao nhiêu. Tất nhiên khó có thể hài lòng về gói cứu trợ
      tài chính đang thực thi. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận
      rằng nếu không có nó thì thị trường diễn biến sẽ còn phức
      tạp theo chiều hướng xấu hơn rất nhiều.



      Một lý do khác khiến thế giới nói chung cũng như nước Mỹ nói
      riêng không lâm vào màn kịch của cuộc Đại suy thoái lần 2 chính
      là việc Chính phủ đã tỏ ra quan tâm và giúp đỡ rất nhiều trước việc
      hàng loạt hệ thống ngân hàng sụp đổ.



      Cuối cùng, không thể không nhắc đến đó là những nỗ lực hết
      mình của chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế. Ngay từ ban
      đầu, kế hoạch kích thích nền kinh tế của tổng thống Obama
      dưới cái tên “Bộ luật tái đầu tư và phục hồi kinh tế Hoa Kỳ”
      (American Recovery and Reinvestment Act) cũng được cho là quá nhỏ
      bé và khó có tác dụng lớn.



      Tuy nhiên, những ước tính đưa ra cho thấy có khoảng 1 triệu người
      Mỹ đang làm việc tại thời điểm này. Con số đó còn nhiều hơn khi
      chưa có gói cứu trợ đó. Thậm chí con số này còn tăng theo
      ngày. Nó cho thấy gói kích thích đã có vai trò vô cùng quan
      trọng trong việc đưa nền kinh tế thoát ra khỏi những chuỗi ngày
      ảm đạm.



      Như vậy trong cơn bão khủng hoảng kinh tế lần này, chính phủ
      đã đóng vai trò bình ổn tích cực và chủ yếu. Cố tổng thống Mỹ
      Ronald Reagan nếu đứng trong trường hợp này thì ông cũng phải thừa
      nhận mình sai vì đôi lúc Chính phủ là giải pháp ứng phó với
      những vấn đề do kinh tế tư nhân gây ra.



      Sự lo lắng về nền kinh tế vẫn còn là mối quan tâm của rất
      nhiều người. Những lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục
      duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Gác lại những băn
      khoăn đó, người dân Mỹ cũng có thể yên tâm phần nào vì những
      điều tồi tệ nhất cũng đã được kiểm soát. Thảm họa toàn cầu sẽ
      khó xảy ra một lần nữa. Và một Chính phủ sáng suốt chính là
      nhân tố tạo nên điều đó.



      Nguồn: http://vfinance.vn/



      Link gốc: http://vfinance.vn/m33/sm33/e180/kinh_te_the_gioi/my_vai_tro_cua_chinh_phu_trong_viec_ngan_chan_cuoc _dai_suy_thoai_lan_thu_2.htm

    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2008
      Bài viết
      177
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Mỹ: Vai trò của Chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái lần thứ 2

      [quote user="VFinance"]


      Mỹ: Vai trò của Chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái lần thứ 2


      Chỉ vài tháng trước đây, khả năng nền kinh tế rơi xuống đáy vực thẳm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy điều j đã cứu nước Mỹ khỏi một cuộc Đại suy thoái lần thứ 2?
      Tình hình kinh tế Mỹ vẫn còn ảm đạm, nói đúng ra là xấu hơn những gì mà mọi người vẫn hình dung ra trước đó. Tính đến nay đã có 6,7 triệu việc làm bị mất kể từ khi cuộc suy thoái bắt đầu diễn ra.

      Bản thân thị trường việc làm cũng có nhiều thay đổi. Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ vào cuối tháng trước có thể chỉ là con số thống kê may mắn. Hiện tại chưa phải là thời điểm thị trường việc làm được cải thiện thực sự rõ rệt. Tại thời điểm này, chỉ có các dấu hiệu cho thấy diễn biến đi xuống rất chậm rãi của thị trường việc làm.

      Tuy vậy, những báo cáo kinh tế gần đây khuyến nghị nền kinh tế cần phải giữ khoảng cách an toàn khỏi bờ vực của cuộc suy thoái.

      Chỉ vài tháng trước đây, khả năng nền kinh tế rơi xuống đáy vực thẳm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tình hình rối loạn tài chính vào cuối năm 2008 trở nên căng thẳng và có phần giống như sự rối loạn của hệ thống ngân hàng vào đầu những năm 1930. Các chỉ số phát triển kinh tế như thương mại quốc tế và sản lượng công nghiệp toàn cầu và ngay cả giá cổ phiếu cũng giảm chóng mặt, có khi còn giảm mạnh hơn so với những năm 1929-1930.

      Vào những năm 1930, xu hướng giảm vẫn tiếp tục lâu hơn, còn lần này thì thời kỳ xuống dốc có vẻ đã kết thúc chỉ sau 1 năm thảm họa.

      Vậy điều j đã cứu nước Mỹ khỏi một cuộc Đại suy thoái lần thứ 2? Câu trả lời đơn giản chỉ là vai trò lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ.

      Yếu tố quan trọng nhất gắn với vị trí của Chính phủ trong cơn bão khủng hoảng lần này không phải là những gì họ đã làm được mà lại chính là những gì họ chưa làm được. Không giống như khối kinh tế tư nhân, Chính phủ liên bang đã không cắt giảm tiêu dùng khi thu nhập của họ cũng bị tụt xuống. Các khoản thu thuế giảm trong khi các khoản chi an sinh xã hội vẫn phải chi trả. Bảo hiểm y tế phải chịu các hóa đơn viện phí.

      Tất cả những việc làm trên đều giúp hỗ trợ nền kinh tế trong cơn nguy khó. Điều này hoàn toàn khác với những năm 1930 khi mà tiêu dùng liên bang chiếm rất ít so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Như vậy, thâm hụt ngân sách thay vì là điềm xấu cho nền kinh tế, lại là tin vui lúc này.

      Để có được cơ chế bình ổn tự động nền kinh tế, Chính phủ đã có những bước tiến trong việc giải cứu khối ngành tài chính. Lập luận đưa ra cho vấn đề này đó là việc cứu trợ những công ty tài chính nên được tiến hành tốt hơn vì họ cũng chính là những người phải nộp số thuế khá lớn vậy mà thu lợi không được bao nhiêu. Tất nhiên khó có thể hài lòng về gói cứu trợ tài chính đang thực thi. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận rằng nếu không có nó thì thị trường diễn biến sẽ còn phức tạp theo chiều hướng xấu hơn rất nhiều.

      Một lý do khác khiến thế giới nói chung cũng như nước Mỹ nói riêng không lâm vào màn kịch của cuộc Đại suy thoái lần 2 chính là việc Chính phủ đã tỏ ra quan tâm và giúp đỡ rất nhiều trước việc hàng loạt hệ thống ngân hàng sụp đổ.

      Cuối cùng, không thể không nhắc đến đó là những nỗ lực hết mình của chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế. Ngay từ ban đầu, kế hoạch kích thích nền kinh tế của tổng thống Obama dưới cái tên “Bộ luật tái đầu tư và phục hồi kinh tế Hoa Kỳ” (American Recovery and Reinvestment Act) cũng được cho là quá nhỏ bé và khó có tác dụng lớn.

      Tuy nhiên, những ước tính đưa ra cho thấy có khoảng 1 triệu người Mỹ đang làm việc tại thời điểm này. Con số đó còn nhiều hơn khi chưa có gói cứu trợ đó. Thậm chí con số này còn tăng theo ngày. Nó cho thấy gói kích thích đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa nền kinh tế thoát ra khỏi những chuỗi ngày ảm đạm.

      Như vậy trong cơn bão khủng hoảng kinh tế lần này, chính phủ đã đóng vai trò bình ổn tích cực và chủ yếu. Cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan nếu đứng trong trường hợp này thì ông cũng phải thừa nhận mình sai vì đôi lúc Chính phủ là giải pháp ứng phó với những vấn đề do kinh tế tư nhân gây ra.

      Sự lo lắng về nền kinh tế vẫn còn là mối quan tâm của rất nhiều người. Những lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong một thời gian dài. Gác lại những băn khoăn đó, người dân Mỹ cũng có thể yên tâm phần nào vì những điều tồi tệ nhất cũng đã được kiểm soát. Thảm họa toàn cầu sẽ khó xảy ra một lần nữa. Và một Chính phủ sáng suốt chính là nhân tố tạo nên điều đó.






      [/quote]


      [H]

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Thông báo mới về việc post bài trong Topic CLB PTKT
      By lampard in forum Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 16-02-2009, 04:33 PM
    2. Ngăn chặn tin đồn thất thiệt! Biện pháp???
      By nam.dinh in forum Giải pháp phát triển TTCK
      Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 12-01-2009, 05:17 PM
    3. Trả lời: 15
      Bài viết cuối: 27-06-2008, 11:17 AM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
    5. Hieu qua cua VFM trong viec dieu hanh VF1 wá tệ!
      By in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình