Hybrid View
-
04-09-2011 09:45 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vietstock Weekly 05-09/09: Theo dõi dịch chuyển dòng tiền đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro
Vietstock Weekly 05-09/09: Theo dõi dịch chuyển dòng tiền đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro
(Vietstock) – Rủi ro giảm điểm sâu đã vơi bớt, khi thị trường đã thiết lập mặt bằng giá mới. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng điểm tích cực trong tuần tới. Điều cần lưu ý là theo dõi sự dịch chuyển của dòng tiền đầu cơ, để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong đầu tư.
I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TUẦN QUA
Mỹ: Kế hoạch kích thích đà phục hồi kinh tế Mỹ vẫn còn bỏ ngõ khi những thông tin liên quan đến vấn đề này chưa được thảo luận tại Jackson Hole vào ngày 26/8 vừa qua.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho biết sẽ có thêm một buổi họp chính sách vào hai ngày 20-21/9/2011 để thảo luận về các vấn đề kinh tế.
Ông Ben Bernanke cũng khẳng định rằng Fed vẫn còn biện pháp để kích thích kinh tế; tuy nhiên thông tin chi tiết hay những tín hiệu về thời gian thực thi vẫn chưa được công bố. Như vậy, niềm tin về gói kích cầu QE3 vẫn còn đó, và điều này đã ít nhiều tác động tích cực lên thị trường chứng khoán Mỹ những ngày sau đó.
Đà phục hồi kinh tế Mỹ tuy chưa rõ nét, nhưng những thông tin công bố vẫn khả quan hơn so với dự báo của các nhà kinh tế.
Chi tiêu tiêu dùng trong tháng 7 ở Mỹ đã tăng lên khá mạnh 0.8% so với các tháng trước đó. Thu nhập cùng tháng cũng tăng 0.3% và tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống mức thấp. Thiệt hại từ cơn bão Irene cũng thấp hơn so với ước tính.
Số đơn đặt hàng nhà máy tăng vọt 2.4% so với con số dự báo giảm 1% của các nhà kinh tế. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) bang Chicago giảm từ 58.8 xuống 56.5 điểm trong tháng 7, nhưng vẫn còn cao hơn so với dự báo 53 điểm.
Trong khi đó, thông tin tiêu cực là sự sụt giảm chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng. Cụ thể là chỉ số này giảm xuống 44.5 trong tháng 8, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009, từ mức 59.2 trong tháng 7.
Ngoài ra, doanh số nhà chờ bán trong tháng 7 cũng giảm so với mức tăng của những tháng trước đó. Tuy nhiên, điểm sáng là giá nhà ở tại Mỹ trong tháng 6 tăng 1.1% so với tháng 5; và tính cả quý 2, giá nhà ở tăng 3.6% so với quý 1.
Châu Âu: So với kinh tế Mỹ, thì bức tranh kinh tế châu Âu ảm đạm hơn khi nhiều chỉ số kinh tế thấp hơn so với con số dự báo.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), chỉ số niềm tin kinh tế của Eurozone giảm từ 103 trong tháng 7 xuống 98.3 trong tháng 8, thấp hơn so với dự báo giảm nhẹ xuống 100.5 của các nhà kinh tế. Chỉ số niềm tin tiêu dùng cùng tháng giảm xuống -16.5 từ mức -11.2 trong tháng 7, trong khi chỉ số niềm tin công nghiệp giảm từ 0.9 xuống -2.9.
Cũng trong tháng 8, chỉ số dịch vụ giảm từ 7.9 xuống 3.7, chỉ số giao dịch bán lẻ giảm từ -3.6 xuống -8.7. Điểm sáng yếu ớt là chỉ số xây dựng được cải thiện từ -24.3 lên -23.3.
Trước sự chao đảo của thị trường tài chính toàn cầu thời gian gần đây, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã khẳng định không có chuyện thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàng châu lục này. ECB cũng quyết định tiếp tục thực hiện các hoạt động tái cấp vốn cho đến giữa tháng 01/2012 và khởi động lại chương trình mua trái phiếu chính phủ.
Nhật Bản: Tỷ lệ thất nghiệp tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong khi doanh số bán lẻ giảm. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 tăng lên 4.7% trong khi số việc làm giảm 40,000 so với tháng trước. Doanh số bán lẻ cùng tháng giảm 0.3% so với tháng 6.
Kiềm chế tín dụng ngoại tệ, nới rộng tín dụng nội tệ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành hàng loạt chính sách điều hành tiền tệ trong những ngày vừa qua.
(1) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) bằng ngoại tệ thêm 1% đối với các tổ chức tín dụng áp dụng kể từ đầu tháng 9/2011. Đây là lần thứ 3 trong năm 2011, NHNN đã tăng DTBB ngoại tệ.
Theo đó, tỷ lệ DTBB đối với ngoại tệ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là 8%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải chịu DTBB.
Đồng thời, NHNN cũng ban hành quyết định đưa tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài vào diện tiền gửi phải DTBB với tỷ lệ 1%.
(2) Tăng mạnh hệ số rủi ro đối với một số Tài sản “Có” bằng ngoại tệ từ 20% lên 50%. Đây là nội dung quy định trong Thông tư 22, sửa đổi một số điều của Thông tư 13 và 19.
Cụ thể, tài sản “Có” chịu sự thay đổi này là các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với UBND các tỉnh thành, tổ chức tài chính nhà nước; khoản phải đòi bằng ngoại tệ đảm bảo bằng các giấy tờ có giá của các TCTD, tổ chức tài chính nhà nước.
Mức tăng này là rất mạnh và có thể thấy, NHNN đang có ý định dùng các biện pháp kỹ thuật để phục vụ chính sách hạn chế đầu tư công của Chính phủ, khi một trong số các đối tượng bị ảnh hưởng là các UBND tỉnh thành và các tổ chức tài chính nhà nước.
(3) Bỏ quy định “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” quy định trong Thông tư 13 và 19. Đây là nội dung được quan tâm nhiều nhất trong trong Thông tư 22.
Mục đích phía sau các động thái này của NHNN là để kiểm soát tăng trưởng quá nóng của tín dụng ngoại tệ và giảm áp lực lên tỷ giá, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm.
Đồng thời, đây là bước đi quan trọng để NHNN nới lỏng tín dụng nội tệ trong những tháng cuối năm 2011, trước bối cảnh lạm phát đã có dấu hiệu đạt đỉnh.
Trong thời gian tới, rất có thể NHNN sẽ tiếp tục với các chính sách điều hòa thanh khoản giữa các ngân hàng để đảm bảo tăng trưởng tín dụng được nới rộng, nhưng cung tiền sẽ không tăng quá mức.
Ngoài ra, NHNN vẫn chưa phát tín hiệu điều chỉnh hệ số rủi ro hay nới tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Điều đó có nghĩa là tinh thần hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất như Nghị quyết 11 vẫn còn nguyên.
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Tính tổng cộng cả tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam vụt tăng mạnh mẽ. VN-Index tăng 7.64%, HNX-Index leo dốc 8.81% và VS-100 cũng tăng mạnh 8.59%.
Diễn biến đáng chú ý trong tuần
(1) Các chỉ số Market Cap đã có tuần bứt phá ngoạn mục, trong đó VS-Mid Cap tăng điểm mạnh nhất 9.02%, tiếp theo là VS-Large Cap tăng 8.09%, VS-Small Cap tăng 6.75% và VS-Micro Cap tăng ít nhất 5.11%.
(2) Mặc dù chỉ giao dịch 4 phiên nhưng tổng khối lượng giao dịch trên HOSE và HNX vẫn tăng mạnh lần lượt 23.8% và 15.3% so với tuần giao dịch trước. Khối lượng khớp lệnh nhảy vọt 27.7% trên HOSE và 23.5% trên HNX.
(3) Toàn bộ 24 nhóm ngành đều tăng điểm, trong đó VS-Securities tăng điểm mạnh nhất, đến 15.13%. Trong khi đó, hai nhóm đầu cơ khác là VS-Real Estate và VS-Construction cũng đã tăng mạnh tương ứng 11.61% và 10.89%. Nhóm VS-Banking cũng đã tăng điểm mạnh mẽ 4.88% trong phiên giao dịch ngày 01/09, sau khi hai nhóm VS-Securities và VS-Real Estate đã giảm nhiệt đôi chút.
(4) Mặc dù thị trường có tuần khởi sắc nhưng khối ngoại lại đi ngược xu hướng, bán ròng gần 75 tỷ đồng trên cả hai sàn; trong đó bán ròng 9 tỷ đồng trên HNX và 66 tỷ đồng trên HOSE.
• SSI tiếp tục đứng đầu danh sách cổ phiếu được khối ngoại mua ròng với tổng cộng 1.7 triệu cổ phiếu, trị giá 34.3 tỷ đồng. Room nước ngoài của SSI đến cuối tuần chỉ còn 1.27% tương ứng với gần 4.5 triệu cổ phiếu.
• Khối ngoại bất ngờ bán ròng mạnh nhất DPM với tổng khối lượng gần 1.1 triệu cổ phiếu, tương ứng với 35.5 tỷ đồng.
• Đáng chú ý là FPT tiếp tục bị bán ròng hơn 286 ngàn cổ phiếu trị giá 15.8 tỷ đồng trong tuần, sau khi khối ngoại đã vét cạn room của cổ phiếu này. Với các động thái tương tự ở SSI, có thể thấy khối ngoại đã gia nhập trường phái đầu cơ rõ rệt.
• Trên HNX, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VCG với tổng giá trị 25.2 tỷ đồng và mua ròng mạnh nhất PGS với 7.8 tỷ đồng.
III. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 05/09 – 09/09/2011
Thị trường đã có một tuần giao dịch khởi sắc khi các chỉ số đều bứt phá mạnh mẽ. Mặc dù xuất hiện giao dịch chốt lời đồng loạt, đặc biệt trên HNX, trong một số phiên nhưng giao dịch trên thị trường vẫn tỏ ra tích cực.
Với một vài phiên đảo hàng trong tuần qua, có thể nói một mặt bằng giá mới đã hình thành trên hai sàn. Và như vậy, rủi ro thị trường xuống sâu sau đợt tăng rất mạnh đã được giảm bớt đi rất nhiều; đặc biệt trong bối cảnh vĩ mô trong nước dần sáng sủa và tính cộng hưởng tích cực từ chứng khoán thế giới.
Thông tin đáng chú ý trong tuần là NHNN tăng tỷ lệ DTBB bằng ngoại tệ thêm 1%, và ban hành Thông tư 22 sửa đổi hai nội dung trong Thông tư 13 và 19 (xem tóm tắt bình luận của chúng tôi ở phần trên).
Điều này đã giúp niềm tin về dòng tín dụng nội tệ sẽ dễ thở hơn trong thời gian sắp tới và khả năng lãi suất cho vay giảm xuống đang ở rất gần. Đây là những thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán.
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục được cộng hưởng khi quy chế thực hiện nghiệp vụ ký quỹ (margin) đã được chính thức ban hành. Ước tính sơ bộ cho thấy có thể có thêm (tối đa) đến 67,500 tỷ đồng vào chứng khoán nhờ nghiệp vụ này. Đương nhiên con số thực tế sẽ thấp hơn, nhưng điều này hàm ý rằng dòng tiền vào chứng khoán (được hỗ trợ một phần từ tinh thần nới rộng tín dụng chung cho nền kinh tế) sẽ được cải thiện hơn so với trước đây.
Dòng tiền đầu cơ vẫn đang chảy mạnh trên thị trường vào những ngành nóng như Chứng khoán, Bất động sản và Xây dựng.
Phiên giao dịch ngày 01/09 xuất hiện khả năng dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển qua những ngành chưa có sự tăng trưởng trong thời gian qua (cụ thể trong phiên 01/09 là Ngân hàng). Trong quá khứ đã có nhiều lần chứng khoán Việt Nam duy trì được đà tăng điểm nhờ những động thái tương tự như thế này.
Như đề cập ở trên, rủi ro giảm điểm sâu đã vơi bớt, khi thị trường đã thiết lập mặt bằng giá mới. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng điểm tích cực trong tuần tới. Điều cần lưu ý là theo dõi sự dịch chuyển của dòng tiền đầu cơ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong đầu tư.
Phân tích kỹ thuật: VN-Index – Runaway gap lại tiếp tục xuất hiện. Chỉ trong vòng 3 phiên đã có đến 2 runaway gap xuất hiện. Điều này chứng tỏ khả năng tăng trưởng của VN-Index đang rất mạnh. Với sự hình thành này, runaway gap mới (tương đương vùng 425 – 430 điểm) sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ mới cho giá.
Hai đường tín hiệu +DI, -DI của Directional Movement System (DMS) tiếp tục phân kỳ mạnh. ADDX cũng tăng mạnh trở lại cho thấy xu hướng tăng trưởng không hề bị yếu đi so với giai đoạn trước.
Vùng kháng cự trong ngắn hạn là vùng 440 – 455 điểm
HNX-Index – Có thể tiếp tục phá vỡ SMA 100. Không nằm ngoài dự đoán, HNX-Index đã phá vỡ SMA 100 sau khi bứt phá khỏi SMA 50. Đây là tín hiệu rất quan trọng báo hiệu một bước ngoặt mới cho thị trường.
Thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức cao. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc cho sự hồi phục lâu dài của thị trường.
Mục tiêu ngắn hạn của HNX-Index là vùng 80 – 82 điểm.
VIETSTOCK INDEX
VS 100: Sự bứt phá của chỉ số này trong những phiên vừa qua cũng mạnh tương tự như những chỉ số thị trường. Vùng mục tiêu ngắn hạn 62 – 64 điểm đã bị vượt qua và chỉ số đang bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới với mục tiêu trung hạn lên đến 82 – 85 điểm.
Điều đáng chú ý là khối lượng liên tục tăng trưởng với mức độ ngày càng lớn và rất ổn định. Điều đó cho thấy dòng tiền đang đổ rất mạnh vào các mã chủ chốt.
VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 01/09/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 4.7, tức số mã tăng giá bằng 4.7 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 14.67, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 14.67 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 4 lần và VS-U/D HNX bằng 10.76 lần.
Như vậy, tương quan tiếp tục nghiêng về phía tăng giá. Điều này cho thấy giai đoạn tăng trưởng có khả năng vẫn tiếp tục.
Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 0.34. Tín hiệu này đưa ra cảnh báo về khả năng tạo đỉnh ngắn hạn của thị trường. Để cảnh báo này thành hiện thực, giá cần phải tạo ra những mẫu hình đảo chiều ngắn hạn hoặc breakout một số đường MA ngắn hạn.
VS-Market Cap: VS-Mid Cap tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cho đến cuối tuần với mức tăng trưởng cao (+9.02%). Như chúng tôi đã từng đề cập, sự sụt giảm kéo dài và tính thanh khoản cao đã tạo nên sự hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu này.
VS-Large Cap đã có sự bứt phá mạnh trong phiên ngày 01/09/2011 và kết thúc tuần với vị trí nhì bảng. Tuy nhiên, áp lực từ vùng đỉnh cũ 137 – 140 điểm là rất lớn.
IV. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 29/08 – 01/09/2011
Phòng Nghiên cứu Vietstock
Xem bài viết: Vietstock Weekly 05-09/09: Theo dõi dịch chuyển dòng tiền đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro
-
04-09-2011 09:45 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Ckvn
Nhiều sự vui:
- Sau những cơn mưa dầm, bão tố, nay trời đã quang đãng trong xanh.
- Lần lượt các NH đã đưa lãi suất cho vay về 17 - 18%.
- Giá xăng dầu nhập khẩu tiếp tục giảm # 3%.
- Phí ứng trước CK được miễn thuế VAT
- Ngành Ngân hàng đầu tàu kinh tế đang dẫn dắt thị trường bước vào xu hướng tăng trưởng.
- Một khối lượng vốn lớn trên 67.500 tỉ sẽ được các Ngân hàng hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian tới.
- Chính phủ vẫn xác lập lại tầm quan trọng của TTCK trong kênh dẫn vốn cho DN và tạo ra các công cụ và chính sách hỗ trợ giúp cho dòng tiền quay trở lại TT. Đồng thời TTCK hồi phục là nhân tố trọng yếu san xẻ gánh nặng về vốn với các Ngân hàng, giúp cho nền kinh tế trở nên cân đối hơn.
Xem bài viết: Vietstock Weekly 05-09/09: Theo dõi dịch chuyển dòng tiền đầu cơ để tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Vietstock Daily 24/08: Theo dõi kỹ lưỡng thanh khoản của thị trường
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 8Bài viết cuối: 24-08-2011, 09:29 AM -
Vietstock Weekly 08 - 12/08: Dòng tiền vẫn đang hiện hữu!
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 08-08-2011, 09:43 AM -
Tiện ích mới: VS-Market Cap - Xác định hướng đi của dòng tiền và hạn chế tín hiệu nhiễu của VN-Index
By nhuma in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 1Bài viết cuối: 18-03-2011, 08:03 AM -
Dự đoán vĩ mô 2011 được kỳ vọng là sáng sủa hơn hẳn năm 2010. Dòng tiền nóng FII dồi dào dẫn dắt thị trường....
By mayhong in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 10-02-2011, 07:32 PM -
Đầu tư lợi nhuận 4%/ tháng.rủi ro = 0.Có quá ít với bạn?
By alexhuynh68 in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 17-12-2010, 02:19 PM
Bookmarks