Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 05 - 09/09/2011
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), Mỹ (Dow Jones), Châu Á (Nikkei 225), Châu Âu (FTSE 100) và giá vàng, dầu.
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Ngắn hạn: VN-Index – Runaway gap lại tiếp tục xuất hiện. HNX-Index – Phá vỡ SMA 100
VN-Index – Runaway gap lại tiếp tục xuất hiện. Chỉ trong vòng 3 phiên đã có đến 2 runaway gap xuất hiện. Điều này chứng tỏ khả năng tăng trưởng của VN-Index đang rất mạnh. Với sự hình thành này, runaway gap mới (tương đương vùng 425 – 430 điểm) sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ mới cho giá.
Hai đường tín hiệu +DI, -DI của Directional Movement System (DMS) tiếp tục phân kỳ mạnh. ADDX cũng tăng mạnh trở lại cho thấy xu hướng tăng trưởng không hề bị yếu đi so với giai đoạn trước.
Vùng kháng cự trong ngắn hạn là vùng 440 – 455 điểm.

HNX-Index – Có thể tiếp tục phá vỡ SMA 100. Không nằm ngoài dự đoán, HNX-Index đã phá vỡ SMA 100 sau khi bứt phá khỏi SMA 50. Đây là tín hiệu rất quan trọng báo hiệu một bước ngoặt mới cho thị trường.
Thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức cao. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc cho sự hồi phục lâu dài của thị trường.
Mục tiêu ngắn hạn của HNX-Index là vùng 80 – 82 điểm.

II. VIETSTOCK INDEX
VS 100: Sự bứt phá của chỉ số này trong những phiên vừa qua cũng mạnh tương tự như những chỉ số thị trường. Vùng mục tiêu ngắn hạn 62 – 64 điểm đã bị vượt qua và chỉ số đang bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới với mục tiêu trung hạn lên đến 82 – 85 điểm.
Điều đáng chú ý là khối lượng liên tục tăng trưởng với mức độ ngày càng lớn và rất ổn định. Điều đó cho thấy dòng tiền đang đổ rất mạnh vào các mã chủ chốt.

VS-Market Strength: Trong phiên giao dịch ngày 01/09/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 4.7, tức số mã tăng giá bằng 4.7 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 14.67, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 14.67 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá. VS-A/D HNX đạt 4 lần và VS-U/D HNX bằng 10.76 lần.
Như vậy, tương quan tiếp tục nghiêng về phía tăng giá. Điều này cho thấy giai đoạn tăng trưởng có khả năng vẫn tiếp tục.
Chỉ số VS-Arms VN duy trì ở mức 0.34. Tín hiệu này đưa ra cảnh báo về khả năng tạo đỉnh ngắn hạn của thị trường. Để cảnh báo này thành hiện thực, giá cần phải tạo ra những mẫu hình đảo chiều ngắn hạn hoặc breakout một số đường MA ngắn hạn.

VS-Market Cap: VS-Mid Cap tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu cho đến cuối tuần với mức tăng trưởng cao (+9.02%). Như chúng tôi đã từng đề cập, sự sụt giảm kéo dài và tính thanh khoản cao đã tạo nên sự hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu này.
VS-Large Cap đã có sự bứt phá mạnh trong phiên ngày 01/09/2011 và kết thúc tuần với vị trí nhì bảng. Tuy nhiên, áp lực từ vùng đỉnh cũ 137 – 140 điểm là rất lớn.

III. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ
Mô hình tiếp tục cho cảnh báo thận trọng
Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần là 61.21 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 3,091 lệnh, giúp trung bình lệnh mua (3,834 đơn vị/lệnh) lớn hơn khá nhiều so với trung bình lệnh bán (3,048 đơn vị/lệnh).
Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán là 48.34 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 5,544 lệnh. Trung bình lệnh mua (3,542 đơn vị/lệnh) lớn hơn khá nhiều so với trung bình lệnh bán (2,817 đơn vị/lệnh).
Những thống kê trên cho thấy lực cầu tiếp tục tăng khá mạnh và có dấu hiệu các nhà đầu tư lớn đang mua vào trên cả hai sàn.
HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 86.48% cash/ 13.52% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu của mô hình trên HNX tiếp tục duy trì ở mức cao. Điều này cho thấy cơ hội mua đang dần thu hẹp lại đối với những nhà đầu tư chưa đủ can đảm mua trong những phiên vừa qua.
Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm cho rằng việc mua vào mạnh trong những phiên tăng điểm mạnh sắp tới có thể là một chiến lược rủi ro.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 86.76% cash/ 13.24% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE tiếp tục giảm trở lại cũng cho thấy sự thận trọng của mô hình trên sàn này. Thị trường có thể tiếp tục tăng điểm, nhưng sự thận trọng vẫn được nâng cao đối với danh mục chưa sở hữu nhiều cổ phiếu.

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, NIKKEI 225, FTSE 100
Dow Jones: Ngắn hạn – Trụ vững trên mốc Fibo 161.8%. Dài hạn – Sắp test MA dài hạn
Tính đến phiên giao dịch ngày 31/08/2011, giá đã có tổng cộng 3 phiên duy trì bên trên ngưỡng Fibo Retracement 161.8%. Điều này khiến cho giới phân tích phần nào yên tâm về triển vọng ngắn hạn của DJIA.
Khối lượng liên tục gia tăng trong 3 phiên gần đây cho thấy lực cầu vẫn đang duy trì khá tốt. Nếu như vấn đề thanh khoản không có đột biến thì sự thận trọng sẽ được giảm bớt.

Dài hạn: DJIA đang đứng trước thử thách khá lớn khi mà giá đang ở rất gần bộ ba SMA 50, SMA 100 và SMA 200. Đây đều là những ngưỡng kháng cự mạnh và đã nhiều lần báo hiệu thành công cho những đợt điều chỉnh mạnh và kéo dài của giá.
Vì vậy, phiên giao dịch cuối tuần nhiều khả năng sẽ có giằng co mạnh.

Nikkei 225: MACD Histogram cho mua trở lại
Giá đã break khỏi một số đường MA quan trọng và cho thấy có thể bắt đầu một chu kỳ phục hồi mới. MACD Histogram cũng đã cho tín hiệu mua mạnh trong mấy phiên trước.
Vùng 9,900 – 10,100 điểm sẽ là vùng kháng cự mạnh của giá trong thời gian tới.

FTSE 100: Stochastic Oscillator đã báo hiệu đúng
Sau khi test lại vùng 4,750 – 4,900 điểm, giá đã phục hồi mạnh giống như giai đoạn đầu tháng 08/2011. Hai đáy của mẫu hình Double Bottom trùng với phân kỳ giá lên của Stochastic Oscillator nên độ tin cậy rất cao.
Chúng tôi cho rằng khả năng tăng trưởng trong tuần sau khá tốt.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock



Xem bài viết: Technical View – Phân tích kỹ thuật chứng khoán, vàng và dầu: Tuần 05 - 09/09/2011