Hybrid View
-
01-09-2011 02:21 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Doanh nghiệp trả cổ tức: Những phát hiện “thú vị” nhìn từ trường hợp DXG
Doanh nghiệp trả cổ tức: Những phát hiện “thú vị” nhìn từ trường hợp DXG
(Vietstock) - Thực tế là nhiều doanh nghiệp đi vay hay phát hành tăng vốn để chi trả cổ tức cho cổ đông, trong khi lại đang cần dòng tiền để mở rộng kinh doanh. Có lẽ lý thuyết tài chính nên được “tư duy lại” vì vẫn có đối tượng được hưởng lợi với chính sách khác thường như thế này.
* DXG lùi trả cổ tức vì chờ hướng dẫn thuế: Có hợp lý?
DXG đang hoạt động hoàn toàn dựa vào dòng tiền từ vốn vay?
Theo báo cáo tài chính công ty mẹ soát xét của DXG, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2011 của DXG đạt 117.5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 40.5 tỷ đồng.
Tuy vậy, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm âm 5.8 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước là dương 16.8 tỷ đồng), chủ yếu do khoản tiền chi khác trong hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh tăng đến 96 tỷ đồng.
Dòng tiền chi ra tăng mạnh chủ yếu do khoản mục Tài sản ngắn hạn khác đã tăng thêm 99 tỷ đồng trong kỳ, từ 16 tỷ đồng đầu năm tăng lên hơn 115 tỷ đồng. Thuyết minh BCTC soát xét của công ty mẹ cho thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản tiền đặt cọc cho hợp đồng môi giới và bao tiêu sản phẩm Khu dân cư Phước Lý với CTCP Tập đoàn Quốc tế Năm Sao với giá trị 95 tỷ đồng.
Có thể thấy, mặc dù doanh thu và lợi nhuận của DXG trong 6 tháng đầu năm ở mức rất cao, nhưng khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh chính lại đang rất thấp.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm rất nặng, trong 6 tháng đầu năm 2011 đã âm hơn 51 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ âm 8 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, DXG đã chi thêm 83 tỷ đồng vào hoạt động đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Các khoản đầu tư tăng thêm nổi trội nhất trong kỳ là khoản mục Đầu tư dài hạn khác tăng từ 32 tỷ đồng đầu năm lên đến 102.6 tỷ đồng, chủ yếu gồm:
• Dự án Công ty TNHH Minh Hưng (8.7 tỷ),
• Dự án Công ty Đầu tư Đông Á (20.2 tỷ),
• Dự án KDC Tân Vũ Minh 3B Bình Dương (27.1 tỷ),
• Dự án KDC tại Trảng Bom – Đồng Nai (31.7 tỷ),
• Cho CTCP Đầu tư và Phát triển Đất Xanh vay dài hạn (12.4 tỷ), và đầu tư khác (2.5 tỷ).
Dòng tiền dương lớn nhất đến từ hoạt động tài chính, khi trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt mức dương 27.2 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2010 chỉ là 15.9 triệu đồng).
Trong 6 tháng đầu năm, DXG đã phải trả đến 87 tỷ đồng nợ gốc (rõ ràng là áp lực nợ vay không hề nhỏ). Vì vậy, dòng tiền tài chính dương chủ yếu nhờ trong kỳ nhận được các khoản vay trị giá tổng cộng 114 tỷ đồng.
Bảng cân đối kế toán cho thấy tính đến cuối tháng 6/2011 DXG có 206 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn (không có khoản vay dài hạn), gồm:
• 47 tỷ đồng vay từ Ngân hàng Công thương, hợp đồng ký ngày 10/05/2011, thời hạn 12 tháng với lãi suất thả nổi.
• 80 tỷ đồng vay từ ông Lương Trí Thìn, lãi suất 22.7%.
• 20 tỷ được vay từ ông Nguyễn Hữu Quang, lãi suất 22.7%.
• 59 tỷ đồng vay từ bà Nguyễn Thị Hinh với lãi suất 9%.
Tính tổng cộng thì dòng tiền lưu chuyển thuần trong 6 tháng đầu năm 2011 âm 29.6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là dương 8.8 tỷ đồng.
Như vậy, nếu không nhận được khoản vay trị giá 114 tỷ đồng trong kỳ, thì dòng tiền mặt của DXG tại cuối quý 2/2011 đã bị âm 312 triệu đồng.
Đây rõ ràng là điều đáng lo ngại, xét trong hoàn cảnh và quy mô của công ty, đặc biệt DXG vẫn đang chịu áp lực hoàn trả các khoản vay ngắn hạn, chi phí hoạt động cao và thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Vay nợ với lãi suất cao và tăng vốn điều lệ để trả cổ tức ngất ngưỡng?
Ở góc nhìn trả cổ tức, như đề cập trước đây tổng số tiền mặt DXG phải trả cổ tức năm 2010 theo tỷ lệ 30% là 48 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt 30% trong bối cảnh hiện nay là không hề thấp.
Các phân tích ở trên cho thấy, dường như DXG đang hoạt động dựa trên nguồn vốn vay, và cũng sẽ dùng khoản tiền vay này để trả cổ tức cho cổ đông của công ty nếu như không lùi thời hạn thực hiện.
Đáng chú ý hơn, DXG cũng đang có kế hoạch phát hành tăng vốn gấp đôi từ 160 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trước tháng 10/2011. Liệu động thái này có liên quan gì đến việc trì hoãn trả cổ tức đến giữa tháng 12, tức là phát hành tăng vốn để có thêm tiền mặt từ cổ đông (mới) và dùng để trả cổ tức cho cổ đông cũ?
Nhiều người có thể nhầm tưởng việc DXG đang cố gắng có chính sách trả cổ tức tiền mặt cao để giúp cho đợt phát hành thêm hấp dẫn. Tuy nhiên, rõ ràng là hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi nguồn tiền ở đâu để DXG trả cổ tức 30% này, nếu không phải từ vốn vay trong thời gian vừa qua hay vốn phát hành thêm trong đợt tới?
Một câu hỏi nữa cần được đặt ra là sau các sự việc này thì ai sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất và ai là người bị thiệt hại?
Ai lợi, ai thiệt?
Thông tin tại thời điểm 30/06/2011 cho thấy hai ông Lương Trí Thìn và Lương Trí Tú đang nắm giữ gần 54% vốn điều lệ của DXG, và như vậy sẽ được hưởng tổng cộng gần 26 tỷ đồng trong 48 tỷ đồng cổ tức được chia trả lần này. Ông Lương Trí Thìn hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của DXG.
Như phân tích ở trên, có nhiều khả năng nguồn tiền từ vốn vay và phát hành thêm sẽ được DXG sử dụng để chi trả cổ tức.
Cần để ý là theo chi tiết về các khoản nợ, ông Lương Trí Thìn hiện đang cho DXG vay đến 80 tỷ đồng với lãi suất 22.7%. Như vậy, có thể thấy ông Thìn vừa được hưởng lãi suất cao từ khoản vay, đồng thời cũng rút lại được một lượng tiền mặt rất lớn (nhiều khả năng là cũng có nguồn gốc từ khoản vay này). Và đáng lưu ý thêm, khoản tiền mặt rút lại lần này là dưới dạng cổ tức và rất có thể sẽ không bị thuế TNCN!
Trong khi đó, các cổ đông khác dường như sẽ “lãnh đủ” vì họ đang phải trả lãi cao cho khoản vay để trả cổ tức cho chính họ.
Nếu dùng vốn trong đợt phát hành thêm này để trả cổ tức thì cổ đông lại rơi vào tình cảnh “lấy tiền của mình trả cho ta”, trong khi triển vọng kinh doanh và dòng tiền của công ty thì khó mà được cải thiện đáng kể.
Đáng lưu ý hơn, DXG không phải là trường hợp duy nhất trong cộng đồng kinh doanh xảy ra tình trạng doanh nghiệp đi vay hay phát hành tăng vốn để chi trả cổ tức cho cổ đông, trong khi lại đang cần dòng tiền để mở rộng kinh doanh.
Nếu tiếp tục quản trị tài chính theo phương pháp này thì người chịu thiệt nhiều nhất vẫn là các cổ đông nhỏ lẻ. Và có lẽ lý thuyết tài chính cũng nên được “tư duy lại” vì vẫn có đối tượng được hưởng lợi với chính sách khác thường như thế này.
Đức Nguyễn
Xem bài viết: Doanh nghiệp trả cổ tức: Những phát hiện “thú vị” nhìn từ trường hợp DXG
-
01-09-2011 02:21 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Gia Cát Chỉ
Một bài phân tích rất nên suy ngẫm !
Xem bài viết: Doanh nghiệp trả cổ tức: Những phát hiện “thú vị” nhìn từ trường hợp DXG
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
DXG lùi trả cổ tức vì chờ hướng dẫn thuế: Có hợp lý?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 30-08-2011, 10:00 AM -
DXG: Lùi ngày trả cổ tức thêm 3.5 tháng
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 25-08-2011, 02:41 PM -
Nhiều doanh nghiệp chây ỳ trả cổ tức
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 16-08-2011, 02:50 PM -
Cơ hội đầu tư nhìn từ cổ tức doanh nghiệp
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-06-2011, 10:37 PM
Bookmarks