----------------------------
Blogger: Nghiatq

Thời gian đăng: 26/08/2011

Blog: http://nghiatq.wordpress.com/

----------------------------


Mấy ngày này người ta bàn tán nhiều về việc Fed có cho ra đời tiếp QE3 hay một chính sách kích thích tiếp theo (tiếp tục lãi suất thấp). Đọc thông tin, thấy breakeven rate phản ứng khá lạ, lạ theo những kỳ vọng thông thường, sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Nó thể hiện về lạm phát kỳ vọng cùng với tăng trưởng/suy thoái, về dòng tiền có vào bond,…


Thử quan sát implied inflation rate:


Loại 1year có phản ứng mạnh nhưng không như kỳ vọng về một QE3. Trong khi 2year vẫn…”bình chân như vại”. Nhu cầu vào bond là rất lớn. Trong khi đó, loại trung hạn (ie. 10year) không cho thấy rằng lạm phát kỳ vọng sẽ tăng lên (?!) – điều này cũng ngụ ý trong cùng tầm nhìn này, chính sách “thắt lưng buộc bụng” (austerity) là rất lớn (đặc biệt sau vụ downgraded của S&P và áp lực trong cắt giảm budget deficit cũng như áp lực public dept)


Cũng khó nói được điều gì, lý do dễ nhất có thể là rủi ro hiện tại đã quá cao, inflation tăng không nằm trong kỳ vọng, nhưng rõ ràng, in contrast, gold tăng mạnh. Bond, vàng được ưu tiên, usd tiếp tục giảm giá, thanh khoản usd ở mức cao, lãi suất thấp – tiếp tục vào thị trường khác, ie, emerging markets). Một số ý giải thích cho cái shape trên:


- Nhu cầu vào bond lên cao do lo ngại khủng hoảng, nắm giữ Cash và tài sản an toàn là được ưu tiên, trong đó có vàng


- Trong ngắn hạn, giải pháp kiểu như QE3 chỉ là …tâm lý và vun đắp niềm tin và có tác dụng ngắn hạn, lo ngại rằng Fed đã hết cách và không thể bơm thêm tiền (in tiền).


- Với lượng tiền gửi tại Fed của hệ thống NHTM vẫn cao cùng với nhu cầu bond tăng lên, có nghĩa là QE tiếp tục thất bại (có thể liquidity trap). Đồng nghĩa sản lượng (GDP) khó tăng do không kích thích được tiêu dùng, đầu tư, và có thể duy trì trong thời gian dài (không tốt cho TTCK)





Cũng có thể là trò long/short theo vùng đáo hạn của giới đầu cơ. Xu hướng chung sẽ là kỳ vọng Fed tiếp tục “đè” hoặc loại trung hạn xuống ở mức thấp trong khi loại ngắn hạn có thể tiếp tục cực thấp. Nhưng loại ngắn hạn cũng có thể tăng lên (tăng lên nếu Fed twist the yield curve khi không muốn rủi ro do balance sheet tiếp tục phìn to, “nắn” đường cong lợi suất là biện pháp khá thô, nhưng có lợi thế là yếu tố thị trường, tức là có thể sell hoặc buy tùy tình hình để áp đặt đường cong, nhưng khi thoát ra vẫn rất chủ động)


Inflation Breakeven rate (point) là spread giữa Nominal yiel vs real yield (được đo qua TIPS) của một bond cùng kỳ hạn. Do đó, Breakeven point này thể hiện lạm phát kỳ vọng (bình quân) trong một khung thời gian (trùng với khung của bond). TP ở đây là trái phiếu chính phủ. Do đó, trong môi trường khủng hoảng, chỉ số này sẽ giảm thấp xuống do tăng trưởng kém, rủi ro cao và dòng tiền vào bond mạnh (an toàn), lãi suất sẽ kỳ vọng ở mức thấp,…Sự kỳ vọng (expectation): nếu lạm phát thực tế cao hơn so với break even rate thì đầu tư vào TPCP thông thường sẽ bị thiệt và ngược lại.