Mức lương 100 triệu USD/ngày của một cán bộ tập đoàn Citigroup: hồi chuông cảnh tỉnh cho nước Mỹ
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jul 2009
      Bài viết
      127
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Mức lương 100 triệu USD/ngày của một cán bộ tập đoàn Citigroup: hồi chuông cảnh tỉnh cho nước Mỹ



      Mức lương 100 triệu USD/ngày của một cán bộ tập đoàn Citigroup: hồi chuông cảnh tỉnh cho nước Mỹ



      Tin giám đốc phụ trách bộ phận kinh doanh
      dầu của tập đoàn Citigroup nhận được mức lương 100 triệu USD/ngày đã
      xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo lớn trên nước Mỹ như Thời
      báo New York và Wall Street Journal.




      Ông
      Andrew J. Hall – giám đốc công ty Phibro LLC, công ty con chuyên kinh
      doanh năng lượng và dầu thuộc tập đoàn Citigroup với khoản lương 100
      triệu USD 1 ngày đang gây tranh cãi đã giúp đỡ rất nhiều cho nước Mỹ.
      Mặc dù mức lương này vô cùng hào phóng nhưng lại chưa chắc xứng đáng
      với những gì ông mang đến chúng ta trong vài năm tới. Với những bài học
      trong nhiều tháng qua và hàng nghìn tỷ đô la Mỹ mất đi đã gióng hồi
      chuông cảnh tỉnh cho Chính phủ trong việc bảo lãnh và điều hành các
      định chế tài chính đi sai hướng khi để họ đầu cơ quá nhiều.

      Những
      câu hỏi về số tiền lương của ông Hall đã cho chúng ta cơ hội tập trung
      vào vấn đề chính của toàn bộ màn kịch này. Và sự kiện của giám đốc Hall
      đi sâu hơn vào câu hỏi: “Các ngân hàng đang làm gì trong lĩnh vực kinh
      doanh dầu?”

      Vị trí của ngân hàng trong việc kinh doanh dầu

      Một
      lẽ là ngân hàng cung cấp vốn cho việc buôn bán dầu và hàng hóa với tín
      dụng thư và các công cụ tài chính để giao dịch nhưng họ cũng chiếm luôn
      vị trí đầu cơ dầu và hàng hóa như những người mạo hiểm khác.

      Các
      ngân hàng ném hàng tỷ đô la vào ván bài đầu cơ dầu. Họ mua hàng triệu
      thùng dầu một cách dễ dàng do lãi suất thấp và chính sách tín dụng nới
      lỏng của Cục dự trữ liên bang Mỹ, rồi sau đó xếp đầy các tàu chở dầu
      neo ngoài biển trong vài tháng đợi giá dầu lên cao rồi mới bắt đầu bán
      ra. Bằng cách đó:
      1. Các ngân hàng đã giữ một số lượng tiền rất
      lớn mà nền kinh tế Mỹ cần để vực dậy công nghiệp và thị trường nhà đất.
      Như vậy sẽ có bao nhiêu khoản cho vay và thế chấp có thể được tái cơ
      cấu lại ở Mỹ trong khi hàng triệu hay hàng tỷ đô la vẫn trôi trên biển
      kia? Và các doanh nghiệp nhỏ có thể trả lương cho nhân công được bao
      nhiêu trong giai đoạn khủng hoảng này?

      2. Với việc mua dầu
      vào và tích trữ, các ngân hàng tác động tác động rất lớn đến giá dầu và
      những sản phẩm từ dầu như xăng, chất đốt. Và khi giá dầu tăng, tiền sẽ
      chảy từ túi người tiêu dùng sang két của các ngân hàng. Do tiếp cận
      được nguồn tiền cho vay lãi suất thấp, các chương trình hỗ trợ của Cục
      dự trữ liên bang, các khoản tiền gửi được bảo hiểm bởi Tập đoàn bảo
      hiểm tiền gửi liên bang FDIC, quỹ của Chương trình mua lại các tài sản
      rủi ro cao thuộc các ngân hàng của chính phủ Mỹ TARP và việc Chính phủ
      bảo lãnh cho hoạt động đầu cơ của mình, các ngân hàng tỏ ra vô trách
      nhiệm, và thay vì cung cấp các dịch vụ ngân hàng thì họ lại tập trung
      đầu cơ.

      Báo giới và các nhà làm luật trong ngành ngân hàng nên
      đặt ra câu hỏi là hiện tượng đầu cơ hàng hóa tác động như thế nào đến
      nghiệp vụ ngân hàng? Công ty kinh doanh dầu Phibro thuộc tập đoàn
      Citigroup hoạt động rất tốt. Tuy nhiên chính công ty này cũng làm cho
      tập đoàn phải đối mặt với nhiều rủi ro và nguy cơ thu nhỏ quy mô khi
      không thể kiểm soát trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Vào năm 1985, công
      ty Phibro-Salomon (tiền thân của Citigroup trước khi sát nhập với
      Travellers) công bố việc xóa số khoản nợ 307 triệu USD do đầu tư vào
      dầu ở biển Beaufort. Sự việc này cho thấy bài học rằng lợi nhuận từ dầu
      không hấp dẫn như nhiều người tưởng.

      Bản báo cáo trình lên Quốc
      hội về các công ty nắm giữ tổ chức tài chính của Cục dự trữ liên bang
      và Bộ tài chính bình luận rằng Hiệp định Gramm-Leach-Bliley năm 1999 đã
      thay đổi hành lang pháp lý cho việc sát nhập và hoạt động của các tổ
      chức ngân hàng đồng thời hủy bỏ các điều khoản trong Hiệp định
      Glass-Steagall và Hiệp định các công ty chủ quản ngân hàng(Bank holding
      companies) năm 1956. Hiệp định này xóa bỏ các rào cản ngăn chặn việc
      các tổ chức ngân hàng, các công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm
      sát nhập với nhau. Nói một cách khác Hiệp định đó giờ đây cho phép các
      công ty chủ quản ngân hàng thực hiện tất cả các nghiệp vụ của các công
      ty chứng khoán và bảo hiểm. Không chỉ vậy, nó cũng cho phép các công ty
      chứng khoán và bảo hiểm hoạt động như một ngân hàng (và bằng cách đó
      trở thành công ty chủ quản ngân hàng).

      Bản báo cáo bao gồm một đoạn như sau:

      “Tất
      cả các công ty chủ quản ngân hàng (hoặc tài chính) trong nước chỉ có
      thể tham gia vào các hoạt động tài chính. Tập đoàn Citigroup hiện nay
      đang tham gia vào hoạt động buôn bán các sản phẩm không phải thuộc về
      tài chính (ví dụ như dầu và gas). Tuy nhiên các hoạt động thương mại đó
      chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của tập đoàn này và vẫn
      làm theo các điều kiện của Ủy ban giao dịch hàng hóa giao sau. Vì vậy
      hoạt động thương mại của các công ty chủ quản ngân hàng chỉ gây ra ít
      rủi ro cho sự an toàn và khỏe mạnh của hệ thống các tổ chức nhận tiền
      gửi”.

      Chính các điều kiện bảo đảm an toàn của Ủy ban đã khiến cho một tổ chức tài chính lỗ đến 27,7 tỉ USD trong năm 2008.

      Các
      công ty chủ quản ngân hàng (Bank holding companies) đã trở thành quả
      bom nổ chậm của hệ thống tài chính, trong đó Phibro của Citigroup có
      thể là ngòi nổ cho hệ thống ngân hàng Mỹ. Sự nhân nhượng của chính phủ
      cho phép Citigroup tham gia và hoạt động kinh doanh hàng hóa đã khiến
      cho trào lưu này lan rộng ra các tập đoàn chủ quản ngân hàng khác như
      Morgan Stanley, JPMorgan Chase. Tất cả đều đang kinh doanh hàng hóa hay
      dầu, cũng có nhiều tàu chở đầy hàng hóa trên biển (JP Morgan gần đây đã
      thuê một tàu siêu trọng chứa 2 triệu thùng chất đốt neo tại bờ biển của
      đảo quốc Malta, Địa Trung Hải trong suốt 9 tháng). Nhiều tập đoàn như
      Goldman Sachs không chỉ dừng lại ở dầu mà còn kinh doanh nhiều loại
      hàng hóa khác mà họ rõ ràng không phải nhà sản xuất lẫn người tiêu
      dùng. Với từng ấy sự kiện và tổn thất quá lớn thì liệu Cục dự trữ liên
      bang và Bộ tài chính Mỹ có thể nói những hoạt động đầu cơ đó “chỉ gây
      ra ít rủi ro cho sự an toàn và khỏe mạnh của hệ thống các tổ chức nhận
      tiền gửi” được không.

      Dưới những điều kiện hiện tại, mọi người
      sẽ cho rằng Fed và Bộ tài chính Mỹ có thể làm mọi cách buộc Citigroup
      tách Phibro ra, kêu gọi các tập đoàn chủ quản ngân hàng mà được bảo trợ
      bởi Fed và Bộ tài chính tạm dừng mọi hoạt động đầu cơ hàng hóa thông
      qua vô số chương trình. Đó là chương trình vay Cục dự trữ với lãi suất
      thấp, chương trình tiền gửi được bảo đảm của FDIC, tiền của Chương
      trình TARP và các gói cứu trợ của chính phủ (AIG, Goldman). Các tập
      đoàn còn tin rằng họ quá lớn để có thể phá sản và sẽ được cứu trợ nếu
      hoạt động kinh doanh trở nên tồi tệ.

      Sự vụ này của ông Hall đã
      hướng sự chú ý của công luận đến vấn đề đang rất bức thiết này, đồng
      thời giúp chúng ta xác định được nguy cơ tiềm ẩn một cách rõ ràng và
      chỉ có thể nói rằng Andrew Hall đã giúp cả nước Mỹ.



      Nguồn: http://vfinance.vn/




      Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e166/kin...ho_nuoc_my.htm




    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2009
      Bài viết
      611
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Re: Mức lương 100 triệu USD/ngày của một cán bộ tập đoàn Citigroup: hồi chuông cảnh tỉnh cho nước Mỹ



      Mói biết bài nầy. Tuy nhiên chữ ký của tôi có gần nửa năm nay cũng đã cảnh báo chính các ngân hàng là " tụi đầu cơ " rồi. Cụ thể là BĐS.

      Đấy : XHCN đấy .


      Nếu tôi ỏ Mỹ chắc được khen trước ông nầy[]

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 08-08-2009, 05:52 PM
    2. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 08-08-2009, 12:06 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 28-11-2006, 11:17 AM
    4. Cách tính khối lượng khớp lệnh của 1 phiên giao dịch?
      By nguyenxuansang in forum Kiến thức Chứng khoán
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 15-03-2006, 10:50 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình