Technical View - Thị trường: Tuần 29/08 - 01/09/2011
(Vietstock) – Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chi tiết thị trường Việt Nam (VN-Index, HNX-Index, VS 100), thị trường Mỹ (Dow Jones), thị trường Châu Á (Nikkei 225) và thị trường Châu Âu (FTSE 100).
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Ngắn hạn: VN-Index – ADX lao dốc. HNX-Index – Khối lượng sụt giảm liên tục
VN-Index – ADX lao dốc. Chỉ số ADX đang trong quá trình lao dốc ngày càng mạnh. Điều này khiến cho giới đầu tư bắt đầu lo ngại về sự yếu đi của xu hướng giá lên (uptrend) mặc dù khối lượng vẫn đang duy trì ở mức cao.
Mặc dù hai đường còn lại của Directional Movement System (-DI, +DI) vẫn đang trong trạng thái phân kỳ nhưng khoảng cách không lớn nên khả năng bị lấp đầy là rất cao.
Các chỉ số dao động (momentum) cũng dịch chuyển lên mức tương đối cao (trên 60) nên khả năng cho tín hiệu bán và đảo chiều đột ngột trong các phiên tới là hoàn toàn có thể diễn ra. Vì vậy, cần thận trọng nếu giá không tiếp tục bứt phá trong những phiên tới.

HNX-Index – Khối lượng sụt giảm liên tục. Mặc dù liên tục duy trì sát SMA 50 nhưng giá vẫn không thể vượt qua được ngưỡng này do sức kháng cự quá lớn.
Điều đáng chú ý là khối lượng đang suy giảm ngày càng mạnh hơn trong những phiên vừa qua. Chỉ một sự sụt giảm nhẹ nữa là khối lượng sẽ cắt xuống dưới đường trung bình 20 ngày. Cần chú trọng yếu tố thanh khoản của chỉ số này trong các phiên đầu tuần sau.

II. VIETSTOCK INDEX
VS 100: Tiếp tục tăng nhẹ (+0.35%) trong phiên giao dịch ngày 26/08/2011, VS 100 đang hướng tới vùng mục tiêu ngắn hạn 62 – 64 điểm.
Mặc dù tăng trưởng 2 phiên liên tiếp nhưng nếu tính chung cả tuần thì giá gần như đi ngang nên khó có thể khẳng định có đạt đến vùng 62 – 64 điểm khi mà khối lượng vẫn giảm từ từ.

VS-Market Strength: Vào phiên cuối tuần 26/08/2011, VS-A/D HOSE đạt mức 1.11, tức số mã tăng giá bằng 1.11 lần số mã giảm giá; trong khi VS-U/D HOSE là 1.59, tức khối lượng của cổ phiếu tăng giá bằng 1.59 lần so với khối lượng giao dịch của phía giảm giá.
VS-A/D HNX đạt 1.08 lần và VS-U/D HNX bằng 1.91 lần. Cách đây 5 phiên, khi VS-U/D HNX đột biến lên trên 80 đã cảnh báo hiện tượng đầu cơ mạnh trên HNX khá chính xác và kết quả là sự suy giảm của các mã trên HNX trong các phiên qua mạnh và nhanh hơn trên HOSE
Chỉ số VS-Arms VN tăng lên mức 0.63 cho thấy thị trường vẫn tiếp tục yếu và có thể tiếp tục quá trình tích lũy.

VS-Market Cap: VS-Mid Cap và VS-Small Cap tiếp tục giữ vững vị trí đầu sau khi có những tín hiệu phân kỳ theo chu kỳ tuần (weekly) cũng như chu kỳ ngày (daily) với Relative Strength Index.
VS-Large Cap tiếp tục đứng cuối do đã phục hồi khá mạnh trước đây và gặp phải kháng cự từ vùng giao dịch dày đặc tháng 06/2011.

III. CHIẾN LƯỢC DANH MỤC ĐẦU TƯ
Mô hình ngày càng thận trọng hơn
Cung cầu: Chênh lệch khối lượng mua bán trên sàn HNX trong tuần là 14.26 triệu đơn vị, số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 2,046 lệnh, giúp trung bình lệnh mua (3,242 đơn vị/lệnh) lớn hơn so với trung bình lệnh bán (3,012 đơn vị/lệnh).
Trên HOSE, chênh lệch khối lượng mua bán trong tuần là 13.58 triệu đơn vị, với số lệnh đặt mua nhỏ hơn số lệnh đặt bán 4,998 lệnh. Trung bình lệnh mua (2,963 đơn vị/lệnh) lớn hơn so với trung bình lệnh bán (2,647 đơn vị/lệnh).
Những thống kê trên cho thấy lực cầu trong tuần khá mạnh, nhưng có không loại trừ đến từ hoạt động đầu cơ ngắn hạn, đặc biệt là trên HNX.
HNX: Tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HNX là: 70.25% cash/ 29.75% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu của mô hình trên HNX tiếp tục quá trình suy giảm và sự thận trọng vẫn đươc giữ nguyên cho đến lúc này.
Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm rằng việc phòng ngừa rủi ro là quan trọng trong giai đoạn này vì khả năng có thrust down là rất lớn.

HOSE: Mô hình Định lượng của chúng tôi đưa ra tỷ trọng danh mục đề nghị đối với sàn HOSE là: 68.22% cash/ 31.78% stocks.
Tỷ trọng cổ phiếu trên HOSE giảm trở lại cũng cho thấy sự thận trọng của mô hình trên sàn này.

IV. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT DOW JONES, NIKKEI 225, FTSE 100
Dow Jones: Ngắn hạn – Sụt mạnh sau khi test Fibo 161.8%. Dài hạn – Sức ép tăng dần
Việc sụt giảm mạnh sau khi test Fibo Retracement 161.8% đã được giới phân tích kỹ thuật dự báo trước. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự thoái lùi này có tiếp tục trong thời gian tới hay không?
Nhiều khả năng sẽ có một chu kỳ sideway ngắn hạn diễn ra trên DJIA với cận trên là Fibo Retracement 161.8% (tương đương mức 11,450 điểm) và cận dưới là Fibo Retracement 261.8% (tương đương mức 10,650 điểm).

Dài hạn: Sức ép đối với DJIA trong dài hạn có vẻ như vẫn tiếp tục gia tăng khi mà các đường MA dài hạn đang bắt đầu lao dốc mạnh.
Tín hiệu bán giữa SMA 50 và SMA 200 cũng góp phần khiến cho sự phục hồi (nếu có) lại càng thêm khó khăn.

Nikkei 225: Vẫn chưa hồi phục
Kể từ sau khi tín hiệu bán của cặp EMA 10 và EMA 20, Nikkei 225 đã trải qua một giai đoạn sụt giảm mạnh và hoảng loạn trong gần 3 tuần. Trong các phiên phục hồi gần đây giá cũng vẫn chưa vượt qua được EMA 10.
Hiện tại, vùng 8,600 – 8,800 điểm vẫn tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ mạnh cho giá trong thời gian tới.

FTSE 100: Có thể test lại vùng 4,750 – 4,900 điểm
Sau khi phá vỡ đường trendline chống đỡ dài hạn, chỉ số này đã có 2 lần test vùng 4,750 – 4,900 điểm. Trong cả hai lần này, FTSE 100 đều phục hồi khá mạnh. Vì vậy, trong lần test sắp tới, người ta đang kỳ vọng vào một sự lặp lại của lịch sử.
Tuy nhiên, nếu vùng này cũng bị phá vỡ thì khả năng sẽ có một đợt hoảng loạn mới xuất hiện.

Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock



Xem bài viết: Technical View - Thị trường: Tuần 29/08 - 01/09/2011