Hybrid View
-
23-08-2011 04:01 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
57 công ty có lợi nhuận ròng chênh lệch sau soát xét
57 công ty có lợi nhuận ròng chênh lệch sau soát xét
(Vietstock) – Tính đến ngày 22/08, theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2011, đã có 57 doanh nghiệp công bố chênh lệch lợi nhuận sau soát xét.
* Tải tài liệu: BCTC quý 2 các DNNY
Theo thống kê của Vietstock, sau soát xét có 37 công ty giảm lợi nhuận và 20 công ty tăng lợi nhuận.
Trong số các công ty giảm lợi nhuận sau thuế, xét về tỷ lệ, VES là doanh nghiệp giảm mạnh nhất sau soát xét với mức lỗ gấp 3.4 lần trước soát xét, nâng mức lỗ từ 1.14 tỷ đồng lên 4.9 tỷ đồng.
Tương tự, CTN cũng nâng mức lỗ từ 1.28 tỷ đồng trước soát xét lên 2.7 tỷ đồng sau soát xét, tương ứng 112%. Ngoài ra, AMV nâng mức lỗ từ 631 triệu đồng lên 1.27 tỷ đồng, tương ứng 102%.
Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, VSP là doanh nghiệp giảm mạnh nhất khi lợi nhuận sau thuế sau soát xét âm gần 248 tỷ đồng, tức lỗ thêm 17 tỷ đồng so với trước soát xét. Ngoài ra, đơn vị kiểm toán AISC còn lưu ý rằng, VSP thông báo là khoản đầu tư vào công ty con là Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Nam Việt đã được đánh giá theo giá gốc, khoản đầu tư này chưa được lập dự phòng do công ty con bị lỗ vượt quá số dư vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo đánh giá của công ty kiểm toán, nếu khoản đầu tư vào công ty con được lập dự phòng giá trị thuần của khoản đầu tư vào công ty con sẽ nhỏ hơn 50 tỷ đồng, thu nhập thuần và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm đi 50 tỷ đồng. Hiện tại công ty đang tiến hành thủ tục khóa mã số thuế và sáp nhập công ty con trên về công ty mẹ.
Trong số các công ty giảm lợi nhuận sau soát xét, khả năng LO5 rơi vào tình trạng thua lỗ nặng là rất lớn nếu hạch toán bổ sung giá vốn vào kết quả kinh doanh. Theo công ty kiểm toán, một số hạng mục công trình của LO5 đã ghi nhận doanh thu nhưng giá vốn hạch toán kết chuyển thiếu. Theo ước tính của kiểm toán viên, số giá vốn phải được hạch toán thêm vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2011 là 8.2 tỷ đồng. Như vậy, nếu hạch toán bổ sung số giá vốn trên thì kết quả kinh doanh 6 tháng của LO5 sẽ lỗ 7.6 tỷ đồng.
10 MCK có LNST giảm mạnh nhất sau soát xétĐơn vị tính: Triệu đồngVESMCK6T/2011Chênh lệchLNSTSoát xétGiá trị%
CTN(1,141)(4,951)(3,810)333.90
AMV(1,279)(2,715)(1,437)112.36
CID(631)(1,277)(647)102.54
LO511632(83)(71.95)
KTT1,013453(561)(55.32)
DTT610290(319)(52.36)
NIS788463(325)(41.29)
SSM892532(360)(40.37)
ALV2,1531,494(659)(30.61)
Nguồn: VietstockFinance542460(83)(15.22)
Đối với các công ty tăng lợi nhuận sau soát xét, VHG có tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đối tăng khá cao (lần lượt hơn 33% và 3.57 tỷ đồng) khi doanh nghiệp này đã giảm lỗ 3.6 tỷ đồng, xuống còn âm 7.2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau soát xét.
Theo kiểm toán viên, mặc dù tăng lợi ròng gần 2.3 tỷ đồng sau soát xét, tương ứng với tỷ lệ 22.7% nhưng báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của BTP có nhiều khoản mục cần lưu ý. Theo đó, công ty kiểm toán cho rằng doanh nghiệp này chưa đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của khoản vay dài hạn. Khoản lỗ này lên đến 135 tỷ đồng. Ngoài ra, trong kỳ BTP cũng chưa trích trước khoản lãi tiền gửi có kỳ hạn đối với khoản tiền ủy thác cho Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực – Chi nhánh TP. Đà Nẵng hơn 2 tỷ đồng. Thêm vào đó, kiểm toán viên cũng lưu ý rằng giá điện trong 6 tháng đầu năm 2011 là giá tạm tính theo Tập đoàn Điện lực VN. Sau khi có thỏa thuận giá mua bán điện chính thức sẽ điều chỉnh giá mua bán điện theo hợp đồng mua bán điện mới. Trong kỳ, BTP đã trích trước chi phí sửa chữa lớn với số tiền hơn 54 tỷ đồng căn cứ theo kế hoạch của công ty nhưng kế hoạch này chưa được HĐQT phê duyệt vì chưa có giá điện chính thức của năm 2011.
HVX cũng là doanh nghiệp tăng khá mạnh lợi nhuận sau soát xét. Tuy nhiên, công ty kiểm toán có lưu ý đến việc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp này bằng giá trị thương hiệu 30 tỷ đồng. Hiện nay, Nhà nước chưa có hướng dẫn về việc ghi nhận tài sản và vốn góp bằng giá trị thương hiệu. Do đó, tính đúng đắn của các khoản mục trên còn tùy thuộc vào quyết định của cấp có thẩm quyền. Được biết, sau soát xét, lợi nhuận ròng của HVX đã tăng thêm 678 triệu đồng, tương ứng 17%.
10 MCK có LNST giảm mạnh nhất sau soát xétĐơn vị tính: Triệu đồngVHGMCKLNST 2011Chênh lệch6 thángSoát xétGiá trị%
BTP(10,779)(7,200)3,578-33.19
TAC9,96612,2322,26722.75
HVX11,66714,0662,39920.56
CLW3,8834,56167817.47
NET15,34717,1261,78011.60
HAT32,71035,2052,4957.63
NLC9,88810,2043153.19
VCR8,4778,5841071.26
SJ113,01313,1741601.23
Nguồn: VietstockFinance4,8154,852370.76
Như Ý
Xem bài viết: 57 công ty có lợi nhuận ròng chênh lệch sau soát xét
-
23-08-2011 04:01 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
N&L
Chẳng lẽ trình độ DN lại kém như vậy? sau khi rà soát lại tiền lại thay đổi???? Thế thì làm sao NĐT tin tưởng vào DN để đầu tư.
Xem bài viết: 57 công ty có lợi nhuận ròng chênh lệch sau soát xét
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks