-
19-08-2011 05:02 PM #21
S& P hạ định mức tín dụng dài hạn của Việt Nam từ BB xuống BB- rồi các bác ạ.
http://www.reuters.com/article/2011/...LA392220110819
Adiphopho
-- Standard & Poor's recently revised its methodology and assumptions for rating sovereign governments.
-- Consequently, we are lowering the local currency long-term rating on Vietnam to 'BB-' from 'BB'. In line with this, we are lowering our ASEAN regional scale long-term rating to 'axBB' from 'axBB+'.
-- We are also affirming our foreign currency sovereign credit rating on Vietnam at 'BB-/B', the short-term issuer credit rating at 'B' and our short-term ASEAN scale rating at 'axB'.
-- The negative outlook on the ratings reflects our view that Vietnam faces risks of near-term economic and financial instability.
Standard & Poor's Ratings Services today lowered its local currency long-term sovereign credit rating on the Socialist Republic of Vietnam to 'BB-' from 'BB', and its ASEAN scale long-term credit rating to 'axBB' from 'axBB+'.
At the same time, Standard & Poor's affirmed its 'BB-' foreign currency long-term rating, 'B' short-term foreign and local currency ratings, and 'axB' ASEAN scale short-term rating. The outlook on the long-term ratings is negative. Standard & Poor's also revised its transfer and convertibility (T&C) assessment for Vietnam to 'BB-' from 'BB' and affirmed its recovery rating at '3'.
"We lowered the local currency long-term rating on Vietnam after the implementation of Standard & Poor's revised methodology and assumptions for sovereign ratings," said Standard & Poor's credit analyst Kim Eng Tan. Standard & Poor's affirmed its foreign currency long-term rating because it is unaffected by the criteria update and the sovereign's underlying credit fundamentals have not changed.
"Under the revised methodology, we are narrowing the gaps between the local and foreign currency ratings, where these had existed, for many sovereigns. This is because we believe that governments are likely to have fewer incentives to differentiate between their local and foreign currency debt in the event of debt restructuring, given the increasing globalization of markets," Mr. Tan said.
In accordance with our criteria for sovereign ratings, the local currency rating on Vietnam is now equal to the foreign currency rating because the Vietnamese dong's pegged exchange rate limits its monetary policy independence and its domestic financial and capital markets are at early stages of development.
The 'BB-' sovereign credit ratings on Vietnam reflect the country's low-income economy, developing financial system, and evolving policy framework. Healthy economic growth prospects, reinforced by the government's persistent efforts in economic restructuring, partly offset these weaknesses.
The macroeconomic volatility of recent years, amid strong lending growth, has weakened the banking sector's resilience to a new financial or economic shock. The outflows of resident capital have reduced domestic liquidity and raised the cost of domestic funding.
"A large part of domestic credit--estimated to equal 118% of GDP at the end of 2011--are priced at nominal interest rates above 15% per annum," Mr. Tan said. "A disinflationary environment could impair borrowers' ability to service these loans, which we expect to reprice slowly, and thus could hurt asset quality in the banking system. That may eventually require government recapitalization of key public sector financial institutions."
In mitigation to the above weaknesses, openness to foreign direct investment (FDI) has improved Vietnam's economic prospects. FDI has averaged above 8% of GDP during the past four years. These foreign-invested projects should help maintain Vietnam's trend annual real per-capita GDP growth at 5%-6%. Standard & Poor's estimates Vietnam's growth in 2011 at 5%.
The negative outlook on the ratings reflects our view that Vietnam faces risks of near-term economic and financial instability. We could lower the sovereign credit ratings if balance-of-payment pressures mount or fiscal contingent risks from the financial sector rise. The ratings could stabilize at the current level if we assess that the risks to financial sector stability have declined. This is likely to reflect the successful implementation of policies that lift confidence in the domestic currency and reduce private sector and public enterprise leverage.Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
19-08-2011 05:39 PM #22
Chứng khoán Á và Âu rơi rất mạnh, CK Mỹ tối nay có thể dừng rơi do hôm qua rơi nhiều, nhưng nhìn chung có lẽ là vào downtrend rồi.
Vàng phá kỷ lục mọi thời đại và nhìn xu hướng thì khả năng về 2000 USD/ounce nhanh thôi. E rằng lần này không phải là chuyện lên xuống thường ngày, mà là trend xuống của CK và trend lên của Vàng cực mạnh.
CK Việt Nam tuần sau nếu không có thông tin đủ mạnh để hỗ trợ thì các bác nào mua thứ 4, thứ 5 chắc là lo lắmMưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
19-08-2011 10:46 PM #23
Chả biết cái phát biểu của cụ TĐ mới này khỉ tha, à nhầm, khả thi đến đâu, nhưng nếu hiểu nôm na cưỡng bức về 14% thì đồng nghĩa với ý mà cụ chủ quán nhậu vừa đề cập là "... hay là các anh chị lấy tiền ra khỏi NH mà đi đầu cơ đánh bạc ...". Dưng như này thì có vẻ ngược ý của CP (thông qua NQ 11) là "... tiến hành nhiều biện pháp nâng cao niềm tin vào giá trị đồng nội tệ, dùng nhiều biện pháp hành chính để giảm sức nóng của các kênh ngoại tệ, vàng và bất động sản nhằm thu hút vốn vào ngân hàng …" hơn nữa, không dưới một lần, Thủ tướng nói phải bảo đảm lãi suất thực dương cho người gửi tiền.
Cứ đá nhau bôm bốp thế này á
Vầng, cho em xin: 7 + 5 = ? (nhập số), bằng 12 ạ thưa anh Vietstock.“There's no such thing as a free lunch"
-
19-08-2011 10:51 PM #24
-
19-08-2011 10:55 PM #25
Dạo này spam ở Vietstock làm trình toán của em lên hắn
.
Vụ lãi suất thực dương thì em nhớ là nói từ năm 2008 (khi lạm phát có dấu hiệu tăng cao) tới giờ, và đợt rồi cũng có nhấn đi nhấn lại. Thực ra thì lãi suất không dương cũng được, nhưng ít nhất thì anh cũng cần làm tinh tế chứ không tuyệt tình đến thế.
TĐ nói thế chả khác gì dân đang ở trong nhà lo chống bão thì ngân hàng lại tống cổ ra đường tất, chắc đi hộ đê bác ạMưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
19-08-2011 10:57 PM #26
-
19-08-2011 11:09 PM #27
Hay đấy cụ, máu hơn nữa và ko sợ phạm húy thì chơi hẳn các phát biểu kinh điển dạng như "Nếu có $ tôi sẽ mua CP lúc này" của cụ gì gì vài năm trước
hay mới đây là "Nếu chỉ trông chờ vào đồng lương, đừng nghĩ đến chuyện mua nhà. Cỡ như Bộ trưởng, chúng tôi tính còn 40 năm mới mua được"
, ... luôn đi cụ.
dạ, bằng 25“There's no such thing as a free lunch"
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
Nguyen Quan (19-08-2011)
-
19-08-2011 11:15 PM #28Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
20-08-2011 08:41 AM #29
S&P và xứ Đại Việt ta
Chiều qua sau khi có tin về việc S & P hạ định mức tín nhiệm dài hạn của đồng nội tệ Việt Nam xuống BB-, nhiều chuyên gia đã cho rằng điều đó không đáng quan ngại, vì đó chỉ là sự hạ bậc do thay đổi phương pháp luận đơn thuần, để song hành cũng định mức tín nhiệm ngoại tệ hiện đang là BB-.
Nghe rất hợp lý và không có gì phải xoắn cả.
Nhưng mà, trước đây khi nghe S&P hạ định mức tín nhiệm ngoại tệ xuống, nhiều chuyên gia cũng cho rằng mặc dù định mức tín nhiệm ngoại tệ bị hạ thì ảnh hưởng đến khả năng vay của VN nhưng định mức tín nhiệm nội tệ cao hơn chứng tỏ nội lực của VN vẫn đánh giá tốt.
Giờ hạ tín nhiệm nội tệ cho bằng ngoại tệ thì ... cũng không có gì cả. Em nghe phảng phất tinh thần AQ đâu đó
.
Cần lưu ý S&P để triển vọng ở mức tiêu cực, tức là có gì rắc rối thì sẽ bị hạ tiếp. Và cũng cần lưu ý rằng các khoản vay của Vinashin quá hạn vẫn chưa chịu trả, và các khoản mới sắp tới của ông Vina Xỉn này cùng với một vài Tập đoàn khác sắp đến hạn và khoản mới mà không chịu trả thì tín nhiệm ngoại tệ lại đi đứt.
Thế lúc đó theo phương pháp luận mới, tín nhiệm nội tệ tăng hay giảm, các bác nhỉMưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
21-08-2011 11:16 PM #30
Hạt gạo làng ta
Có bài bên Box Hàng hóa nhưng em post lại ở đây để nhờ các bác chia sẻ tí về chính sách của VN.
Như em đã có đề cập ở dưới, xu hướng dài hạn của gạo là tăng. Đã đến lúc hạt gạo tìm lại vị trí quan trọng của mình sau khi xã hội chạy đi tìm những thú vui không cần gạo.
Do vậy, Chính Phủ cần nhận thức rõ và biến xu hướng đó thành cơ hội cho Việt Nam, một nước xuất khẩu gạo chủ lực, chứ không phải lúng túng chạy theo đỡ giá hoặc ghìm giá.
Gạo là mặt hàng lương thực chính yếu của VN và do đó chiêm tỷ trọng không nhỏ trong CPI và là đầu vào của nhiều mặt hàng khác, hoặc ảnh hưởng đến đầu vào của nhiều mặt hàng khác, vì vậy việc kiểm soát không cho xảy ra biến động giá là tốt.
Nhưng kiểm soát ntn lại là một vấn đề không dễ, cần phải uyển chuyển theo thị trường. Hãy nhớ lại câu chuyện một vài năm trước khi giá gạo đột ngột vọt lên cao, TT thế giới khan hiếm và gạo VN lên giá mạnh, các DN VN xuất khẩu liên tục dẫn đến quan ngại về khả năng hao hụt lương thực trong nước, gây ra mất an ninh lương thực.Thế là chính phủ cấm xuất gạo, nhân cơ hội đó, Thái lan và các nước tranh thủ xuất luôn giá cao, rút cuộc DN VN ôm sô một đống lỗ.
Quay lại câu chuyện hiện nay, sốt giá hay không sốt giá thì việc đầu tiên của anh quản lý thị trường. Khi xảy ra sốt giá lập tức hành động giống như lính cứu hỏa, điều tra ngay điểm phát hỏa rồi ra tay dập ngay thì không cần mở kho dự trữ.
Còn chuyện gạo lên giá là chuyện đương nhiên, đó là cung cầu. Hơn nữa, xem lại mức tăng giá của gạo đối với các mặt hàng khác, thì mức tăng của gạo vẫn thấp hơn, đặc biệt đối với chi phí đầu vào của chính gạo.
Lúc thịt sốt giá kéo theo đủ loại thịt khác, Chính Phủ có mở kho dự trữ không hoặc dập dịch sốt không, mà để thương lái hoành hành. Bây giờ ta mới thấy bị động của VN ở chỗ chỉ trữ mỗi gạo, còn các mặt hàng khác thì bỏ trống trận địa, đặc biệt bỏ trống lĩnh vực lưu thông, nên tư thương (kết hợp tàu khựa) tha hồ làm giá. Thế mà gạo chỉ cần có chút biến động thì chính phủ lập tức đe dọa kiềm giá, mà kiềm giá thì nông dân thiệt chứ thương lai đâu có thiệt. Muốn đánh vào điểm sốt giá thì đánh vào thương lái chứ sao lại đánh vào nông dân. Không lẽ họ làm thế vì thương lai khôn, giỏi lách nên khó đánh còn nông dân chân chất, đứng yên, thành ra dễ nện chăng? Đúng là người khổ bị khổ thêm, người sướng lại càng sướng.
Giá gạo bây giờ được đẩy cao lên nhưng vẫn chưa bù đắp chi phí, chưa gọi là cao so với mức tăng các mặt hàng khác, thế mà Chính Phủ đã vội vã dọa sẽ xuất kho dự trữ. Ai thiệt, đó là người làm ra lúa gạo, người làm ra kỳ tích đưa VN thành cường quốc lúa gạo, người thuộc lớp nghèo nhất và chịu đựng lạm phát lớn nhất từ chi phí đầu vào, từ bữa ăn gia đình và là người chiếm số lượng đông nhất ở Việt nam. Ai được lợi, đó là những người có thể chấm mút vào việc xuất kho đó.
Một chính sách dẫu có ý nghĩa tốt nếu nó được thực hành và kiểm soát đúng đắn, nhưng mấy chính sách lương thực và thị trường ở Việt nam thì chưa có tiền lệ đúng đắn đó. Vậy khả năng chính sách đó bị lợi dụng hay không sẽ là dấu hỏi lớn.
Quan trọng nữa, chuyện gì xảy ra nếu sau khi xuất kho dự trữ, giá gạo xuống một tí rồi lại tăng tiếp do nhu cầu bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Nhu cầu đó nói thẳng ra là vượt xa năng lực dự trữ của Việt Nam. Tại sao không đặt dấu hỏi rằng không loại trừ khả năng thương lái nước ngoài cố tình khiêu khích cho VN xuất kho dự trữ.
Một khi kho dự trữ cạn, mùa màng chưa kịp thu, họ đẩy tiếp giá lên thì biết đâu có lúc cả nước Việt Nam ngậm ngùi nhập gạo giá cao để ăn tạm ấy chứ.
Cho nên mặc dù ý tưởng dùng kho dự trữ để bình ổn giá nghe hay, nhưng thực tế có thể xảy ra nhiều tiêu cực. Việc mà chính phủ nên làm ấy, là giữ thị trường bình ổn, chấp nhận xu hướng tăng của gạo khi nó đang tìm lại ví trí quan trọng của mình và ra tay dập dịch sốt giá nếu có thể. Cái này không phải quá khó làm nếu chính phủ quyết tâm và mấy ông công bộc quản lý TT làm tốt.
Nhưng than ôi, ta phải liệu chừng cái phong bì có thể bịt miệng mấy ổng
Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
22-08-2011 07:18 AM #31
Tuần cuối tháng 8 - tháo chạy hay đã cuối đường hầm?
Về thế giới:
- Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục chao đảo mạnh sau khi đa số các quỹ và ngân hàng đưa ra dự báo đầy lo ngại về tăng trưởng kinh tế và nỗi lo khủng hoảng kép. Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh tuần thứ tư liên tiếp. Vàng nhảy lên kỷ lục mới 1877 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt;
- Trung Quốc hiện đang gặp phải một loạt vấn đề từ chuyện tàu cao tốc đến chuyện nợ xấu ngân hàng tăng nhanh, các quỹ nước ngoài đang tự hỏi liệu sự phát triển của TQ có đúng là có chất lượng? Nhật Bản vừa gặp động đất lớn làm NĐT e ngại về khả năng phục hồi thực sự của đất nước Mặt Trời Mọc.
Về trong nước:
- Tuần vừa qua tâm điểm phân tích và bình luận của NĐT là phát biểu của Thống Đốc SBV về các biện pháp nhằm quyệt liệt hạ lãi suất trong tháng 9 và các tín hiệu về lãi suất và thanh khoản ngân hàng cũng như thông tin về CPI trên cả nước. Ngoài ra thông tin về việc Chính Phủ xem xét để đưa một phần BDS ra khỏi khu vực phi sản xuất cũng được các NĐT hồ hởi đón nhận;
- Có lẽ kỳ vọng về sự cải thiện của vĩ mô đã giúp tâm lý của NĐT hưng phấn hơn và san bằng các lo ngại về sức khỏe của DN khi các báo cáo kinh doanh xuất hiện trong tuần đa phần cho thấy sự u ám của bức tranh kinh tế VN 6 tháng vừa qua. TTCK Việt nam đã có một tuần tăng điểm về cả giá lẫn thanh khoản khiến cho nhiều NĐT hy vọng vùng tâm bão đã qua.
- Cùng đáng chú ý là cuối tuần qua, sau phiên giao dịch cuối tuần, S&P công bố thông tin hạ tín nhiệm nội tệ dài hạn của Việt Nam xuống BB- với giải thích rằng đó là sự thay đổi về phương pháp luận, nhưng chúng ta hãy chờ xem sự phản ứng của thị trường hôm nay.Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
22-08-2011 07:55 AM #32
Member- Ngày tham gia
- Jul 2011
- Bài viết
- 403
- Được cám ơn 26 lần trong 25 bài gởi
-
22-08-2011 08:00 AM #33
Tuần cuối tháng 8 - tháo chạy hay đã cuối đường hầm?
Về thị trường, hai chỉ số VN-Index và HNX-Index phục hồi hơn 5% từ mức đáy 379.x và 65.x, thanh khoản cao hơn nhưng sức tăng giá tạm thời chỉ tập trung vào các BCs có vốn hóa lớn và các mã mang tính đầu cơ như CK, BDS.
Mặc dù không phải là cổ phiếu dẫn dắt thị trường nhưng tuần qua PVA cũng là một sự kiện chấn động khi đột ngột thông báo phát hành rồi lại hủy phát hành, khiến cho NDT không biết đường nào xoay trở. Việc này cũng cho thấy vai trò mờ nhạt - phải nói là quá kém cỏi - của UBCK trong việc kiểm soát các DNNY và bảo vệ NDT.
Hiện nay các chỉ số thị trường đang gặp kháng cự mạnh ở 405 và 69 khi lượng cầu bắt đáy đầu tuần trước bắt đầu gia tăng chốt lãi. Mặc dù các CTCK hiện đang nghiêng về nhận định tích cực đối với thị trường, nhưng khi các CTCK đồng lòng nhìn về một hướng thì cũng không ít lần nàng Vờ Ni đỏng đảnh lại quay nhìn sang hướng khác.Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
22-08-2011 08:08 AM #34
Chém gió chiến lược trong tuần
Tuần này thông tin về CPI, lãi suất cho vay thương mại cũng như thông tin về BDS tiếp tục là tâm điểm chú ý của NDT. Thị trường thế giới vẫn được dự báo là biến động bất thường (vàng trở lại 187x rồi các bác ạ
) nên các NDT cũng cần một sự thận trọng tương đối, tránh việc cầm đèn chạy trước ô tô. Hai phiên đầu tuần em đánh giá là quan trọng và nên có chiến lược rõ ràng.
Cá nhân em không mua, và vẫn đứng ngoài, chỉ tán láo tí về chiến lược cho hay ngày đầu tuần:
1. Nếu thị trường duy trì thanh khoản khá, các chỉ số chung chỉ đi từ giảm nhẹ đến tăng nhẹ (loại bỏ tứ trụ HOSE ra nhé các bác) thì xu hướng là tích cực. Lúc đó nên mua nhiều hơn nên bán, và tất nhiên canh giá dưới ở vùng hỗ trợ để mua tốt hơn là đu mua. TT này chưa đủ lực đi xa được;
2. Nếu thị trường duy trì thanh khoản nhưng chỉ số giảm mạnh thì tốt nhất nên bỏ chạy càng sớm càng tốt, và ai đứng ngoài thì không nên vào vì không loại trừ khả năng xả hàng;
3. Nếu thị trường lên xuống nhẹ nhàng nhưng thanh khoản co lại thì lại trở về trạng thái trước đây, vậy nên giảm bớt cổ phiếu đợi lại ở vùng 380 - 65.
4. Nếu thị trường tăng mạnh, chạy CE tím ngắt đầu tuần thì thoát bớt cổ phiếu rồi mua lại ở các phiên điều chỉnh.
GL & GT.Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
-
22-08-2011 08:16 AM #35
-
22-08-2011 08:24 AM #36
Member- Ngày tham gia
- Jul 2011
- Bài viết
- 403
- Được cám ơn 26 lần trong 25 bài gởi
-
22-08-2011 08:25 AM #37
Junior Member- Ngày tham gia
- Sep 2008
- Bài viết
- 115
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
-
22-08-2011 08:32 AM #38
-
22-08-2011 08:33 AM #39
-
22-08-2011 08:48 AM #40
Em nghe đồn là CPI ở mức 0.7x nên tay to đánh thị trường lên nhằm đón đầu thông tin.
CE toàn tập ở HNX nhưng giao dịch ở giá CE rất khủngMưa ngoài đời một lát thì tạnh
Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Nhận diện các ẩn số trên thị trường chứng khoán
By VFinance in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-10-2009, 04:41 PM
Bookmarks