Hạt GẠO làng ta!!!
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 20 của 20

    Threaded View

    1. #8
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định

      Như em đã có đề cập ở dưới, xu hướng dài hạn của gạo là tăng. Đã đến lúc hạt gạo tìm lại vị trí quan trọng của mình sau khi xã hội chạy đi tìm những thú vui không cần gạo.

      Do vậy, Chính Phủ cần nhận thức rõ và biến xu hướng đó thành cơ hội cho Việt Nam, một nước xuất khẩu gạo chủ lực, chứ không phải lúng túng chạy theo đỡ giá hoặc ghìm giá.

      Gạo là mặt hàng lương thực chính yếu của VN và do đó chiêm tỷ trọng không nhỏ trong CPI và là đầu vào của nhiều mặt hàng khác, hoặc ảnh hưởng đến đầu vào của nhiều mặt hàng khác, vì vậy việc kiểm soát không cho xảy ra biến động giá là tốt.

      Nhưng kiểm soát ntn lại là một vấn đề không dễ, cần phải uyển chuyển theo thị trường. Hãy nhớ lại câu chuyện một vài năm trước khi giá gạo đột ngột vọt lên cao, TT thế giới khan hiếm và gạo VN lên giá mạnh, các DN VN xuất khẩu liên tục dẫn đến quan ngại về khả năng hao hụt lương thực trong nước, gây ra mất an ninh lương thực.Thế là chính phủ cấm xuất gạo, nhân cơ hội đó, Thái lan và các nước tranh thủ xuất luôn giá cao, rút cuộc DN VN ôm sô một đống lỗ.


      Quay lại câu chuyện hiện nay, sốt giá hay không sốt giá thì việc đầu tiên của anh quản lý thị trường. Khi xảy ra sốt giá lập tức hành động giống như lính cứu hỏa, điều tra ngay điểm phát hỏa rồi ra tay dập ngay thì không cần mở kho dự trữ.

      Còn chuyện gạo lên giá là chuyện đương nhiên, đó là cung cầu. Hơn nữa, xem lại mức tăng giá của gạo đối với các mặt hàng khác, thì mức tăng của gạo vẫn thấp hơn, đặc biệt đối với chi phí đầu vào của chính gạo.

      Lúc thịt sốt giá kéo theo đủ loại thịt khác, Chính Phủ có mở kho dự trữ không hoặc dập dịch sốt không, mà để thương lái hoành hành. Bây giờ ta mới thấy bị động của VN ở chỗ chỉ trữ mỗi gạo, còn các mặt hàng khác thì bỏ trống trận địa, đặc biệt bỏ trống lĩnh vực lưu thông, nên tư thương (kết hợp tàu khựa) tha hồ làm giá. Thế mà gạo chỉ cần có chút biến động thì chính phủ lập tức đe dọa kiềm giá, mà kiềm giá thì nông dân thiệt chứ thương lai đâu có thiệt. Muốn đánh vào điểm sốt giá thì đánh vào thương lái chứ sao lại đánh vào nông dân. Không lẽ họ làm thế vì thương lai khôn, giỏi lách nên khó đánh còn nông dân chân chất, đứng yên, thành ra dễ nện chăng? Đúng là người khổ bị khổ thêm, người sướng lại càng sướng.

      Giá gạo bây giờ được đẩy cao lên nhưng vẫn chưa bù đắp chi phí, chưa gọi là cao so với mức tăng các mặt hàng khác, thế mà Chính Phủ đã vội vã dọa sẽ xuất kho dự trữ. Ai thiệt, đó là người làm ra lúa gạo, người làm ra kỳ tích đưa VN thành cường quốc lúa gạo, người thuộc lớp nghèo nhất và chịu đựng lạm phát lớn nhất từ chi phí đầu vào, từ bữa ăn gia đình và là người chiếm số lượng đông nhất ở Việt nam. Ai được lợi, đó là những người có thể chấm mút vào việc xuất kho đó.

      Một chính sách dẫu có ý nghĩa tốt nếu nó được thực hành và kiểm soát đúng đắn, nhưng mấy chính sách lương thực và thị trường ở Việt nam thì chưa có tiền lệ đúng đắn đó. Vậy khả năng chính sách đó bị lợi dụng hay không sẽ là dấu hỏi lớn.

      Quan trọng nữa, chuyện gì xảy ra nếu sau khi xuất kho dự trữ, giá gạo xuống một tí rồi lại tăng tiếp do nhu cầu bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Nhu cầu đó nói thẳng ra là vượt xa năng lực dự trữ của Việt Nam. Tại sao không đặt dấu hỏi rằng không loại trừ khả năng thương lái nước ngoài cố tình khiêu khích cho VN xuất kho dự trữ.

      Một khi kho dự trữ cạn, mùa màng chưa kịp thu, họ đẩy tiếp giá lên thì biết đâu có lúc cả nước Việt Nam ngậm ngùi nhập gạo giá cao để ăn tạm ấy chứ.

      Cho nên mặc dù ý tưởng dùng kho dự trữ để bình ổn giá nghe hay, nhưng thực tế có thể xảy ra nhiều tiêu cực. Việc mà chính phủ nên làm ấy, là giữ thị trường bình ổn, chấp nhận xu hướng tăng của gạo khi nó đang tìm lại ví trí quan trọng của mình và ra tay dập dịch sốt giá nếu có thể. Cái này không phải quá khó làm nếu chính phủ quyết tâm và mấy ông công bộc quản lý TT làm tốt.

      Nhưng than ôi, ta phải liệu chừng cái phong bì có thể bịt miệng mấy ổng



      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Có thể mở kho dự trữ gạo nếu xảy ra sốt giá




      Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn hai thế giới, có thể mở kho dự trữ gạo để làm dịu thị trường nội địa, sau khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao đẩy giá gạo trong nước lên mức cao kỷ lục.
      Tóm tắt:
      • Trong 2 - 3 tuần qua, giá gạo Việt Nam tăng 10%, so với mức tăng 2 - 3% của các nước khác. Tuy nhiên hiện chưa phải thời điểm mở kho dự trữ.
      • Giá gạo Thái Lan tăng và cung từ Ấn Độ hạn chế, Trung Quốc tăng nhập khẩu là lý do khách hàng tìm đến Việt Nam.
      • VFA dự báo giá gạo sẽ duy trì mức cao dù sản lượng năm nay cao hơn năm ngoái.
      Theo ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu có bất cứ dấu hiệu sốt giá gạo nào xuất hiện trên thị trường, Việt Nam sẵn sàng và sẽ mở ngay kho dự trữ gạo quốc gia, hiện ở mức hơn 1 triệu tấn, để làm dịu giá gạo. Tuy vậy, bộ này chưa nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của cơn sốt giá như vậy.
      Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là đối thủ chính của Việt Nam trên thị trường thế giới, đang quay lại với chính sách mua gạo từ nông dân với giá cao hơn giá thị trường để thúc đẩy thu nhập khu vực nông thôn, đẩy giá xuất khẩu gạo của Thái Lan lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2010.
      Gạo là loại ngũ cốc được tiêu thụ bởi một nửa dân số toàn cầu, do vậy giá gạo tăng đẩy chi phí thực phẩm lên cao, gây sức ép lạm phát trong thời điểm tăng trưởng kinh tế thê giới đình trệ. Trong 2 tuần qua, giá gạo Việt Nam đã tăng khoảng 10%, so với mức tăng giá khoảng 2 – 3% tại các nước khác.
      Với chính sách mới của Thái Lan và lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo của Ấn Độ, những người mua toàn cầu đang nhìn nhận Việt Nam như một nhà cung cấp thiết yếu.
      Giá gạo thô trên thị trường Chicago đạt mức 17,12 đô la/100 pound, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua mức tăng giá của lúa mì và đậu tương.
      Giá gạo Thái 100% loại B, loại gạo chuẩn xuất khẩu, đang ở mức 582 đô la/tấn trong phiên giao dịch ngày 17/8, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.
      Do lo ngại khủng hoảng lương thực, Ấn Độ, nhà sản xuất gạo lớn thứ hai toàn cầu, đã ban hành lệnh cấm các công ty tư nhân xuất khẩu loại gạo non basmati từ tháng 4/2008 nhằm tăng cường nguồn cung nội địa trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Tuy vậy, nước này đang xem xét khả năng xem xét nới lỏng lệnh cấm và cho phép xuất khẩu gạo.
      Chi phí thực phẩm toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 2 và chỉ giảm 2% trong tháng 6, theo tính toán của FAO. Theo WB, giá thực phẩm toàn cầu tăng cao và lượng dự trữ thấp sẽ hỗ trợ duy trì mức giá này.
      Nhu cầu của Trung Quốc
      Nhu cầu đối với gạo Việt Nam không chỉ tăng trong nước. Trung Quốc đã bắt đầu mua gạo từ Việt Nam do thời tiết xấu làm ảnh hưởng nặng đến mùa vụ lúa tại nước này.
      Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010 đạt 6,75 triệu tấn và Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7,4 triệu tấn trong năm nay nhờ mùa vụ bội thu và giá cao. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm ước đạt 4,7 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2010.
      Sản lượng tăng
      Giá sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi vụ lúa gạo của Việt Nam đạt sản lượng cao hơn năm 2010. Sản lượng lúa của Việt Nam có thể tăng 4%, lên mức 41,6 triệu tấn trong năm 2011, theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo VFA, giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu vượt quá cung.
      Giá sẽ tiếp tục vững cho đến quí 1/2012, phụ thuộc vào giá vạo Thái Lan và khả năng nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã trì hoãn xuất khẩu sau khi giá tăng, khiến những người mua từ châu Phi, Indonesia và Philippines chuyển sang thu mua gạo Thái Lan.
      Các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể nhận được đơn đặt hàng khoảng 100 ngàn tấn do Việt Nam trì hoãn xuất khẩu gạo. Tính đến ngày 15/8, giá xuất khẩu gạo 5% hạt vỡ của Việt Nam đạt 568 đô la/tấn, so với mức giá 549 đô la/tấn gạo Thái Lan 5% hạt vỡ.
      Theo Agroinfo
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    2. Có 2 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      kiemkhach (21-08-2011), lesino (22-08-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Dừng mua gạo tạm trữ
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 12-07-2011, 03:19 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình