Có thể mở kho dự trữ gạo nếu xảy ra sốt giá
Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn
hai thế giới, có thể mở kho dự trữ gạo để làm dịu thị trường nội địa, sau khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao đẩy giá gạo trong nước lên mức cao kỷ lục.
Tóm tắt:
- Trong 2 - 3 tuần qua, giá gạo Việt Nam tăng 10%, so với mức tăng 2 - 3% của các nước khác. Tuy nhiên hiện chưa phải thời điểm mở kho dự trữ.
- Giá gạo Thái Lan tăng và cung từ Ấn Độ hạn chế, Trung Quốc tăng nhập khẩu là lý do khách hàng tìm đến Việt Nam.
- VFA dự báo giá gạo sẽ duy trì mức cao dù sản lượng năm nay cao hơn năm ngoái.
Theo ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu có bất cứ dấu hiệu sốt giá gạo nào xuất hiện trên thị trường, Việt Nam sẵn sàng và sẽ mở ngay kho dự trữ gạo quốc gia, hiện ở mức hơn 1 triệu tấn, để làm dịu giá gạo. Tuy vậy, bộ này chưa nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của cơn sốt giá như vậy.
Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và là đối thủ chính của Việt Nam trên thị trường thế giới, đang quay lại với chính sách mua gạo từ nông dân với giá cao hơn giá thị trường để thúc đẩy thu nhập khu vực nông thôn, đẩy giá xuất khẩu gạo của Thái Lan lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2010.
Gạo là loại ngũ cốc được tiêu thụ bởi một nửa dân số toàn cầu, do vậy giá gạo tăng đẩy chi phí thực phẩm lên cao, gây sức ép lạm phát trong thời điểm tăng trưởng kinh tế thê giới đình trệ. Trong 2 tuần qua, giá gạo Việt Nam đã tăng khoảng 10%, so với mức tăng giá khoảng 2 – 3% tại các nước khác.
Với chính sách mới của Thái Lan và lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo của Ấn Độ, những người mua toàn cầu đang nhìn nhận Việt Nam như một nhà cung cấp thiết yếu.
Giá gạo thô trên thị trường Chicago đạt mức 17,12 đô la/100 pound, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua mức tăng giá của lúa mì và đậu tương.
Giá gạo Thái 100% loại B, loại gạo chuẩn xuất khẩu, đang ở mức 582 đô la/tấn trong phiên giao dịch ngày 17/8, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2010.
Do lo ngại khủng hoảng lương thực, Ấn Độ, nhà sản xuất gạo lớn thứ
hai toàn cầu, đã ban hành lệnh cấm các công ty tư nhân xuất khẩu loại gạo non basmati từ tháng 4/2008 nhằm tăng cường nguồn cung nội địa trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Tuy vậy, nước này đang xem xét khả năng xem xét nới lỏng lệnh cấm và cho phép xuất khẩu gạo.
Chi phí thực phẩm toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 2 và chỉ giảm 2% trong tháng 6, theo tính toán của FAO. Theo WB, giá thực phẩm toàn cầu tăng cao và lượng dự trữ thấp sẽ hỗ trợ duy trì mức giá này.
Nhu cầu của Trung Quốc
Nhu cầu đối với gạo Việt Nam không chỉ tăng trong nước. Trung Quốc đã bắt đầu mua gạo từ Việt Nam do thời tiết xấu làm ảnh hưởng nặng đến mùa vụ lúa tại nước này.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2010 đạt 6,75 triệu tấn và Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 7,4 triệu tấn trong năm nay nhờ mùa vụ bội thu và giá cao. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm ước đạt 4,7 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2010.
Sản lượng tăng
Giá sẽ tiếp tục tăng ngay cả khi vụ lúa gạo của Việt Nam đạt sản lượng cao hơn năm 2010. Sản lượng lúa của Việt Nam có thể tăng 4%, lên mức 41,6 triệu tấn trong năm 2011, theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo VFA, giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu vượt quá cung.
Giá sẽ tiếp tục vững cho đến quí 1/2012, phụ thuộc vào giá vạo Thái Lan và khả năng nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã trì hoãn xuất khẩu sau khi giá tăng, khiến những người mua từ châu Phi, Indonesia và Philippines chuyển sang thu mua gạo Thái Lan.
Các nhà xuất khẩu Thái Lan có thể nhận được đơn đặt hàng khoảng 100 ngàn tấn do Việt Nam trì hoãn xuất khẩu gạo. Tính đến ngày 15/8, giá xuất khẩu gạo 5% hạt vỡ của Việt Nam đạt 568 đô la/tấn, so với mức giá 549 đô la/tấn gạo Thái Lan 5% hạt vỡ.
Theo Agroinfo
Bookmarks