-
15-08-2011 03:29 PM #1
Toàn cảnh về công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư trên TTCK
-----------------------------
Nick: Nguyen Quan
Topic:Quán nhỏ ven đường
-----------------------------
CT QLQ - Con đường chông gai
(12/08/2011)
NDT quen làm việc với CTCK nên thường nhìn CTCK như là sức mạnh đẳng cấp nhất của thị trường. Nhưng thực ra, thế lực hùng hậu đứng sau và nâng đỡ thị trường thì cần phải nói các quỹ và công ty quản lý quỹ.
Hiện tại ngoài các quỹ ngoại thì TTCK Việt nam có đến 47 CT QLQ và một số quỹ nội được cấp phép hoạt động các quỹ của VFM, của Manu hay của Pru. Gần đấy nhất có quỹ của ACB.
Cũng giống như với CTCK, trong giai đoạn TTCK tăng mạnh 2005 - 2007 phong trào thành lập CT QLQ và mở quỹ rất rầm rộ. Đủ thành phần thể loại lao vào lĩnh vực kinh doanh vốn đòi hỏi rất khắt khe nè bởi vì chỉ cần có được một quỹ tầm 500 tỷ như VF1 thì phí quản lý quỹ ăn cũng đủ, chưa kể đến khả năng huy động tiền của DN, của NĐT.
Tuy nhiên, thành lập CT QLQ đã khó (khó hơn cả CTCK) thì lập quỹ và huy động tiền không dễ. Ngoại trừ một số CT QLQ được lập để quản lý tiền cho tập đoàn, cho ngân hàng mẹ như Sabeco, Á Châu hoặc phục vụ cho công tác bảo hiểm kết hợp đầu tư như Manu, Pru, còn ra việc thành lập quỹ thành công chỉ nằm ở các CTQLQ được thành lập đầu tiên, có quan hệ và ủng hộ tài chính tốt. Còn huy động từ NDT cá nhân cho hoạt động ủy thác đầu tư thì thiên nan vạn nan do sự phức tạp của QLQ và do người dân thích tự chơi tự chịu hơn.
Các CTQLQ còn lại sau một thời gian không thành công đành tập trung chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ như quản lý ủy thác cho các ngân hàng, các tập đoàn hoặc tự doanh với số vốn ít ỏi mà họ có được và huy động được.
CTQLC và Quỹ - Ai lời ai lỗ?
(12/08/2011)
Nếu so sánh giữa CTCK và CT QLQ trong 5 năm vừa qua thì có lẽ QLQ ít tai tiếng hơn, ít lỗ hơn CTCK.
Do yêu cầu về nhân sự, mặt bằng, quan hệ của QLQ thường thấp hơn nhiều so với CTCK, nên mặc dù doanh thu có thể sút kém nhưng QLQ thường chịu đựng giỏi hơn CTCK khi TTCK suy giảm.
Một QLQ nếu có huy động được quỹ, hợp đồng ủy thác hoặc có nguồn làm dịch vụ cho ngân hàng, tập đoàn thì không đến nỗi vất. Dẫu có lỗ vẫn có thể chịu đựng được một thời gian tương đối dài, vì thế mặc dù TTCK suy giảm lâu nhưng các QLQ không có điều tiếng gì nhiều, thậm chí nhiều người nhận xét đây là cơ hội để QLQ bứt phá lên về nguồn lực và vị thế thị trường trong tương lai so với ngân hàng và chứng khoán.
Tuy nhiên, các quỹ thì lại khác. Trừ một số rất ít quỹ được thành lập sớm, có danh mục đầu tư giá rẻ như các quỹ nước ngoài (DC, VNC) hoặc các quỹ chỉ tuyền uýnh trái phiếu, đa phần các quỹ còn lại đều lỗ hoặc xấp xỉ lỗ sau 3 - 5 trời hoạt động
Tại sao các quỹ có tài chính lớn thế, có con người giỏi thế, có quy trình chặt chẽ thế (chặt chẽ nhiều hơn so với CTCK), có quan hệ tốt thế (quỹ rất dễ làm việc với doanh nghiệp ở vị trí chiến lược và thậm chí có thể ngồi vào cả HDQT) lại lỗ và lỗ nhiều thế trong thời gian qua?
- Do đặc thù về vấn đề quản lý và kiểm soát, chi phí lướt sóng của các quỹ thường cao hơn tự doanh chứng khoán, hơn nữa, các quỹ thường có mục tiêu đầu tư nên nắm giữ CP dài;
- Giai đoạn thành lập rộ các quỹ là 2005 - 2007 và đây là giai đoạn đỉnh cao của TTCK. Ai nắm CP từ 2007 đến nay về dài hạn là lỗ;
- Do áp lực tìm kiếm lợi nhuận ngắn và trung hạn của NDT trong nước là khá lớn nên các quỹ nội địa thường giải ngân phần lớn danh mục ngay khi có tiền, vì vậy khả năng xoay chuyển tình thế không nhiều;
- Các quỹ nước ngoài thường lớn, nên cá voi mắc cạn ao hồ, muốn lướt sóng trong TTCK có thanh khoản càng lúc càng kém thì chả khác gì tự ăn chân mình nên đành chịu nằm yên. Hơn nữa, nhất cử nhất động của các quỹ này đều được các NĐT theo dõi khá chặt chẽ theo kiểu "không cho chúng nó thoát" nên đã khó lại càng khó hơn;
- Đa phần các quỹ dự báo sai về vĩ mô của Việt Nam, và chính sách của Việt Nam lại hầu như không đoán trước được. Người ta hay đùa là Việt Nam nói một đằng làm một nẻo mà lị;
- Và thêm nữa là con người và khung pháp lý ở Việt Nam cũng góp phần vào việc thua lỗ của các quỹ ạ.
Phân tích đến bạc tóc mà còn thế, nản quá rồi các bác ạ. Thế thì biết đến ngày nào mới nhận được tiền chia thưởng từ lợi nhuận. Không thể ta suốt đời làm thuê, dù lãnh lương cao nhưng nhìn sang người khác đánh đấm cổ phiếu, lợi nhuận lồi mồm toác mỏ trong khi trình độ mình như thế này, quan hệ mình như thế này....
Nghĩ thế, nên không ít các chuyên viên QLQ đâm ra chán, mà chán thì người ta hay chân trong chân ngoài. Tất nhiên mỗi quỹ đều có quy trình và phương pháp kiểm soát các chuyên viên đầu tư của mình, nhưng làm sao kiểm soát được khi người ta đã muốn luồn lách, vì đây là một bộ môn vô địch của Việt Nam mà.
Vì thế, trước và trong khi làm deal, một số chuyên viên QLQ cũng không mấy ngại ngần gì mà không tự đầu tư thêm cho mình một ít, cho bạn bè một trước. Trước có lợi nhuận, sau lại có thêm tí tình thân. Sợ công ty phát hiện ư, không thiếu gì cách, đầu tư qua tài khoản và tên người khác, mua thỏa thuận của nội bộ nhưng vẫn để nội bộ đứng tên....
Cao hơn nữa, chuyên viên QLQ và DN có thể thỏa thuận với chuyên viên QLQ và thậm chí cả lãnh đạo quỹ để đề xuất và thông qua việc đầu tư vào DN. Đổi lại, DN sẽ bán cho chuyên viên và lãnh đạo quỹ cổ phiếu giá rẻ nếu deal được thông qua. Thế là bắt đầu một quy trình làm giá hoành tráng chả khác gì tự doanh CTCK cả, các bác ạ.
Đến nhân vật số 2 của Berkshire Hathaway của nhà hiền triết Warren Buffet là David Sokol còn chơi chiêu này thì chuyên viên QLQ ở Việt Nam chấm mút tí chút có là bao. Nếu cả guồng máy QLQ tham gia vào trò chơi thì việc phát hiện không phải dễ dàng, mà dẫu có phát hiện đi nữa, luật pháp Việt Nam không đủ răn đe. Bất quá là anh mất việc đi chỗ khác chơi thôi, mà làm một quả thế thì mất việc 10 năm cũng được
CTQLQ - Kho hàng bán khống
(12/08/2011)z
Các quỹ thường mua dưới dạng đầu tư, do vậy thường nắm giữ nhiều BCs dài hạn trong danh mục.
Đây là kho hàng khiến nhiều CTCK và các đội bán khống thèm nhỏ rãi. Đối với các quỹ lớn nắm giữ hơn 5% cổ phần của DN thì việc cho vay bán khống khá khó khăn. Hơn nữa các quỹ này có quy trình quản trị chặt chẽ, ít cho phép lướt sóng nên không mấy dễ dàng khi mượn cổ phiếu.
Tuy nhiên có nhiều QLQ và quỹ nội địa với quy mô nhỏ hơn thì lại khác. Nếu xác định nẵm giữ dài hạn thì việc cho vay bán khống trong downtrend cũng là một cách kiếm tiền mặt để sống qua ngày, ngõ hầu đợi đến ngày chiến thắng. Với một số cổ phiếu đủ lớn, việc bán khống này sẽ dần làm tê liệt dần mức độ dao động của giá cổ phiếu, đồng thời gia tăng thêm đà rơi của cổ phiếu và thị trường (vì đa phần là BCs) trong bối cảnh thị trường chung suy yếu.
Quỹ, NAV và thị giá CCQ
(12/08/2011)
Nhìn vào thị giá của các CCQ đang niêm yết trên sàn hôm nay là hầu như có thể đong được cảm nhận của NDT về tương lai của TTCK.
Hầu hết các CCQ đều có thị giá xấp xỉ 50% của NAV được báo cáo.
Các quỹ niêm yết ở nước ngoài được đánh giá cao hơn, tầm 75% của NAV.
Tại sao lại có chuyện này:
1. Nỗi lo âu về khả năng suy giảm tiếp của TTCK cho đến lúc quỹ được thanh lý: Vì quỹ chủ yếu là nắm giữ dài hạn nên nếu triển vọng của TTCK là tiêu cực thì hậu quả là NAV của các quỹ sẽ bị chiết khấu nặng nề. Hơn nữa, các NDT khá thất vọng về hiệu quả hoạt động của quỹ so với chi phí và kỳ vọng nên càng thẳng tay hơn;
2. Nỗi lo âu về khả năng thanh lý quỹ: Các quỹ nắm giữ lượng cổ phiếu rất lớn so với vốn của các DNNY và nhất là so với thanh khoản của chúng trên sàn. Trong một thị trường bull thì đó là cơ hội, nhưng trong điều kiện thanh khoản của TTCK như hiện nay thì việc thoái một lượng vốn như vậy trên sàn sẽ là ác mộng nếu không tìm được đối tác mua thỏa thuận với giá hời. Lúc đó giá trị khoản đầu tư sau khi thoái có thể giảm nhiều so với giá thị trường lúc mới bắt đầu thoái.
3. Gáng nặng chi phí:
- Đầu tư thì thua lỗ trong khi chi phí quản lý vẫn phải trả đều. Tình hình yếu kém càng kéo dài thì các cổ đông của quỹ càng thiệt hại vì chi phí cứ ăn đều vào vốn.
4. Cách tính NAV có vấn đề:
- Các khoản đầu tư OTC luôn đem lại khó khăn khi tính giá thị trường cho NAV do thanh khoản rât thấp và giao dịch không rõ ràng. Ngoài ra, nếu thị trường niêm yết suy giảm thì OTC sẽ giảm giá và đóng băng nghiêm trọng. Cả hai điều này tất ảnh hưởng rất nhiều đến NAV thực tế của quỹ.
5. Chi phí thanh lý:
- TTCK Việt Nam hiện có rất ít tiền lệ về thanh lý quỹ và các NDT rất mơ hồ về thời gian thanh lý, quy trình thanh lý và chi phí thanh lý. Khi người ta mơ hồ thì nó hàm chứa rủi ro, mà có rủi ro thì cứ chiết khấu.
Thế cho nên thị giá các quỹ giảm thấp cũng chẳng có gì là lạ. Tất nhiên, cái gì quá mức đều đem lại cơ hội thay đổi cả. Biết đâu, nếu đầu tư đúng lúc, đúng điểm và đúng giá, các CCQ lại trở thành một khoản đầu tư sinh lợi thì sao.
Vấn đề là khi nào thì em vẫn chưa rõ được
Quỹ và vấn đề thoái vốn
(13/08/2011)
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, các quỹ ở Việt Nam đều là quỹ đóng và quỹ đóng thì có thời hạn đóng quỹ. Các quỹ ở Việt Nam, kể cả trong nước lẫn ngoài nước đa số mở trong thời gian 2005 - 2007. Nếu tính một quỹ có thời gian khoảng 5 năm trở đi thì chúng ta có thể thấy rằng đã bắt đầu đến lúc các quỹ cần phải giải thế nếu các cổ đông không đồng ý gia hạn.
Mà có lẽ không mấy ai thích thú gia hạn một quỹ có hiệu quả hoạt động kém, lại có mức chiết khấu cao như quỹ ở Việt Nam hiện nay nên khả năng các cổ đông yêu cầu giải thế khi đến hạn đóng quỹ là khá cao. Đồng thời như câu chuyện VEIL năm 2010 bị đe dọa thâu tóm, các quỹ nếu duy trì mức chiết khấu thấp có khả năng bị mua lại và yêu cầu giải thế.
Trong khi đó việc huy động các quỹ mới không dễ dàng do TTCK quá yếu kém trong thời gian qua, con số FII 6 tháng đầu năm này đã nói lên điều đó:
"Trong khi đó FDI và FII của 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm so với 2010 nhất là dòng vốn FII. Năm 2010, FII của 6 tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD nhưng năm 2011 chỉ đạt 350 triệu USD."
http://www.tamnhin.net/tieu-diem/127...-on-vi-mo.html
Đấy là dòng tiền còn đổ vào cho các quỹ nước ngoài, chứ tình hình các quỹ trong nước còn bi đát hơn, vì việc huy động quỹ nội địa ở mức rất thấp, gần như bằng không, trừ một số ngân hàng và tổ chức lập quỹ riêng cho mình.
Do vậy khả năng lớn là sắp tới cán cân cung cầu cổ phiếu từ các quỹ sẽ lệch lớn về bên cung, và chúng ta hãy cầu chúa cho họ kiếm được đối tác mua giá tốt như Deal STB của DC, chứ không mà họ bán lẻ ra ngoài trong thanh khoản hiện nay thì mệt mỏi lắm các bác ạ.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
"Đà tăng ở các TTCK mới nổi sẽ tiếp tục trong vài quý nữa"
By meoden1211 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 08-11-2010, 12:07 PM -
Thông tin về LN quý 3 của các DN trên HSX và HNX
By BAPGIONG in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 67Bài viết cuối: 25-10-2010, 05:29 PM -
Quỹ đầu tư ở đâu trên thị trường giá xuống?
By meoden1211 in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 21-10-2010, 10:12 AM -
Thông tin về công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư tại Việt Nam
By billstock in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt NamTrả lời: 3Bài viết cuối: 04-02-2010, 04:38 PM -
MAFPF1- Quỹ đầu tư có tốc độ tăng trưởng NAV cao nhất trong các quỹ!
By okechungkhoan16 in forum Quỹ Đầu tư và TTCK Việt NamTrả lời: 10Bài viết cuối: 31-10-2009, 11:05 AM
Bookmarks