-
29-07-2009 02:39 PM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Jul 2009
- Bài viết
- 127
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Tăng trưởng của kinh tế Châu Á có bền vững?
Tăng trưởng của kinh tế Châu Á có bền vững?
[table] [img]http://vfinance.vn/Data/Expert/Vfinance_Brad_Glosserman.jpg" class="image" width="250px">
[/table]
Theo
cách nhìn nhận thông thường, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang
trong giai đoạn chuyển giao quyền lực từ các nước phương Tây sang khu
vực Châu Á.
Trong
giai đoạn này, nền kinh tế Mỹ đã phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề và nhờ
đó mà Trung Quốc lại trở thành quốc gia kiếm lợi nhiều nhất. Quá trình
chuyền giao này thực chất là về việc đưa ra những quyết định lớn của
kinh tế thế giới. Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới G8 vốn dĩ
là nơi tập trung quyền lực thì hiện nay sức mạnh của nhóm này cũng đã
bị tổn thương nghiêm trọng.
Trong trường hợp những đánh giá
trên là đúng thì lời gợi ý đưa ra là cần có sự thay đổi về cơ bản hoạt
động kinh tế toàn cầu sắp tới. Yếu tố cơ bản của bộ máy tăng trưởng
kinh tế sẽ không còn phụ thuộc vào nhu cầu của các nước phương Tây nữa.
Mà thay vào đó, các quốc gia tại Châu Á sẽ dần phá vỡ mô hình kinh tế
xuất khẩu và tập trung vào thị trường tiêu dùng nội địa để tạo đà tăng
trưởng. Điều này sẽ tạo ra hiệu ứng “theo đà” (knock-on) vô cùng quan
trọng đối với hệ thống phúc lợi xã hội, một phần phát triển của mạng
lưới an tòan xã hội. Nhờ thế mà người dân Châu Á sẽ không còn phải tiết
kiệm thu nhập nhiều nữa mà tiêu dùng lại chiếm ưu thế.
Những ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế tính đến hiện tại vẫn còn chưa chắc chắn,
và tương lai của kinh tế toàn cầu cũng khó mà biết trước được. Xu hướng
phát triển có thể còn thay đổi.
Với giả thuyết rằng phương Tây
bị chịu ảnh hưởng nặng nề hơn các nước khác do cuộc khủng hoảng, điều
này là đúng trong hoàn cảnh mà phương Tây đang bị thiệt hại nhiều hơn
các quốc gia khác. Nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ của Châu Á mà khoảng
cách giữa châu lục này với châu Âu đang dần được thu hẹp lại trong suốt
hàng thập kỷ qua. Câu hỏi đặt ra là mô hình kinh tế nào sẽ hoạt động
nhanh hơn, sớm giúp phục hồi và ổn định trong thời gian dài hơn. Liệu
mô hình Anglo-Saxon dùng để điều chỉnh sự quá mức có là phương án tối
ưu nhất tại Châu Á?
Trong một số tranh luận gần đây, có dấu hiệu
cho thấy khi đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ suy thoái,
nhiều người Châu Á đã tỏ ra hơi tự mãn. Có thể nói, Mỹ chính là thị
trường tiêu thụ chính và lớn của nhiều nhà sản xuất Châu Á. Ngay cả
chính phủ các quốc gia Châu Á cũng dự trữ một số lượng đáng kể đồng
USD. Có thể nói Châu Á phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế Mỹ. Thế
nhưng khi nước Mỹ gặp phải hoàn cảnh khó khăn như bây giờ thì Châu Á
lại “cười trên sự đau khổ của người khác” và điều này quả thực là không
nên. Những trao đổi về việc tách các nền kinh tế khu vực Thái Bình
Dương vẫn còn chưa được giải quyết. Mặc dù vậy trong lúc nền kinh tế Mỹ
vẫn còn hoạn nạn, Châu Á vẫn là châu lục có tốc độ tăng trưởng đáng kể
trên phạm vi toàn cầu.
Sự mất cân bằng giữa thâm hụt thương mại
và thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ với thặng dư thương mại cũng như
thặng dư tài khỏan vãng lai của Châu Á là tương đối lớn. Tuy nhiên để
hiệu chỉnh lại điều này cũng tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi chính phủ
các nước Châu Á phải thay đổi lại các chính sách và thái độ về lâu dài.
Đầu
tiên, các chính phủ sẽ phải lkích cầu nội địa. Có một cách để thực hiện
điều đó là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Ước tính nhu cầu của Châu
Á cho loại hình đầu tư phát triển này là hàng trăm tỷ USD. Trong lúc
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển trong khu vực
thì chính phủ lại chưa làm cách nào để có thể thu lời hàng tỷ USD cho
việc xuất khẩu các sản phẩm của quốc gia mình sang một thị trường khá
lớn như Châu Âu.
Và để làm được như vậy, chính phủ Châu Á cần
phải phát triển hệ thống phúc lợi xã hội đảm bảo cho công dân của mình
không phải tiết kiệm quá nhiều mà sẽ dùng tiền vào tiêu dùng nhằm tạo
cầu cho thị trường. Tỷ suất tiết kiệm trong khu vực hiện nay vẫn ở mức
cao do người dân vẫn lo ngại khi về hưu, liệu họ có đủ tiền tiêu xài
không.
Thứ hai, các chính phủ các quốc gia Châu Á cần phải tạo
lập những mối quan hệ mới với chính người dân của mình. Từ trước tới
nay các chính phủ này vẫn quản lý chặt chẽ các khoản vốn cho tới các
khoản đầu tư trực tiếp. Ở những nền kinh tế có định hướng về tiêu thụ,
người tiêu dùng có tự chủ cao hơn và đây chính là tư duy cơ bản nhất mà
hầu hết chính phủ các nước Châu Á và hệ thống hành chính quan liêu cần
nắm rõ.
Chính phủ các nước Châu Á hiện tại đang chú trọng quá
nhiều vào các công trình xã hội. Liệu đó có phải là xây dựng quốc gia,
phát triển kinh tế hay chỉ là chủ nghĩa độc đoán đơn thuần. Quản lý sợi
dây ngân quỹ là cách đơn giản nhất để đạt được những mong muốn. Nếu
lỏng lẻo trong quản lý thì sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế định
hướng theo cầu nội địa và đi ngược với bản chất của chính phủ mỗi nước
Châu Á.
Quan điểm nàysẽ ảnh hưởng tới nhóm G20, nhóm những nước
cũng hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng. Có ý kiến lo ngại rằng các nước
trong nhóm G8 không còn ở vào thời hoàng kim nữa. Hội nghị thường niên
này càng trở nên thu hẹp nhưng vẫn đưa ra những tuyên bố vô nghĩa rộng
rãi. G20 với lượng của cải chiếm khoảng 80% của toàn thế giới, hứa hẹn
trở thành một nhóm đại diện mới vì bản thân nhóm này đã gồm các thành
viên đến từ nhiều quốc gia, có chế độ chính trị, kinh tế và mô hình xã
hội cũng rất đa dạng.
Mặc dù sự đa dạng hóa là có lợi nhưng cũng
không tránh khỏi một số mặt hạn chế: rất khó mà có được sự đồng thuận
giữa các nước thành viên và do đó, tranh luận giữa họ có thể trở nên
căng thẳng hơn. Điều này thực ra cũng không bất ngờ. Minh chứng là mặc
dù trong lần họp tháng 11 năm 2008, thành viên các nước khối G20 đã hứa
sẽ chống lại chủ nghĩa bảo hộ, nhưng thực tế theo nghiên cứu của Ngân
hàng Thế giới (WB) thì 17 quốc gia thành viên trong tổng số 20 vẫn
triển khai các biện pháp hạn chế thương mại vào tháng 4 năm sau.
Để
vượt qua được những trở ngại trên thì sự lãnh đạo đóng vai trò cần
thiết cho những nhóm như G20 hay bất cứ quốc gia nào khác. Chính phủ
các quốc gia này cần phải đặt lợi ích chung tòan cầu lên hàng đầu. Các
nước Châu Á dường như không thích thú gì với điều này. Họ muốn có một
vị trí trong bất cứ cuộc họp nào và thực tế họ cũng đã có được nó. Tuy
vậy bản thân họ lại không muốn nghĩ rằng cái phí bỏ ra gắn với vai trò
làm chủ thực sự. Lãnh đạo thực ra giống như vai trò trọng tài: tổ chức
một diễn đàn để cùng bàn bạc và tìm kiếm những phương án giải quyết hợp
lý nhất. Trong nhiều trường hợp biện pháp này được áp dụng nhưng khi
gặp phải vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu thì sẽ phải nghĩ đến
phương án khác.
Khi nhu cầu cho các công trình xã hội tác động
đến việc lãnh đạo nền kinh tế thì nó trở thành vấn đề mang tính hệ
thống. Trong bối cảnh đó, các quy tắc đưa ra nhằm tối đa hóa phúc lợi
xã hội cho cả một khu vực chứ không phải chỉ riêng của một quốc gia
riêng biệt nào. Chính phủ vẫn theo đuổi những lợi ích xã hội nhất định
đồng nghĩa với việc tính hợp lý của nền kinh tế lúc đó cũng không cần
thiết trong việc hỗ trợ đưa ra quyết định và chính trị cũng vậy. Lợi
ích quốc gia khi đó theo nghĩa hẹp là sự kém tập trung giải quyết nhu
cầu của những quốc gia khác.
Với mức độ phát triển đang ở tầm
trung thì đây cũng không phải là điểm bất lợi của Châu Á trong công
cuộc giành chiến thắng của mình. Nhưng các nước Châu Á cũng không nên
đi theo vết xe đổ của phương Tây. Họ nên nghĩ tới một cuộc sống tươi
đẹp và những thành công cùng tồn tại song song với những khó khăn trong
xã hội này.
Một phần quan trọng không thể thiếu và có sức ảnh
hưởng vô cùng mạnh mẽ tới tăng trưởng trong tương lai cũng như tiềm
năng kinh tế, đó là ngành công nghiệp “xanh”. Các nhà sản xuất cần phải
phát triển mô hình sản xuất sử dụng mọi nguồn lực hiệu quả hơn. Đó là
sử dụng phương thức sản xuất khiêm tốn hơn sử dụng ít nguyên liệu tái
chế đầu vào, ít lãng phí, tiêu hao ít năng lượng hơn. Những quốc gia
nào nhìn thấy tầm quan trọng của mô hình này và chuyển hướng sang ngành
công nghiệp “xanh” sẽ sớm gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
Gắn
với ngành sản xuất công nghiệp “xanh” phải kể đến nhu cầu người tiêu
dùng với các sản phẩm này. Tương lai của Châu Á cũng có thể được định
đoạt nhờ nó. Nếu nhận thức của người dân theo hướng trên, thì chính phủ
và ngành công nghiệp sẽ phải chiều họ. Và như vậy, một trong những tác
động to lớn nhất đến kinh tế tòan cầu sẽ thúc đẩy sự thay đổi vô cùng
lớn lao của nền kinh tế. Tất nhiên khi đó, không còn gì để nói ngoài
việc thừa nhận những nhận xét trên là hoàn toàn đúng.
[b]Nguồn:
http://vfinance.vn/
[url="http://vfinance.vn/">
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
VPK - ổn định bền vững và tăng tốc
By minhphotre in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 268Bài viết cuối: 10-04-2011, 05:59 PM -
Cty Âu Lạc (vận tải biển xăng dầu): Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đáng kinh ngạc!!!
By pppstock in forum Thị trường OTCTrả lời: 13Bài viết cuối: 05-02-2010, 10:33 PM -
SUMI - Tăng trưởng bền vững
By hidetoshi in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 12-10-2008, 04:38 PM -
DIC 4 cổ phiếu ngành xây dựng kinh doanh bất động sản vũng tàu sắp nên sàn. Lại một HDC thứ 2
By daigiadoanmo in forum Thị trường OTCTrả lời: 11Bài viết cuối: 03-09-2008, 12:36 AM -
Viglacera HaLong tăng trưởng bền vững
By oversee in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-03-2008, 01:02 PM
Bookmarks