Hybrid View
-
01-08-2009 09:35 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Jun 2007
- Bài viết
- 159
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Re: Chính phủ Liên bang Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến vẫn sẽ ở mức cao
hôm qua công bố GDP quí 2 của mỹ là -1%, dự kiến -1,5%, kỳ trước -6,4%, nguyên nhâncơ bản do tỷ lệ hàng tồn kho giảm đáng kể. Tín hiệu đáng mừng!?
-
06-09-2009 10:50 PM #2
Member- Ngày tham gia
- Oct 2006
- Bài viết
- 236
- Được cám ơn 103 lần trong 58 bài gởi
TTCK dưới áp lực thoái vốn của Indochina Capital
(Vietstock) - Sau hơn 3 năm hoạt động tại Việt Nam, quỹ đầu tư Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) đã chính thức đóng quỹ. Trong khoảng thời gian 3 tháng quỹ này sẽ phải tiến hành thoái vốn, liệu thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ ra sao trước áp lực thoái vốn của ICV?
Danh mục cổ phiếu niêm yết của ICV: Lời và lỗ ở đâu?
Tính đến thời điểm ngày 31/07/2009, danh mục ICV tập trung ở 9 mã cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE và đều là các mã chủ chốt trên TTCK Việt Nam. Theo ước tính của Vietstock, danh mục này có khoảng 29,13 triệu cổ phiếu với giá trị vào khoảng 1.700 tỷ đồng (tính theo giá ngày 04/09). Trong đó, BVH (25,5%), VCB (19,2%); PHR (13,5%); FPT (10,0%) là những mã chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục.
Bảng 1: Danh mục cổ phiếu niêm yết của ICV (tính theo ngày 31/07/2009)(*): Giá vốn danh mục của ICV được Vietstock ước tính dựa trên nhiều nguồn tinThống kê của Vietstock cũng cho thấy, tính đến thời điểm hiện nay, ICV lỗ nặng ở các mã BVH, VCB và FPT (trên 50%) và lỗ “nhẹ” ở mã DPM và PHR (khoảng 20%). Mức lãi lớn nhất của ICV là mã GMD với tỷ suất sinh lợi lên đến 154%. Hai mã còn lại là HPG và REE có mức lãi lần lượt là 66% và 44%. Tuy nhiên, hiện nay ICV chưa có báo cáo về giá trị tài sản ròng (NAV) đến ngày 30/08/2009 để biết chính xác danh mục của quỹ này đang nắm giữ.
Sự việc của ICV được báo trước trong các cuộc họp gần đây của quỹ này, một sự kết thúc cũng nằm trong dự tính và kịch bản cho tiến trình thoái vốn trong tháng 8 có thể đã xảy ra.
TTCK: Áp lực lớn trong ngắn hạn!
Theo ước tính của chúng tôi, 9 mã cổ phiếu có giá trị lớn nhất trong danh mục của ICV có giá trị khoảng 1,700 tỷ đồng, tương đương với khoảng 1 phiên giao dịch trung bình của VN-Index. Điều này cho thấy quy mô danh mục của ICV là khá lớn trong ngắn hạn.
Bảng 2 cho thấy, số lượng mỗi cổ phiếu trong danh mục của ICV có quy mô khá lớn so với khối lượng giao dịch (KLGD) khớp lệnh bình quân trong tháng 8. Chẳng hạn tại mã BVH, trong khi KLGD khớp lệnh bình quân chưa đầy 400.000 cổ phiếu/phiên thì số lượng mà ICV sở hữu lên đến hơn 7 triệu cổ phiếu. Như vậy, số lượng cổ phiếu BVH mà ICV đang sở hữu gấp đến 20,37 lần KLGD khớp lệnh bình quân mỗi phiên của BVH trong tháng 8 vừa qua. Nhiều mã khác như PHR, FPT, VNM, VCB cũng có quy mô khối lượng lớn so với KLGD bình quân mỗi phiên.
Bảng 2: So sánh số lượng cổ phiếu của ICV với KLGD khớp lệnh bình quân(**) Cổ phiếu PHR được tính từ ngày niêm yết 18/08.Do đó, ngay cả khi chia nhỏ danh mục để bán (nhằm tránh làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu), ICV cũng mất rất nhiều thời gian để bán hết lượng cổ phiếu này. Tuy nhiên, bằng sự ảnh hưởng của tâm lý thị trường, sức mua của các cổ phiếu này có phần giảm đi cũng sẽ gây ra tình trạng khó thoái vốn trên thị trường. Nếu ICV không tìm được nhà “bao tiêu” lượng cổ phiếu của mình sẽ là một kịch bản không tốt cho VN-Index khi danh mục này gồm nhiều mã cổ phiếu bluechip có tính dẫn dắt thị trường.
Trên góc nhìn lạc quan, chúng ta thấy trong thời gian qua vẫn có nhiều mã cổ phiếu tăng trưởng khi xuất hiện lượng cung lớn. Chẳng hạn như quỹ Dragon Capital bán ra hơn 6 triệu cổ phiếu VCG (từ 20/4 - 10/6) nhưng mã này vẫn có mức tăng trưởng đến 124% trong cùng thời gian. Hay việc PVFC bán ra 9.9 cổ phiếu PVD (từ 25/8 - 2/9) nhưng cũng không làm cổ phiếu này giảm giá mạnh (vẫn giữ nguyên mức giá 92,000 đồng). Chỉ trong 2 ngày, PVFC đã thực hiện xong giao dịch này với tổng trị giá lên đến hơn 950 tỷ đồng. Điều này muốn nói lên việc thoái vốn của Dragon Capital và PVFC đã tìm được đối tác để bán ra thông qua con đường giao dịch thỏa thuận nhằm tránh ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Đây là con đường có thể giúp ICV thoái vốn mà không ảnh hưởng mạnh đến giá trị nhận được cũng như tránh “đè nặng” thị trường.
Tuy nhiên, một vấn đề khác cần kể đến là thời điểm và tâm lý thị trường. Trong thời điểm từ tháng 4 đến tháng 6, thị trường có sức bật rất lớn do nhiều yếu tố hỗ trợ (TTCK thế giới phục hồi, kinh tế trong nước và thế giới dần thoát khỏi khủng hoảng…) nên mặc dù PVFC (đăng ký bán các cổ phiếu như CII, PVT, DPM..) hay Dragon Capital đăng ký bán ra nhiều cổ phiếu nhưng giá vẫn tăng. Bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác. Thị trường đang xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi như: Giá chứng khoán đã tăng mạnh nên khả năng điều chỉnh là rất cao; Gói kích cầu sắp kết thúc trong khi chính phủ vẫn băn khoán thực hiện gói kích cầu thứ 2 khiến nhiều doanh nghiệp bị hụt hẫng; Credit Suisse khuyên nên chốt lời với chứng khoán Việt Nam; Hay chứng khoán Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro bong bóng… Do đó, tin tức ICV thoái vốn lại là một thông tin không mất tích cực cho thị trường.
Liệu có một ICV khác ở Việt Nam?
Lúc mở quỹ vào năm 2007, ICV có giá trị khoảng 500 triệu USD nhưng tính đến ngày 31/7/2009, NAV của quỹ chỉ còn 243 triệu USD, tức giảm khoảng 50%. Một số quỹ tại Việt Nam (xem bảng 3) cũng có mức sụt giảm NAV gần tương tự như vậy. Và cũng giống như ICV, nhiều quỹ ở Việt Nam có NAV lớn hơn nhiều so với giá chứng chỉ quỹ. Rõ ràng vào lúc này việc thoái vốn sẽ có lợi cho các nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao có cùng hoàn cảnh như nhau nhưng ICV lại quyết định thoái vốn? Các quỹ ở Việt Nam có cùng chung số phận như ICV hay không?
Bảng 3: Thay đổi NAV của một số quỹ tại Việt NamGhi chú: Tỷ giá quy đổi 18,432 VND/USD; Nguồn: Vietstock và LCF Rothschilds FundĐiều này chính là do các nhà đầu cơ đã sở hữu một số lượng cổ phiếu đủ để tác động đến quyền kiểm soát của ICV. Các nhà đầu cơ là những người mong muốn thu lời trong ngắn hạn nên đã đề xuất và thông qua phương án đóng quỹ nhằm thu lợi. Tại những thời điểm cuối năm 2008, giá thị trường của chứng chỉ quỹ này có lúc thấp hơn giá trị tiền và tương đương tiền tính trên mỗi chứng chỉ quỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu cơ tiến hành mua vào. Điều kiện hiện nay thuận lợi cho giới đầu cơ này thanh lý danh mục để thu lợi. Nếu giá mỗi chứng chỉ quỹ này mua vào cuối năm 2008 chỉ vào khoảng dưới 2,5$/chứng chỉ quỹ thì ngày nay, giá trị NAV lên đến 5,32$/chứng chỉ quỹ. Việc thanh lý danh mục sẽ giúp cho giới đầu cơ thu một khoản lợi nhuận rất lớn chỉ trong một thời gian ngắn đầu tư.
Rõ ràng, để xảy ra một hiện tượng như ICV, vấn đề không đơn thuần là giá chứng chỉ quỹ có thấp hơn NAV hay không mà còn do ai là đối tượng sở hữu quỹ đó. Nếu như các nhà đầu cơ thâu tóm và nắm quyền các quỹ ở Việt Nam, thì câu chuyện như ICV hoàn toàn có thể xảy ra.Last edited by admin; 06-09-2009 at 11:21 PM.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
CTG-Ngân hàng Công thương:Thật là chuyên nghiệp
By Rusa in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 2657Bài viết cuối: 29-04-2015, 08:35 AM -
Unemployment rate - Tỷ lệ thất nghiệp
By ntm124 in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 20-08-2009, 10:46 PM -
Góp ý về box "PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT SÀN HoSE " và PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP GIAO DỊCH TẠI HaSTC
By Dolphin1605 in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 0Bài viết cuối: 26-07-2007, 04:35 PM -
Sự kiện: Tin đồn thất thiệt về ACB - Ảnh hưởng nghiêm trọng ?
By in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 01-01-1970, 07:00 AM
Bookmarks