[table]


Đường bị làm giá


18/08/2009 10:49:44 AM







[img]http://images.********.com/kllqnsyk467145904large.jpg[/img]









[table]



Sau tuần đầu tháng 8, giá đường bán lẻ trên thị trường đã tăng lên mức 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 50% so với đầu năm. |

[/table]






[table]




Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chủ cơ sở bánh trung thu Thành Long (TP.HCM) cho biết: giá mua sỉ đường tại nhà máy đã lên gần 14.000đ/kg, chỉ ưu tiên khách quen (!). Trên thị trường, giá đường tại chợ Bà Chiểu ngày 16.8 ở mức 16.000 đồng/kg. Cùng ngày, tại các siêu thị Co-opmart, giá đường Biên Hòa Vitamin A là 15.500 đồng/kg; đường tinh luyện Biên Hòa là 15.200 đồng/kg; đường kính trắng Thành Công 15.000 đồng/kg… Tính ra, giá này đã tăng so với thời điểm đầu năm khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg.

Các thông tin từ thị trường thế giới cho thấy giá đường tăng cao là việc có thật, nhưng đáng chú ý là giá đường trong nước đang bị đẩy lên cao hơn rất nhiều và có tình trạng khan hiếm, sốt ảo.

Theo ông Lê Văn Thanh, tổng giám đốc công ty mía đường Lam Sơn, giá đường bán tại nhà máy Lam Sơn thời gian qua chỉ có 10.500 đồng/kg và Lam Sơn vẫn còn đường tích trữ trong kho, vì thế chuyện khan hiếm đường rất khó xảy ra. Đáng chú ý là chỉ còn một tháng nữa, vụ mía đường 2009 – 2010 sẽ bắt đầu tại đồng bằng sông Cứu Long và đến tháng 11 miền Trung và miền Bắc cũng vào vụ. Vì thế, lượng đường cung cấp cho thị trường sẽ dồi dào và giá đường chắc chắn hạ nhiệt.

Thông tin từ bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nhận định: nếu mức tiêu thụ đường tháng 8 và tháng 9.2009 giữ như năm 2008 (khoảng 183.000 tấn) thì vẫn có đủ đường cho người tiêu dùng nội địa đến hết tháng 9.2009. Niên vụ đường mới bắt đầu từ giữa tháng 9.2009 nên các nhà máy sẽ có đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong niên vụ sản xuất đường sắp tới, sẽ có khoảng 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế trên 105.000 tấn mía/ngày. Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, dự kiến sản lượng đường chế biến sẽ đạt 1,3 triệu tấn, trong đó có 300.000 tấn đường tinh luyện, cộng với lượng đường nhập khẩu 64.000 tấn về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Theo bộ NN - PTNT, lượng đường tồn kho tại các nhà máy và lượng đường của các doanh nghiệp kinh doanh đường còn gửi lại ở nhà máy vào khoảng 210.000 tấn. Cộng với lượng đường nhập khẩu 29.000 tấn thì tổng lượng đường lên tới gần 240.000 tấn. Nếu mức tiêu thụ đường từ nay đến tháng 9 duy trì hoặc cao hơn lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2008 (khoảng trên 180.000 tấn), lượng đường hiện tại vẫn đáp ứng nhu cầu. Như vậy nói giá đường cao vì thiếu nguồn cung là không có cơ sở.





(Theo SGTT)


[/table]
[/table]
[table]


Đường bị làm giá


18/08/2009 10:49:44 AM







[img]http://images.********.com/kllqnsyk467145904large.jpg[/img]









[table]



Sau tuần đầu tháng 8, giá đường bán lẻ trên thị trường đã tăng lên mức 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 50% so với đầu năm. |

[/table]






[table]




Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chủ cơ sở bánh trung thu Thành Long (TP.HCM) cho biết: giá mua sỉ đường tại nhà máy đã lên gần 14.000đ/kg, chỉ ưu tiên khách quen (!). Trên thị trường, giá đường tại chợ Bà Chiểu ngày 16.8 ở mức 16.000 đồng/kg. Cùng ngày, tại các siêu thị Co-opmart, giá đường Biên Hòa Vitamin A là 15.500 đồng/kg; đường tinh luyện Biên Hòa là 15.200 đồng/kg; đường kính trắng Thành Công 15.000 đồng/kg… Tính ra, giá này đã tăng so với thời điểm đầu năm khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg.

Các thông tin từ thị trường thế giới cho thấy giá đường tăng cao là việc có thật, nhưng đáng chú ý là giá đường trong nước đang bị đẩy lên cao hơn rất nhiều và có tình trạng khan hiếm, sốt ảo.

Theo ông Lê Văn Thanh, tổng giám đốc công ty mía đường Lam Sơn, giá đường bán tại nhà máy Lam Sơn thời gian qua chỉ có 10.500 đồng/kg và Lam Sơn vẫn còn đường tích trữ trong kho, vì thế chuyện khan hiếm đường rất khó xảy ra. Đáng chú ý là chỉ còn một tháng nữa, vụ mía đường 2009 – 2010 sẽ bắt đầu tại đồng bằng sông Cứu Long và đến tháng 11 miền Trung và miền Bắc cũng vào vụ. Vì thế, lượng đường cung cấp cho thị trường sẽ dồi dào và giá đường chắc chắn hạ nhiệt.

Thông tin từ bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nhận định: nếu mức tiêu thụ đường tháng 8 và tháng 9.2009 giữ như năm 2008 (khoảng 183.000 tấn) thì vẫn có đủ đường cho người tiêu dùng nội địa đến hết tháng 9.2009. Niên vụ đường mới bắt đầu từ giữa tháng 9.2009 nên các nhà máy sẽ có đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong niên vụ sản xuất đường sắp tới, sẽ có khoảng 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế trên 105.000 tấn mía/ngày. Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, dự kiến sản lượng đường chế biến sẽ đạt 1,3 triệu tấn, trong đó có 300.000 tấn đường tinh luyện, cộng với lượng đường nhập khẩu 64.000 tấn về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Theo bộ NN - PTNT, lượng đường tồn kho tại các nhà máy và lượng đường của các doanh nghiệp kinh doanh đường còn gửi lại ở nhà máy vào khoảng 210.000 tấn. Cộng với lượng đường nhập khẩu 29.000 tấn thì tổng lượng đường lên tới gần 240.000 tấn. Nếu mức tiêu thụ đường từ nay đến tháng 9 duy trì hoặc cao hơn lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2008 (khoảng trên 180.000 tấn), lượng đường hiện tại vẫn đáp ứng nhu cầu. Như vậy nói giá đường cao vì thiếu nguồn cung là không có cơ sở.





(Theo SGTT)


[/table]
[/table]
[table]


Đường bị làm giá


18/08/2009 10:49:44 AM







[img]http://images.********.com/kllqnsyk467145904large.jpg[/img]









[table]



Sau tuần đầu tháng 8, giá đường bán lẻ trên thị trường đã tăng lên mức 16.000 đồng/kg, tăng khoảng 50% so với đầu năm. |

[/table]






[table]




Bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, chủ cơ sở bánh trung thu Thành Long (TP.HCM) cho biết: giá mua sỉ đường tại nhà máy đã lên gần 14.000đ/kg, chỉ ưu tiên khách quen (!). Trên thị trường, giá đường tại chợ Bà Chiểu ngày 16.8 ở mức 16.000 đồng/kg. Cùng ngày, tại các siêu thị Co-opmart, giá đường Biên Hòa Vitamin A là 15.500 đồng/kg; đường tinh luyện Biên Hòa là 15.200 đồng/kg; đường kính trắng Thành Công 15.000 đồng/kg… Tính ra, giá này đã tăng so với thời điểm đầu năm khoảng 5.000 - 6.000 đồng/kg.

Các thông tin từ thị trường thế giới cho thấy giá đường tăng cao là việc có thật, nhưng đáng chú ý là giá đường trong nước đang bị đẩy lên cao hơn rất nhiều và có tình trạng khan hiếm, sốt ảo.

Theo ông Lê Văn Thanh, tổng giám đốc công ty mía đường Lam Sơn, giá đường bán tại nhà máy Lam Sơn thời gian qua chỉ có 10.500 đồng/kg và Lam Sơn vẫn còn đường tích trữ trong kho, vì thế chuyện khan hiếm đường rất khó xảy ra. Đáng chú ý là chỉ còn một tháng nữa, vụ mía đường 2009 – 2010 sẽ bắt đầu tại đồng bằng sông Cứu Long và đến tháng 11 miền Trung và miền Bắc cũng vào vụ. Vì thế, lượng đường cung cấp cho thị trường sẽ dồi dào và giá đường chắc chắn hạ nhiệt.

Thông tin từ bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng nhận định: nếu mức tiêu thụ đường tháng 8 và tháng 9.2009 giữ như năm 2008 (khoảng 183.000 tấn) thì vẫn có đủ đường cho người tiêu dùng nội địa đến hết tháng 9.2009. Niên vụ đường mới bắt đầu từ giữa tháng 9.2009 nên các nhà máy sẽ có đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong niên vụ sản xuất đường sắp tới, sẽ có khoảng 40 nhà máy hoạt động với tổng công suất thiết kế trên 105.000 tấn mía/ngày. Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, dự kiến sản lượng đường chế biến sẽ đạt 1,3 triệu tấn, trong đó có 300.000 tấn đường tinh luyện, cộng với lượng đường nhập khẩu 64.000 tấn về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Theo bộ NN - PTNT, lượng đường tồn kho tại các nhà máy và lượng đường của các doanh nghiệp kinh doanh đường còn gửi lại ở nhà máy vào khoảng 210.000 tấn. Cộng với lượng đường nhập khẩu 29.000 tấn thì tổng lượng đường lên tới gần 240.000 tấn. Nếu mức tiêu thụ đường từ nay đến tháng 9 duy trì hoặc cao hơn lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2008 (khoảng trên 180.000 tấn), lượng đường hiện tại vẫn đáp ứng nhu cầu. Như vậy nói giá đường cao vì thiếu nguồn cung là không có cơ sở.





(Theo SGTT)


[/table]
[/table]