Hybrid View
-
11-08-2011 06:34 PM #1
Dự thảo margin của UB thì liên quan gì đến cầm cố?
Blogger: Hoàng Thạch Lân
Thời gian đăng: 10/08/2011
---------------------------------
Dự thảo margin của UB thì liên quan gì đến cầm cố?
Báo ĐTCK sáng nay có 1 bài của bạn Hữu Đạo mà tui hiểu thì bạn cho rằng quy định về GD ký quỹ (margin) mà UBCKNN sắp ra còn thiếu 1 khoảng trống, tức là chưa chặt chẽ cho trường hợp cầm cố và chậm tiền T+2. Tui nghĩ bạn có nhầm lẫn đôi chút.
Cầm cố là nghiệp vụ “truyền thống” của các ngân hàng, theo đó khách hàng có quyền đem những thứ tài sản do mình sở hữu “giao cho” ngân hàng để được vay tiền. Những thứ tài sản đó có rất nhiều loại, và từ nửa cuối năm 2000 ở xứ ta thì tạm gọi là được bổ sung thêm… chứng. Tuy nhiên, có chứng không có nghĩa cầm cố phải nằm dưới tầm kiểm soát của cơ quan quản lý chứng, tức là UBCKNN. Cầm cố vẫn là dịch vụ của ngân hàng đối với NĐT, còn cty CK thì cung cấp margin. Đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay khác nhau, thuộc những nhóm ngành khác nhau nên không thể nói cầm cố là 1 “hình thái hỗ trợ tài chính cho NĐT na ná margin..”, cho là cty CK có thể lách luật để rồi lo rằng “UBCK muốn tuýt còi cũng không dễ”.
Đối với cái quy định margin mà UBCK đang soạn, tui nghĩ nên làm rõ rằng UBCK chỉ hướng dẫn cty chứng khoán mà thôi, chứ không phải cho mọi tổ chức khác “đòi giữ” chứng của khách hàng để cho vay, ví dụ như ngân hàng. Ngay từ định nghĩa về GD ký quỹ trong TT74 đã nêu rõ cái ý này. Cầm cố là dịch vụ “cổ xưa” của ngân hàng tất nhiên các bác quản lý ngân hàng cũng đã có hướng dẫn. Nay có cầm thêm chứng thì cái hướng dẫn cũng chả thay đổi mấy. Rất có thể bạn sẽ suy luận rằng nếu cầm cố và margin về bản chất cùng là loại hình cho vay, thì UBCK việc gì phải “mất công” giải thích, hướng dẫn? Tại sao không lấy hướng dẫn của bên ngân hàng làm tham chiếu và để cty CK tự chủ động? Thực sự tui nghĩ 2 dịch vụ này có 2 điểm cơ bản khác nhau, nên mới cần UBCK hướng dẫn cho cái margin:
Thứ nhất là độ rủi ro. Margin là tiền cho vay dựa trên số chứng được mua ngày T nhưng T+4 mới về, còn cầm cố là cho vay dựa trên số chứng sẵn có trong tài khoản ngay ngày T. Với margin, cty CK có thể cho vay ngay cả khi NĐT chỉ có tiền, ví dụ NĐT có 700tr, cty cho vay thêm 300 là NĐT mua được 1 tỷ đ. Cái này đối với ngân hàng thường là không (có thể ngân hàng nào đó cho cầm chứng chờ về, nhưng theo tui biết là rất ít). Cứ phải có chứng, ngân hàng định giá số chứng đó theo thị giá có chiết khấu đi vài chục% rồi mới quyết cho vay bao nhiêu tiền. Như vậy margin của cty CK có độ rủi ro cao hơn cầm cố của ngân hàng, do đó đòi hỏi có mức bù rủi ro và phương án xử lý khác nhau.
Thứ hai là tính chủ động trong việc bán chứng. Cái này thì rõ, chả ai ngoài cty CK mới chủ động trong việc này. Ngân hàng có muốn bán chứng để thu nợ, cũng chỉ có cách phát lệnh qua cty CK và “nhờ em môi giới xử lý sao cho vừa nhanh vừa thu đủ nợ” (chứng trường đang xấu mà làm được 2 cái vừa nhanh vừa đủ này e là hơi khó). Ai chơi chứng cũng biết, bán lúc 8g30 khác bán lúc 10g, càng khác bán lúc 10g45. Không ai chủ động bằng cty CK trong việc chọn thời điểm xả hàng! Chính vì chủ động quá nên có thời kỳ cty CK rất lỏng trong việc định giá rủi ro và mức cho vay, cụ thể là sẵn sàng cho vay mức 3:7 (Khách có 3 cty CK cho vay 7) trong khi ngân hàng chỉ dám cho cầm 7:3 (khách có 7 ngân hàng cho vay 3, mà tui cũng chưa thấy ngân hàng nào “dám” cho vay vượt quá 100% thị giá chứng khoán, tức là 1:1, 5:5 như bên môi giới).
Về chậm tiền T+2, tui nghĩ bạn cũng chưa hiểu đúng mục đích của dịch vụ này. Nó không phải là cái “na ná margin”. Như dịch vụ này ở cty tui, được triển khai với mục đích là cho khách hàng trễ hạn nộp tiền mua tối đa 2 ngày tính từ thời điểm khớp lệnh, chứ không phải là mục đích cho vay. Nói cách khác, cho vay chỉ là plan B. Ví dụ: 1 NĐT có tiền tiết kiệm bên ngân hàng nhưng muốn đặt mua chứng, và anh ta nói rằng nếu khớp thì sẽ chuyển tiền tiết kiệm qua, còn không khớp thì cứ để sổ đó, đỡ mất công “hủy sổ trước hạn”. Tất nhiên là lý do hợp lý để cty tui cho chậm tiền. Có nhiều lý do khác cũng hợp lý, nhưng để phòng hờ vị khách này lật kèo thanh toán đúng hạn, cty tui một là phối hợp với ngân hàng để “kiểm soát được cái sổ tiết kiệm đó” (nghĩa bóng, không phải nghĩa đen), hai là phong tỏa thêm tài sản là chứng khác trên tài khoản của khách. Qua T+3, nếu khách chưa nộp tiền, cty tui sẽ phải ứng tiền TTBT, nhưng đồng thời cũng chuyển “sổ tiết kiệm thành tiền”, hoặc bán chứng sẵn có của khách… Tựu chung là “thu nợ” ngay từ T+3. Khách hàng có thể đem số chứng sẵn có đi cầm, hoặc ký 1 HĐ margin trên số mới mua, nhưng đó chỉ là các tình huống chuyển dịch từ dịch vụ này sang dịch vụ khác, chứ chậm tiền không “na ná margin”.
Như vậy, margin và cầm cố (hoặc cả chậm tiền T+2) là các dịch vụ song song, NĐT có 3 trong 1 lựa chọn cùng lúc: thích anh ngân hàng thì đem cầm, thích em môi giới thì margin, có tiền vẫn có thể chậm nộp… tùy cty nào cung cấp dịch vụ ngon hơn. Chậm tiền T+2 theo như điều 4 công văn 2327 của UBCK thì phải tạm dừng, còn margin thì như lý luận ở trên thì vẫn phải có hướng dẫn, và nhất là chỉ hướng dẫn cty CK. Cầm cố là dịch vụ của ngân hàng thì dự thảo quy định margin của UBCK có liên quan gì đâu!
Blog: http://hoangthachlan.wordpress.com/
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Dự thảo về margin: Chuyện của đèn vàng…
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-07-2011, 10:44 AM
Bookmarks