TTCK: Xuống không ai mua, lên trở tay không kịp

Bài viết cập nhật lúc: 09:46 ngày 27/07/2009


Thị
trường chứng khoán (TTCK) đã bất ngờ đảo chiều quá nhanh, từ tranh nhau
bán giá sàn rất lớn chuyển sang dư mua trần trước sự ngỡ ngàng của
nhiều người.






Tất
cả chỉ cách nhau chưa đầy một tuần. Trong những ngày qua, ghi nhận tại
các sàn chứng khoán cho thấy, nhiều nhà đầu tư(NĐT) đã lên tiếng gay
gắt trách các công ty chứng khoán (CTCK) đã đưa ra những dự đoán thị
trường khiến họ không kịp trở tay trước diễn biến giá cổ phiếu..





Câu chuyện đặt ra khi tuần giao dịch bắt đầu, không mấy NĐT nghĩ đến những phiên tranh mua vào cuối tuần. Trước
đó các CTCK luôn cảnh báo các NĐT hãy cảnh giác trong việc giải ngân
bởi rất có thể có tình trạng giảm sâu. Các CTCK là những người đầu tiên
nhận ra sự suy giảm của dòng tiền đổ vào thị trường. Chuyện không có gì
đáng nói nếu như VN Index không bất ngờ tăng mạnh trở lại… Đây đó có
những ý kiến cho rằng, sự khuyến cáo sớm ấy là không trung thực, là để
công ty chứng khoán giành cơ hội giải ngân tiền của mình.





Hiện
nay, gần như 100% trang web của các CTCK đăng tải nhận định TTCK hàng
ngày. Tuy nhiên, để tránh những phiền toái tương tự, các CTCK cũng lên
tiếng, khẳng định phía dưới bản tin bao giờ cũng có đoạn: “Thông tin
chỉ mang tính chất tham khảo…”; “không chịu trách nhiệm cho những khoản
lỗ trong đầu tư nếu sử dụng những thông tin này…”. Những
dự báo của các CTCK chỉ đơn thuần giúp NĐT có thêm nhiều luồng tin, tạo
cái nhìn đa chiều hơn, còn quyết định cuối cùng vẫn do bản thân NĐT tự
chịu trách nhiệm.





Bước
vào những ngày giao dịch đầu tiên của tháng 7, thị trường giảm 20% kể
từ đỉnh phục hồi của đợt phục hồi trước là 525 điểm, TS.Phạm Đỗ Chí,
Tập đoàn VinaCapital cho rằng, NĐT nên có một cái nhìn dài hạn trong
hoạt động đầu tư chứng khoán thay vì chỉ liên tục dò đáy trong vài
tuần, hoặc vài tháng. “Hãy để các CP nào đáng giảm giá phải giảm giá,
CP tốt tiếp tục giữ giá cho dù VN Index có đi về đâu”.Nhưng những NĐT
vẫn lo ngại trước quyết định mua vào hay chưa khi mà tín hiệu dòng tiền
vẫn rất khó xác định. Trên các phương tiện truyền thông cũng xuất hiện
nhiều quan điểm cho rằng, nếu nhìn về dài hạn thì NĐT rồi sẽ thắng
lợi.Dù không mua được ở đáy (trong nghề này, ít ai làm được như vậy
thường xuyên), nhưng mất đi tạm thời 10%-20% trong 1-2 tháng, nếu vào
sớm lúc đầu và chờ được lợi nhuận 30%-40% trong 5-6 tháng và hơn thế
nữa (ví dụ trên 100%) trong 2-3 năm, mới là kế hoạch cần có của NĐT
nhắm tới lợi nhuận lâu dài. NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng, nhưng
thông tin đó cũng chưa đủ sức nặng kéo thị trường lên. Các NĐT nước
ngoài sau 21 phiên mua ròng đã bắt đầu chuyển sang bán ròng. Hành động
của NĐT trong nước lúc này có vẻ đã chuyên nghiệp hơn, không còn nhìn
vào lệnh của NĐT nước ngoài nhưng, các
chuyên giá chứng khoán được hỏi vẫn khẳng định,thị trường đang từ cực
này (giảm giá kéo dài) đột ngột nhảy sang cực kia (tăng giá toàn bộ)
cho thấy sau 9 năm TTCK hoạt động, NĐT trong nước vẫn đang theo tâm lý
số đông.