Birth of the Bull - Khai sinh của thị trường giá lên
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 20 của 54

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Birth of the Bull - Khai sinh của thị trường giá lên

      Birth of the Bull - Khai sinh của thị trường giá lên
      (Vietstock) - Birth of the Bull biểu thị sự tích lũy cho một chu kỳ hồi phục mới của thị trường, còn Light of Twilight là khoảng lặng trước khi thị trường bắt đầu suy giảm mạnh.

      I. Tính chất của vùng đáy (market bottom)
      Birth of the Bull mô tả một tình trạng của thị trường như là bức tranh tương phản hoàn toàn với Light of Twilight (Ánh sáng của hoàng hôn – Báo cáo mà chúng tôi phát hành vào đầu tháng 11/2009). Birth of the Bull biểu thị sự tích lũy cho một chu kỳ hồi phục mới của thị trường, còn Light of Twilight là khoảng lặng trước khi thị trường bắt đầu suy giảm mạnh.
      Chúng ta hãy nhớ lại giai đoạn giữa tháng 10/2009 đến đầu tháng 11/2009. Khi đó, thị trường giá lên (bull market) đang rất mạnh với những tín hiệu mua dài hạn xuất hiện trước đó, các thông tin lạc quan về nền kinh tế khá phổ biến, tâm lý nhà đầu tư rất hưng phấn, thanh khoản dồi dào và chỉ có vài đợt suy giảm không đáng kể.
      Chỉ cần đảo ngược các tính chất đó, chúng ta sẽ có được tình trạng của thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: tin xấu tràn ngập, tâm lý bi quan phổ biến, thanh khoản cạn kiệt và phục hồi yếu ớt. Điều thú vị là chúng gần như trùng khớp với những đặc điểm của đáy thị trường theo lý thuyết phân tích kỹ thuật.
      Tin xấu tràn ngập
      Tại vùng đáy luôn tràn ngập tin xấu, đây là điều được hầu hết mọi người công nhận. Trong giai đoạn vừa qua các phương tiện truyền thông đã mổ xẻ và phơi bày gần như tất cả những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam: đầu tư công chưa hiệu quả, nguy cơ bong bóng bất động sản, nợ xấu ngân hàng, lạm phát đình trệ, thất nghiệp gia tăng... cũng như các nguy cơ của nền kinh tế thế giới: khủng hoảng nợ công, lạm phát...
      Tuy nhiên, có một sự thật hiển nhiên là nếu như không có tin xấu thì sẽ chẳng bao giờ có những đợt suy giảm mạnh và kéo dài trong suốt gần 2 năm qua. Nếu không có sự đóng băng của thị trường bất động sản cũng như sự gia tăng lãi suất cao trong giai đoạn vừa qua thì liệu các cổ phiếu thuộc ngành này có sụt giảm đến 70% – 80% giá trị thị trường?
      Một yếu tố mà Charles H. Dow đề cập về giai đoạn tích tụ của thị trường là các báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp vẫn phản ánh tình hình tồi tệ trong giai đoạn này của thị trường. Chúng tôi cho rằng đây chính là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất cần chú ý trong giai đọan hiện nay.
      Sự dịch chuyển của thị trường chứng khoán dựa trên kỳ vọng của giới đầu tư. Sự kỳ vọng này thường có xu hướng chạy trước tình trạng thực tế của nền kinh tế; nên trong nhiều trường hợp mặc dù kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn xấu nhưng lực cầu của thị trường vẫn gia tăng mạnh và tạo thành một lực đỡ bên dưới cho giá cổ phiếu.
      Tâm lý bi quan phổ biến
      Martin J. Pring từng đề cập rằng tại những đáy lớn của thị trường, tâm lý nhà đầu tư thường rất bi quan, hay đôi khi nói một cách chính xác hơn là chán nản. Người ta thường gọi giai đoạn này với thuật ngữ kiểu như ”tích lũy để phục hồi”, ”bóng tối trước bình minh”...
      Khi hàng loạt tin xấu đã được công bố thì trạng thái bão hòa bắt đầu xuất hiện. Giới đầu tư sẽ bắt đầu tự hỏi ”Liệu có điều gì khủng khiếp hơn đang chờ ta phía trước hay không?”. Nếu câu trả lời là ”Không” thì có thể sẽ dẫn đến hành động mua vào của một bộ phận nhà đầu tư trên thị trường.
      Thanh khoản cạn kiệt
      Thanh khoản là tấm gương phản chiếu mức độ quan tâm của giới đầu tư đến thị trường. Điều này có thể hiểu theo cả hai hướng là họ đang bi quan hoặc lạc quan. Khi cả hai thái cực này đều đạt mức cao thì thanh khoản thường lớn.
      Thanh khoản cạn kiệt khi mà tâm lý của hầu hết các thành viên thị trường bắt đầu chán nản. Charles H. Dow từng mô tả tình trạng này trong lý thuyết mang tên mình như là bước chuyển trung gian giữa giai đoạn bán bắt buộc của thị trường giá xuống và giai đoạn tích tụ của thị trường giá lên.
      Sự tiết cung này có thể dẫn đến những đợt phục hồi nhẹ. Sự phục hồi này không phải do lực cầu mạnh hơn mà là do bên cung không chịu bán giá thấp hơn nữa do giá cổ phiếu đã xuống đến mức thấp quá mức.
      Đây không phải là một dạng tín hiệu mua bán mà là một tín hiệu cảnh báo rằng thị trường sắp đạt đáy dài hạn.

      Lãi suất đạt đỉnh và bắt đầu giảm dần
      Trong chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, lãi suất được sử dụng như một công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế. Lãi suất phản ánh mối quan hệ cung cầu về tiền tệ và ảnh hưởng đến hầu hết các thực thể hoạt động trong nền kinh tế. Vì vậy, sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng.
      Theo Martin J. Pring, một trong những đặc điểm tối quan trọng của các vùng đáy (market bottom) là lãi suất thường đạt đỉnh và bắt đầu hạ nhiệt dần dần.
      Trong vài tuần gần đây, nhiều ngân hàng thương mại đã quyết định hạ lãi suất tiền đồng (dù vẫn còn dè dặt và chưa triệt để) để tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động. Mặt khác, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình, ngay từ tháng 8 này, NHNN sẽ làm việc với các tổ chức tín dụng để có sự đồng thuận và giảm lãi suất cho vay.
      Mặc dù việc hạ lãi suất vẫn còn dè dặt và chưa triệt để nhưng có thể được coi là một tín hiệu nhen nhóm cho một giai đoạn mới dễ thở hơn đối với các doanh nghiệp. Điều này sẽ phần nào giúp cho thị trường nhanh chóng đi vào giai đoạn phục hồi hơn.
      II. Tại sao nên gia nhập trường phái đầu tư ngược trào lưu (Contrarian Investing)?
      Đám đông thường sai lầm tại turning point
      Khi thị trường tăng trưởng ổn định và kéo dài, các quyết định của đám đông thường chính xác. Tuy nhiên, tại những điểm ra vào quyết định, phần thưởng luôn thuộc về những người đi ngược trào lưu (contrarian).
      Lý thuyết tài chính hành vi (behavioral finance) – một đối trọng của lý thuyết thị trường hiệu quả (efficient market hypothesis) – cho rằng đôi khi đi ngược lại xu thế chung của thị trường sẽ thu được lợi ích.
      Lý thuyết thị trường hiệu quả của GS. Eugene Fama vốn dựa trên giả định rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả: cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Khi chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, options, …) không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá cho những nhà đầu tư hợp lý (rational investors). Cơ chế điều chỉnh tự động của thị trường sẽ đưa giá cả về lại mức hợp lý. Đây là nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá như MM, CAPM, Black Scholes, PPP,…
      Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng cơ chế điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Những nhà đầu tư hợp lý (rational investors) không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý” trong một số trường hợp và khi đó, thị trường sẽ không hiệu quả (tức là định giá quá cao hoặc quá thấp giá cổ phiếu). Điều này rất hay xảy ra tại các thị trường mới nổi với tỷ trọng các nhà đầu tư cá nhân rất lớn. Chính điều này sẽ tạo cơ hội cho các contrarian.
      Giai đoạn tăng trưởng đầu tiên thường đem lại lợi nhuận lớn nhất
      Nhiều nhà đầu tư cho rằng giai đoạn tăng trưởng ở giữa xu hướng là dài nhất và đem lại lợi nhuận cao nhất. Điều này chỉ đúng khi nhìn theo thang đo số học (arithmetical scale). Nếu xem xét theo thang đo logarit (logarithmic scale), câu chuyện sẽ khác.
      Nếu nhìn vào chu kỳ tăng trưởng kéo dài hơn 8 tháng của thị trường Việt Nam trong năm 2009 theo thang đo logarit, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Đối với VN-Index, chỉ với 3 tháng đầu tiên đã chiếm đến 51% lợi nhuận của cả đợt tăng trưởng. HNX-Index thì cho kết quả còn ấn tượng hơn khi mà chỉ với 3 tháng rưỡi hồi phục đầu tiên đã chiếm đến gần 80% lợi nhuận của toàn bộ giai đọan tăng trưởng.
      Rõ ràng việc bắt đáy là nguy hiểm nhưng lợi ích mang lại là rất lớn. Điều này chứng minh sự hợp lý của một trong những nguyên tắc quan trọng trong đầu tư là Nguyên tắc High Risk - High Return (HRHR).

      III. Những tín hiệu nào cho thấy chúng ta đang ở gần đáy?
      Tính chu kỳ của thị trường Việt Nam
      Khi quan sát sự biến thiên các chỉ số thị trường như VN-Index, HNX-Index, VS 100, chúng ta có thể nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam có hai đặc điểm chính như sau:
      Thứ nhất, một chu kỳ giảm thường kéo dài lâu hơn một chu kỳ tăng. Đây là điều mà Robert D. Edwards & John Magee cũng đã từng đề cập đến trong các tác phẩm của mình. Điều này một phần cũng do là các mẫu hình đảo chiều ở vùng đáy thường mất nhiều thời gian để hình thành hơn là các mẫu hình ở vùng đỉnh.
      Tuy có một số ngoại lệ (giai đoạn 2004 – 2007) nhưng nhìn chung đặc điểm này của Việt Nam giống với thế giới.
      Thứ hai là quy luật bán tháng 4 mua tháng 8. Mặc dù có thể bị vênh khoảng vài tuần, nhưng điều này sẽ giúp ích cho những nhà đầu tư lướt sóng tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
      Tại các thị trường phát triển như Mỹ, Châu Âu thì thông thường xu hướng thị trường chứng khoán suy giảm từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 9 (”Sell in May and go away”) và tăng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Theo chu kỳ này, cuối tháng 4 là lúc để xem xét bán và tháng 8 là tháng để bắt đầu tìm kiếm đáy.
      Quan sát lại các chỉ số thị trường như VS 100, VN-Index... có thể thấy tháng 8 thường là tháng tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong vòng 7 năm gần đây, thị trường đều tạo đáy và phục hồi khá mạnh trong tháng 8. Điều này khiến cho giới phân tích bắt đầu tin tưởng vào khả năng lịch sử sẽ lặp lại vào năm 2011.

      Nhóm momentum bị nén rất lâu trong vùng oversold
      Trong những giai đoạn thị trường giá xuống (bear market) mạnh thì nhà đầu tư phần nhiều không mua vào theo các chỉ báo thuộc nhóm dao động (momentum) vì khả năng bị vấp phải tín hiệu nhiễu (failure signal) là rất lớn.
      Tuy nhiên, khi các chỉ số này đang xuống thấp đến mức gần như tối đa và duy trì trong một giai đoạn dài thì cần phải xem xét lại. Sự tích lũy dồn nén quá lâu trong vùng oversold sẽ có thể dẫn đến một sự phục hồi mạnh.
      Điều đáng chú ý là các phân kỳ giá lên (bullish divergence) xuất hiện tại hầu hết các nhóm cổ phiếu chính. Điển hình như VS-Mid Cap đang có phân kỳ dương rất mạnh với Relative Strength Index theo khung thời gian (timeframe) weekly.

      Sự dịch chuyển đáng ghi nhận từ nhóm trend-following
      Trong giai đoạn 6 tháng trở lại đây, khoảng cách giữa đường giá của VS 100 và nhóm MA dài hạn đã được cải thiện rõ rệt. Đây chính là nền tảng để xuất hiện tín hiệu mua mạnh đáng tin cậy trong thời gian tới.
      Thông thường, khi giá đột ngột tăng trưởng mạnh trở lại và không trải qua giai đoạn sideway tích lũy đủ lớn thì khả năng cho những tín hiệu nhiễu (dạng whipsaw) là rất cao. Điển hình là giai đoạn tháng 12/2010.
      Với giai đoạn điều chỉnh, tích lũy khối lượng và đi ngang kéo dài gần 2 tháng như vừa qua, nhiều khả năng giá sẽ cho các tín hiệu mua mạnh và ổn định trong giai đoạn cuối năm.

      Góc nhìn Market Breadth
      Các chỉ số độ rộng thị trường (Market Breadth) cung cấp cho cái nhìn sâu sắc về tình trạng thị trường hiện tại nhờ vào việc đo lường mức độ dịch chuyển lên xuống của thị trường trong điều kiện có bao nhiêu cổ phiếu đi theo một chiều hướng lên hoặc xuống.
      Quan sát sự tương quan giữa VS-Arms VN với VS 100 trong vòng 2 năm gần đây, những điểm đảo chiều quan trọng (key reversal points) của thị trường đều được báo hiệu bởi sự dịch chuyển về sát mức 0 của VS-Arms VN. Điều này cho thấy, một sự dồn nén và dịch chuyển của độ rộng thị trường sẽ kéo theo sự biến động của chỉ số chung.
      Hiện tại, chỉ số này đang ở rất gần mức 0 và VS 100 cũng đang hình thành cây nến tuần khá tốt (Long-Legged Doji) nên khả năng có bứt phá và hồi phục trở lại là khá cao.

      Mô hình Định lượng đã bắt đầu dịch chuyển theo hướng tích cực
      Sau một giai đoạn khá dài liên tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức rất thấp (dưới 20%), trong vòng khoảng 6 – 8 tuần gần đây, tỷ trọng cổ phiếu khuyến nghị trên cả hai sàn HOSE và HNX liên tục dao động ở mức từ 45% - 60%. Điều này phản ánh hai vấn đề chính:
      Thứ nhất, đây là giai đoạn khá an toàn để bắt đầu thực hiện chiến lược bắt đáy (bottom-fishing) vì khả năng có thêm những đợt suy giảm mạnh bất ngờ (thrust down) mặc dù vẫn có nhưng không quá lớn vì giá cổ phiếu đã giảm có phần quá đà so với giá trị hợp lý.
      Thứ hai, việc bán ra mạnh và đầu tư giá xuống phần nào tiềm ẩn rủi ro khi mà thanh khoản đang ở mức khá thấp (Never Short a Dull Market) và đã có một giai đoạn đi ngang ổn định khá lâu.
      IV. Kết luận
      Mặc dù việc xác định thời điểm chứng khoán sẽ thực sự bùng nổ là khó khả thi trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường sẽ khởi sắc trở lại vào cuối năm và việc mua vào bắt đáy với một mức độ vừa phải là không quá rủi ro và sẽ giúp tránh bị mất cơ hội trong trường hợp bứt phá bất ngờ (thrust up).
      Nguyễn Quang Minh, Phòng Nghiên cứu Vietstock



      Xem bài viết: Birth of the Bull - Khai sinh của thị trường giá lên

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Tanya Trang Tran (10-08-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình