Tôi xin phép được bổ sung vài ý:
- Sản phẩm chính của
ABT là nghêu (45%) và cá
tra (55%).
Về sản phẩm nghêu,
ABT không tự chủ nguồn nguyên liệu được, mà chỉ thu mua từ ngư dân đánh bắt ở biển, do vậy thiếu tính ổn định ở loại thành phẩm này. Tuy nhiên, nghêu lại có thể coi là mặt hàng "độc" của
ABT, và ít chịu sự cạnh tranh của các DN cùng ngành; thể hiện ở chỗ
ABT đứng đầu về xuất khẩu nghêu (chiếm 21% kim ngạch).
Còn cá
tra, thì theo số liệu hiện tại,
ABT có thể tự chủ được khoảng 50% nguyên liệu đầu vào. Với diện tích nuôi trồng khoảng 27 ha, cung cấp được 8000 tấn/năm trong tổng nhu cầu nguyên liệu là 14-15.000 tấn/năm.
Do vậy, lợi nhuân biên của
ABT nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình ngành chủ yếu ở phân khúc sản phẩm nghêu. Đáng chú ý, năm 2009 và 2010, LNR biên có sự nhảy vọt là do khoản mục doanh thu tài chính đóng góp đáng kể vào Doanh thu và Lợi nhuận của công ty.
- Đánh giá về khoản mục đầu tư tài chính của công ty:
Đương nhiên là vẫn có những khoản đầu tư vào các công ty bất động sản và quản lý quỹ. Tuy nhiên, nếu cho rằng
ABT đầu tư lan man ra khỏi ngành là chưa hoàn toàn chính xác. Nếu đọc kỹ báo cáo tài chính có thể thấy, đa phần mục đầu tư tài chính của
ABT tập trung ở các công ty thủy sản tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các vùng lân cận. Tận dụng thế mạnh là người trong ngành, có thể
ABT lại là người hiểu rõ mình đang làm gì hơn là chúng ta.
Tuy nhiên, việc thường xuyên phát hành thêm cổ phiếu làm cho EPS của
ABT loãng dần đi, thể hiện ở chỗ EPS các năm không tăng trưởng ổn định, mà lúc tăng mạnh, lúc sụt mạnh, rất khó dự đoán trong một khoảng thời gian dài. Đây là điều đáng ngại nhất.
Giá hiện tại = 38.8k đ/CP; Giá trị nội tại = 63k đ/CP với thời gian đầu tư là 5 năm, và biên độ an toàn 39%.
Tương tự
ABT,
AAM có lợi thế rất lớn về nguồn vốn dồi dào, không phải vay nợ ngân hàng, do vậy chi phí lãi vay đối với
AAM là không đáng kể. Sản phẩm chính của
AAM là: cá
tra và bạch tuộc.
Các nhà máy chế biến cá
tra của
AAM nằm gần các vùng nuôi thả cá nên rất thuận lợi trong khâu thu mua cá nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, việc thu mua từ nông dân này lại nói lên rằng
AAM ít tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, do vậy thường phải chịu chi phí giá vốn bán hàng cao hơn. Theo kế hoạch phát triển, thì tới năm 2010,
AAM đã giảm việc thu mua nguyên liệu từ người nông dân và đầu tư khu nuôi cá
tra với diện tích 50 ha, tự chủ được khoảng 30-40%.
Từ 2008,
AAM tập trung vào xuất khẩu vào các thị trường như là EU, Nga và Úc (chiếm khoảng hơn 80%); nhưng lại hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ vì ban lãnh đạo lo ngại việc áp thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, hiện tại thuế chống bán phá giá cá
tra đã được Bộ Thương mại Hoa Kỳ gỡ bỏ đối với một số doanh nghiệp Việt Nam như
AGF,
ACL,
VHC. Do vậy, chiến lược phát triển hiện tại của
AAM có cần thay đổi để tăng giá trị cho công ty và cổ đông hay không??
Doanh thu và LN ổn định, tài chính lành mạnh, với tỷ suất sinh lời tương đối cao (ROE, ROA) cùng với luồng cổ tức ổn định là một điểm sáng trong việc đầu tư vào
AAM.
Do số liệu tôi thu thập còn thiếu nên hiện tại chưa dự đoán được thu nhập của
AAM trong 5 năm tới. Tuy nhiên,
AAM vẫn là một trong những công ty nên xem xét đầu tư.
Bookmarks