-
05-08-2011 04:40 PM #1
Lạm phát Việt Nam chủ yếu từ đâu và nguồn cơn thế nào?
---------------------------------
Nick: Nguyen Quan
Thời gian đăng: 28/07/2011
Thảo luận tại topic:Quán nhỏ ven đường
---------------------------------
TTCK trong năm đã làm biết bao nhiêu người ngẩn ngơ, làm sai biết bao nhiêu dự báo về tương lai của TTCK. Lý do lớn nhất mà nhiều người đề cập chính là vấn đề vĩ mô. Sau khi cùng thế giới vượt qua được khủng hoảng 2007 - 2008 thì dường như Việt Nam lại tiếp tục nằm vào nhóm thiểu số các nước phải chịu hậu khủng hoảng với các tác động xem ra còn gay gắt hơn cả giai đoạn chính của khủng hoảng. Một trong những tác động này chính là lạm phát đang hoành hành ở mức cao.
Sau những năm cuối 199x và đầu 200x mà Việt Nam tận hưởng được giai đoạn trăng mật với tăng trưởng cao và lạm phát thấp, thì hiện tại Việt Nam hiện đang có tỷ lệ tăng lạm phát hầu như ở mức cao nhất thế giới, chỉ đứng sau những nước như là Zimbabue trong khi đà tăng trưởng cứ sụt giảm dần khiến cho đời sống của đại bộ phận dân chung trở nên khó khăn hơn.
Để ngăn chặn lạm phát phi mã, nhiều giải pháp đã được đề ra, trong đó quan trọng nhất là SBV tiến hành thắt chặt tin dụng, khiến cho nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng như cá mắc cạn, sống ngắc ngoải từng ngày. Nhưng các giải pháp này dường như vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn, khi mà chỉ số lạm phát từng tháng của Việt Nam liên tục là đỉnh cao so với cùng kỳ các năm trước. Thậm chí có đề xuất là nên tính lại chỉ số CPI, giảm trọng số của các mặt hàng có mức tăng giá lớn như lương thực để giảm CPI. Nhưng nếu thực có làm như vậy, thì chỉ số CPI giảm còn đời sống thực tế vẫn khó khăn với 80% dân chung đang chi tiêu phần lớn thu nhập của mình cho lương thực.
Vậy lạm phát Việt Nam chủ yếu từ đâu và nguồn cơn thế nào?
Để bàn được đề tài này ắt hẳn có trình rất rộng và sâu, mà có khi cả một đội ngũ chuyên gia ấy chứ. Ở đây chỉ là quán nước nên em chỉ bàn nhảm mấy điều tai nghe mắt thấy thôi
Lạm phát - chính sách ngày xưa
Có nhiều lý giải về việc tại sao chính sách tiền tệ chưa mấy hiệu quả trong việc kìm cương lạm phát như chính sách tài khóa không được kiểm soát tốt, lạm phát chi phí đẩy, áp lực từ cung cầu thế giới lên XNK của Việt Nam,... Nhưng có một khía cạnh mà dường như ít người đề cập, đó là hậu quả của những chính sách nhiều năm trước đây.
Lật lại quá khứ một chút, quá trình đổi mới của Việt nam khởi động từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi mà sản xuất đang có phần đình đốn với lạm phát phi mã.
Những ai thuộc thế hệ 7x trở về trước chắc chưa từng quên đợt đổi tiền năm 1985 và lạm phát dữ dội xảy ra sau đó. Trong cái rủi có cái may, lạm phát đó cũng đã góp phần hun đúc quyết tâm và góp phần tạo nên chính sách đổi mới sau này.
Nhận ra sự bât ổn xã hội từ lạm phát cao, nên có lẽ chính phủ lúc ấy đã chọn con đường trung dung trong đổi mới, không chỉ hướng tới sự phát triển nhanh chóng mà còn bảo đảm sự cân bằng, ổn định xã hội. Và để làm điều đó thì chính sách kinh tế cần bảo đảm một mức lạm phát thấp, đủ để kích thích phát triển kinh tế nhưng không tác động tiêu cực nhiều đến đời sống người dân.
Chính sách này tất nhiên rộng lớn mà một quán nước nhỏ khó mà bàn hết được, nên chủ quán chỉ xin mạn đàm một vài điều nhỏ nhặt:
1. FDI và chính sách năng lượng giá rẻ:
- Để phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, việc thu hút FDI là rất cần thiết. FDI không chỉ cung cấp vốn mà còn công nghê, quản lý, quan hệ,... Nhưng trong điều kiện Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, lại vừa trải qua chiến tranh, hạ tầng kém, nên VN lúc đó là một địa chỉ đầu tư bị đánh giá là rủi ro cao. Việc cạnh tranh để thu hút đầu tư với những nước khác, đặc biệt như Thái Lan, Trung Quốc rất khó khăn; vì vậy chính phủ đã cố gắng tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, ưu đãi đầu tư, trong đó tập trung vào những mặt VN có thể tạm thời cung cấp tốt hơn các nước khác là nhân công giá rẻ và giá năng lượng, hàng hóa thiết yếu ở mức thấp.
- Chỉnh phủ một mặt tập trung phát triển hệ thống sản xuất và truyền tải điện, đặc biệt thủy điện; một mặt tài trợ bằng nhiều cách cho các tập đoàn độc quyền về năng lượng và nguyên nhiên liệu thô để họ có thể cung cấp được sản phẩm giá rẻ nhằm tài trợ cho toàn bộ nền kinh tế một mặt bằng giá thấp, không chỉ vừa thu hút được FDI mà còn kiềm giữ được tốc độ tăng giá, duy trì lạm phát ở mức thấp.
2. Tỷ giá và con đường phát triển: Định hướng XK hay Thay thế nhập khẩu
- Chính sách ban đầu của Việt Nam dường như là Định hướng XK. Tuy nhiên, khi đã song hành mục tiêu ổn định đi kèm với phát triển kinh tế, các ưu tiên dần dần được chuyển sang Thay thế nhập khẩu với mong muốn tự lực tự cường, hi vọng Việt nam có thể phát triển công nghệ để sản xuất các mặt hàng cao cấp như ô tô, điện máy. Hơn nữa chính sách Thay thế nhập khẩu còn giúp cho Việt Nam một phần nào đó chủ động về kiểm soát giá cả, phù hợp với việc mục tiêu kiểm soát lạm phát.
- Với ưu tiên như thế, thay vì cần liên tục hạ giá tiền đồng Việt nam (ít ra cũng theo đà chênh lệch lạm phát) thì Chính Phủ Việt Nam lại cố neo giữ tỷ giá VNĐ/USD để tạo ra sự ổn định, tin tưởng cho dòng vốn FDI, giữ mặt bằng giá nhập khẩu thấp tương đối và phần nào đó giảm áp lực lên món nợ nước ngoài đang gia tăng qua từng năm.
- Do vậy thay vì phải liên tục tăng dự trữ ngoại tệ càng nhiều càng tốt, thì một phần ngoại tệ thu được từ FDI, từ kiều hối, từ XK được dùng để hỗ trợ cho tỷ giá và mua sắm, chi tiêu. Con nhà nghèo, nên đến khi có tiền lại lắm lúc chi tiêu không phải lối.
Lạm phát - lợi ích ngắn hạn và tương lai trả giá
Nhờ có các chính sách này mà Việt Nam đã hướng được một giai đoạn phồn vinh ngắn hạn: Tốc độ phát triển cao nhất nhì thế giới mà lạm phát lại thấp. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá cả.
Việc tài trợ bằng nhiều cách để kiềm chế giá cả trong thời gian bắt đầu là cần thiết, giống như ta cần phải bóp nhẹ tay phanh khi mới khởi động xe máy. Nhưng một khi xe đã chạy rồi thì nên để nó chạy đúng như nó được thiết kế. Nền kinh tế cũng vậy, đáng ra các chính sách trên sau khi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, ăn quen thì khó mà nhịn được. Việc thay đổi chính sách có thể rất rủi ro, đồng thời các lợi ích nhóm có được từ tài trợ nhà nước đã tạo nên sức ỳ khiến cho các chinh sách này hầu như không thay đổi mấy trong suốt một thời gian dài.
Các chính sách này là cần thiết trong giai đoạn bắt đầu nhưng nó bao hàm quá nhiều sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế và gây ra nhiều méo mó.
Chẳng hạn, các tài trợ của nhà nước đối với chính sách năng lượng, nguyên liệu đã dần bóp méo đi hiệu quả của một nền kinh tế cạnh tranh, hướng quá nhiều các khoản đầu tư vào các ngành lãng phí năng lượng như thép, dệt máy. Các ngành này có lợi nhuận biên tế thấp, thường rất khắt khe trong việc chọn lọc NĐT. Tuy nhiên, do sự tài trợ của nhà nước nên lợi nhuận tài chính vẫn hấp dẫn (mặc dù lợi ích kinh tế cho toàn dân lại không có) và từ đó vẫn thu hút được các NĐT xây dựng nhà máy.
Thủy điện có thể mang lại điện giá rẻ trong thời gian đầu, khi tiềm năng thủy điện còn dễ dàng, chưa khai phá hết và bất ổn môi trường chưa lộ ra. Nhưng chúng ta đã qua 20 năm phát triển và các khuyết điểm dần lộ ra: tiềm năng thủy điện gần như cạn kiệt và bây giờ người ta làm thủy điện bậc thang, làm thủy điện trong cả vườn quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt. Tài nguyên nước cạn kiệt, các hồ nước giành giật nguồn nước lẫn nhau, dân chúng phản đối thủy điện vì môi trương ô nhiễm, nông nghiệp mất mùa,... Các điều này khiến chi chi phí đầu tư và vận hành tăng lên, chi phí điện tăng lên như nó vốn phải vậy.
Và các vấn đề trên không chỉ xảy ra ở ngành điện mà còn ở than, nước, khí,....
Cộng thêm việc được độc quyền và tài trợ bao lâu nay, các tập đoàn độc quyền về năng lượng, nhiên liệu như EVN, PVN, TKV trở nên nặng nề, lãng phí lớn làm cho giá thành sản phẩm càng tăng lên (Vấn đề này em sẽ thử bàn đến khi đề cập về các tập đoàn nhà nước), nhà nước dần dần không tài trợ nổi và bắt đầu bàn đến việc thả nổi giá theo thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa các mặt hàng này sẽ liên tục được tăng giá trong tương lai để bù lại sự kiềm giá trong quá khứ, tạo nền một thứ Lạm phát chi phí đẩy mà hầu như không ai kiểm soát nổi.
Lạm phát - FDI
Một trong những điều thú vị mà giới truyền thống và tổng cục thống kế đã làm trong suốt gần hai chục năm qua, đó là thống kê rất tỉ mỉ bao nhiêu FDI được đầu tư vào Việt Nam qua từng thời kỳ nhưng ít ai nói đến dòng vôn FDI chảy ra qua từng thời kỳ, trong đó có một luồng quan trọng, đó là lãi FDI chuyển về nước.
Đã bao năm, đại đa số dân chúng dường như làm quen với ý tưởng rằng FDI là tiền người ta đem vào giúp mình, và ít ai nghĩ đến ngày nó ra. FDI, cũng như ODA (trừ viện trợ không hoàn lại), vào là đều có ra cả. Và khi nó, cùng với lãi, nó sẽ nhiều hơn khi vào. Lấy một ví dụ đơn giản, một NĐT nước ngoài đầu tư một dự án 1 tỷ U vào Việt Nam và làm ăn có lãi, mỗi năm sau khi trừ mọi thuế và phi họ chuyển lãi về nước 10%, thì rõ ràng sau 10 năm, dòng vốn của dự án này đối với Việt Nam sẽ là dòng vốn âm.
Chúng ta đã thu hút FDI gần 20 năm rồi, và số vốn FDI tích lũy đến hàng vài trăm tỉ U và từ đó sẽ có hàng chục tỉ U tiền lợi nhuận cần chuyển về nước. Số lợi nhuận tích lũy này ngày một tăng lên trong khi tốc độ thu hút FDI giảm dần. Nếu thống kê minh bạch, e rằng tại thời điểm hiện nay khó có thể nói dòng vốn FDI dương được.
Vấn đề chuyển lợi nhuận này không chỉ gây tác động lên cán cân thanh toán ngoại tệ, lên tỷ giá VNĐ/USD mà nó còn góp phần tạo nên sức ép lạm phát và sự phức tạp trong việc quản lý tiền đồng (tiền cơ sở M0 và M1 trong nền kinh tế).
Chúng ta thử tưởng tượng:
Mỗi lần có một NĐT đem tiền đầu tư vào Việt Nam, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (SBV) cần phải thu mua U và bán VNĐ cho họ để họ chi tiêu tại Việt Nam.
Số tiền U mua được sẽ cất vào dự trữ quốc gia hoặc tốt hơn là đầu tư thật đúng chỗ để sinh lợi, không nên tiêu bậy bạ vì sẽ có một ngày, họ chuyển vốn trở lại ra nước ngoài và SBV sẽ phải bán lại cho họ số tiền đó để thu hồi tiền VNĐ trong lưu thông về. Tuy nhiên, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, tiền U đó đã được dùng tài trợ cho nhập siêu (mà nhập ô tô, ti vi, tủ lạnh là khá nhiều), chi tiêu quân sự và đặc biệt là hỗ trợ cho việc neo tỷ giá ổn định qua nhiều năm.
Tất nhiên việc neo tỷ giá cũng hỗ trợ cho NĐT FDI, nhưng tiền thay vì tích lũy lại bỏ ra neo tỷ giá thế thì đến lúc người ta chuyển hàng tỷ U lợi nhuận ra nước ngoài, dự trữ của SBV sẽ trống rỗng. SBV cùng với các ngân hàng thương mại trong nước không đủ U để bán cho FDI. Các DN FDI đành phải quay sang làm việc với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tiền U thì mấy nơi này không thiếu, họ sẽ mua VNĐ và bán lại U cho DN FDI. Như vậy một phần khá lớn tiền VNĐ đã chạy vào tay các NH nước ngoài, nơi mà SBV không phải dễ quản.
Nhiều người hỏi tiền VNĐ đi đâu, xin thưa là một phần chạy vào đó rồi đấy ạ. Mà một khi các NH nước ngoài nắm nhiều tiền VNĐ thì khả năng kiểm soát tiền tệ của SBV sẽ kém hẳn đi. Khả năng cho vay bằng VNĐ của các NH nước ngoài gia tăng mạnh từng ngày và từ đó việc tăng cung tiền vào nền kinh tế đã không còn nằm trong tay SBV 100% nữa.
Đồng thời, việc kiểm soát tỷ giá cũng trở nên chông chênh khi cứ nghĩ đến một ngày nào đó các NH nước ngoài buồn tình bán VNĐ ra để mua U thì không biết tỷ giá VND/USD đạt đến mức nào.
Lạm phát - tỷ giá USD/VND
Vấn đề này đã được nhiều tổ chức, nhiều chuyên gia bàn đến nên đề cập đến nó nhiều thì lại giống như là múa rìu qua mắt thợ. Vì vậy em chỉ xin điểm qua một vài nét chính mà thôi.
Đầu năm nay, sau cú sốc hạ giá VND, SBV đã có nhiều bước đi khôn khéo để kiềm chế tỷ giá như kiểm soát USD chợ đen, hạ lãi suất U, kết hối U từ các tập đoàn kinh tế nhà nước,... và từ đó đã kiểm soát được tỷ giá USD/VND một cách tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2011. Đồng thời SBV cũng đã mua được thêm 4.8 tỷ U cho dự trữ ngoại hối vốn đã sụt giảm mạnh đầu năm. Đó là những tia sáng tích cực nhưng không giải quyết được vấn đề gốc.
Cán cân ngoại tệ của Việt nam vẫn đang ốm yếu, cộng thêm áp lực chuyển lãi từ FDI nên nguồn thu ngoại tệ thiếu hụt. XNK 6 tháng đầu năm nếu không nhờ việc XK vàng gia tăng mạnh thì khó hi vọng được gì nhiều. Lạm phát lại đang tăng mạnh nên sức khỏe đồng VND vẫn tiếp tục yếu đi.
Hơn nữa, với lãi suất USD thấp thì các DN vẫn tìm cách vay bằng USD (riêng việc lách luật thì VN được xem là hàng sư tổ) vào đầu năm và các hợp đồng vay đáo hạn vào cuối năm nay đầu năm sau sẽ tạo nên sức cầu lớn đối với U.
Nhìn vào SBV, cho dù mong muốn giữ giá VND để cầm cương lạm phát hay giảm áp lực nợ nước ngoài thì cũng khó có thể loại trừ khả năng tỷ giá USD/VND lại biến động theo chiều lên từ nay đến hết năm và từ đó sẽ tiếp tục gây áp lực lên lạm phát vào cuối năm.
Dự báo của em là tỷ giá USD/VND có thể chạm và vượt qua mức giá 21.5 vào cuối năm nay đầu năm sau. Nếu tỷ giá chính thức không qua thì khả năng tỷ giá chợ đến sẽ tới
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Articles
-
Kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng “lạm phát đình trệ”?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 9Bài viết cuối: 26-07-2011, 04:36 PM -
Lạm phát Việt Nam
By 1000percent in forum BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-07-2011, 12:15 PM
Bookmarks