Hybrid View
-
04-08-2011 01:43 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Vì nợ công của Mỹ và châu Âu - Kinh tế thế giới chao đảo
Vì nợ công của Mỹ và châu Âu - Kinh tế thế giới chao đảo
Ngày 3-8, sau khi Thượng viên Mỹ thông qua dự luật nâng mức trần nợ công và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký thành luật, thị trường thế giới vẫn tiếp tục phản ứng tiêu cực với thông tin này. Nguyên nhân là các nhà phân tích kinh tế đều dự báo một tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhà đầu tư chọn vàng làm nơi trú ẩn
Ngược lại với dự báo của các nhà phân tích trước đây rằng giá vàng sẽ giảm nếu nước Mỹ thỏa thuận được mức trần nợ công, ngày 3-8, giá vàng tiếp tục lập đỉnh cao mới.
Tại thị trường New York, kết thúc phiên giao dịch sáng sớm 3-8 (giờ VN), giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.641,8 USD/ounce, tăng khá mạnh so với mức giá 1.619. Đây được xem là mức tăng cao nhất mọi thời đại. Tại Hồng Công, giá vàng giao dịch sáng 3-8 lên 1.654,82 USD/ounce, tăng 33,3 USD.
Nguyên nhân, theo các nhà kinh tế là do các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu để đặt tiền vào vàng vì trong thời điểm hiện nay vàng được xem là nơi trú ẩn an toàn nhất. Việc Mỹ nâng mức trần nợ công chỉ là giải pháp kỹ thuật, không giải quyết được cái gốc của vấn đề nên không làm yên tâm các nhà đầu tư.
Hành động của các nhà đầu tư không chỉ đẩy giá vàng lên cao kỷ lục mà còn khiến thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm. Màu đỏ bao phủ các bảng điện tử chứng khoán từ Phố Wall đến Tokyo, Luân Đôn. Nền kinh tế thế giới chao đảo còn vì những thông tin về chỉ số sản xuất của Mỹ và khu vực đồng euro đều bi quan.
Đáng chú ý nhất là kết thúc phiên giao dịch ngày 2-8, các nhà đầu tư lo lắng về lợi tức trái phiếu của Ý và Tây Ban Nha nên bán tháo trái phiếu hai nước này. Điều này đang dập tắt hy vọng cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro sẽ sớm chấm dứt.
Tại Mỹ, theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận vừa được kênh truyền hình CNN công bố, phần lớn người dân Mỹ phản đối dự luật nâng trần nợ công, theo đó sẽ cắt giảm đáng kể chi tiêu của chính phủ liên bang.
Còn Tổng thống Obama tạm gác vấn đề nợ công sang bên và hối thúc các nhà lập pháp nước này tập trung hơn nữa vào biện pháp tăng trưởng và tạo việc làm để đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng u ám hiện nay. Song, theo giới quan sát, một khi chính phủ giảm nhiều ngàn tỷ USD trong chi tiêu theo thỏa thuận vừa được thông qua có nghĩa là bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ để kích thích tăng trưởng và đầu tư mới sẽ khó có khả năng thực hiện được.
Nợ Mỹ đang treo trên đầu thế giới
Đó là nhận định của Thủ tướng Nga V.Putin. Phát biểu tại một trại hè thanh niên ở gần thủ đô Moscow ngày 2-8, Thủ tướng Nga Vladimir Putin buộc tội Mỹ là một “kẻ ăn bám” đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông Putin chỉ trích: “Họ (nước Mỹ) đã chi tiêu quá đà và sau đó chuyển một phần gánh nặng của họ lên nền kinh tế thế giới”.
Ông Putin cũng chỉ trích chính sách ngoại hối của Mỹ và khuyến cáo thế giới nên sử dụng đồng tiền khác thay thế đồng USD trong dự trữ và thanh toán. Ông nhấn mạnh: “Nếu Mỹ gặp trục trặc hệ thống, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế khác”.
Trước đó, giới chức ở Anh và Nhật Bản cũng cho rằng nước Mỹ vỡ nợ có thể ảnh hưởng xấu đến các hộ gia đình và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các thị trường có thể rơi vào hỗn độn như khi Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9-2008. Các quan chức Nhật Bản còn hy vọng, Mỹ sẽ ưu tiên thanh toán lãi suất cho các trái chủ quốc tế nhằm hạn chế tác động trực tiếp lên các thị trường.
Hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc ngày 3-8 cho rằng dự luật nâng trần nợ công được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật “không hóa giải được quả bom nợ của Washington”. Trong bài bình luận, THX cho rằng việc không kiềm chế được nợ công của Mỹ có thể “gây nguy hiểm cho cuộc sống của hàng trăm triệu hộ gia đình ở trong và ngoài đường biên giới nước Mỹ”.
Dù các hãng xếp hạng tín dụng của Mỹ đều giữ mức tín nhiệm của nền kinh tế Mỹ là AAA nhằm trấn an thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, nhưng hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Trung Quốc Dagong cùng ngày cho biết đã hạ mức tín nhiệm của Mỹ sau khi trần nợ công của nền kinh tế lớn nhất thế giới này được nâng lên. Theo đó, chỉ số tín nhiệm của Mỹ đã bị hạ từ mức A+ xuống mức A cùng triển vọng tiêu cực.
Hạnh Chi
SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
Xem bài viết: Vì nợ công của Mỹ và châu Âu - Kinh tế thế giới chao đảo
-
04-08-2011 01:43 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Nguyễn Minh Chi
Theo tôi, bị chỉ trích nhiều không đáng sợ bằng không ai nói gì, không ai quan tâm.
Xem bài viết: Vì nợ công của Mỹ và châu Âu - Kinh tế thế giới chao đảo
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Bookmarks