Kinh tế Mỹ: Cùng lắm là suy thoái kép
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Kinh tế Mỹ: Cùng lắm là suy thoái kép

      Kinh tế Mỹ: Cùng lắm là suy thoái kép
      Khả năng kinh tế Mỹ suy thoái kép là có thể, thậm chí còn nằm trong một xác suất khá cao, như Roubini cảnh báo. Nhưng từ đó để có thái độ quá bi quan về nền kinh tế Mỹ là một sự thận trọng hơi quá mức.

      Những dấu hiệu suy thoái đầu tiên
      Một bầu không khí suy thoái đang dần bao trùm nước Mỹ và cả châu Âu. Chưa thấy dấu hiệu rõ ràng của sự hoảng loạn đối với nhà đầu tư, thị trường cổ phiếu chưa xuất hiện làn sóng bán tháo, nhưng tất cả những gì mà người ta đang chứng kiến là thái độ bi quan của nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng.
      Chỉ thiếu Joseph Stiglitz, còn các chuyên gia đã từng dự báo chính xác về cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 như Roubini lại đang xuất hiện với tần suất ngày càng lớn. Họ đang cảnh báo về điều gì? Vẫn là hình ảnh suy thoái kép mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Riêng Paul Krugman lại nhấn mạnh đến "thảm họa".
      Thỏa thuận nâng trần nợ công được xem là thành công của hai **** chính trị ở Mỹ xem ra chưa phải là một bước đệm cho sự phục hồi. Thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục đà đi xuống mặc dù có hồ hởi đôi chút trước đó. Hàn thử biểu quan trọng này đã cho thấy, hay nói đúng hơn, là báo trước về một tương lai rất khó khăn của nền kinh tế Mỹ trong ít ra nửa cuối năm 2011. Krugman còn xác quyết tình hình sẽ còn tệ hơn vào năm 2012 và thậm chí kéo dài đến cả năm 2013 - một cuộc khủng hoảng mới.
      Có vẻ như thời kỳ suy thoái kép 1937-1938 của nước Mỹ đang dần tái hiện. Đó là giai đoạn hậu khủng hoảng 1929-1932, khi nền kinh tế Mỹ lao dốc trầm trọng cùng với sự đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, tạo nên hiệu ứng "banking holiday" (một bộ phận ngân hàng phải đóng cửa bắt buộc), còn thị trường chứng khoán đã mất đến 90% giá trị của nó.
      Tuy nhiên, điều an ủi lớn nhất mà nước Mỹ có được hiện thời là tiềm lực kinh tế không đến nỗi quá xấu như thời kỳ Đại khủng hoảng.
      Trong 8 kịch bản mà hãng CNBC đưa ra nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ, không có kịch bản nào chĩa mũi nhọn vào thị trường bất động sản, trong khi chỉ có thị trường chứng khoán là phải chịu nhiều tai ương nhất - giảm khoảng 30%.
      Paul Krugman cũng đoán định về tỷ lệ sụt giảm như thế đối với giá trị cổ phiếu.
      Mặt khác, nước Mỹ vẫn còn nguồn dự trữ để trả nợ, GDP vẫn tăng trưởng cho dù ở mức thấp. Doanh số nhà chờ bán đang được cải thiện ở mức độ nhẹ cũng phần nào lấy lại hy vọng cho lớp nhà đầu tư trong thị trường bất động sản.
      Hẳn nhiên, việc nâng trần nợ của Mỹ chỉ mang tính chất kỹ thuật hơn là một sự đổ vỡ. Kịch bản lao sâu vào khủng hoảng chỉ có xác suất nhỏ nhoi, mà hình ảnh có tính đại diện nhất có lẽ là suy thoái. Sau nhịp phục hồi năm 2009-2010, những chỉ số kinh tế chính của Mỹ đã bắt đầu chững lại vào tháng 4 năm nay, báo trước cho xu thế đi ngang của nền kinh tế.
      Roubini hay Krugman?
      Cần có thái độ như thế nào là thích hợp đối với tình hình hiện tại? Tất cả chúng ta đều biết Mỹ là đầu tàu kinh tế của thế giới, và nếu nước Mỹ chịu suy thoái thì phần còn lại của thế giới cũng không hơn gì, trong đó có cả sự ảnh hưởng đến Việt Nam.
      Thế nhưng sự thổi phồng các nguy cơ kinh tế xem ra lại giống như chuyện đổ thêm dầu vào lửa - một hành động khiên cưỡng về triết lý kinh tế và tạo tâm lý hoang mang thiếu cơ sở.
      Một số bài báo gần đây ở nước ta đã tường thuật lại diễn biến vấn đề "vỡ nợ" của Mỹ với thái độ bi thảm và không quên thêm mắm muối, làm trầm trọng hơn thực trạng. Tuy nhiên cũng cần so sánh với thời kỳ hậu Đại khủng hoảng vào đầu thế kỷ trước ở Mỹ.
      Sau hơn một năm suy thoái kép, nước Mỹ bắt đầu lấy lại một số mất mát trước đó, đà hồi phục bắt đầu tỏ ra bền vững. Thị trường chứng khoán Mỹ vốn mất đến 50% giá trị trong đợt suy thoái kép, nhưng sau đó đã biểu diễn đường đi lên khá ổn định cho đến đầu Thế chiến thứ hai.
      Vậy nên, khả năng suy thoái kép là có thể, thậm chí còn nằm trong một xác suất khá cao, như Roubini cảnh báo. Nhưng từ đó để có thái độ quá bi quan về nền kinh tế Mỹ là một sự thận trọng hơi quá mức. Một yếu tố khác mà chúng ta cũng nên suy xét đến là điều mà các nhà phân tích đã gọi là trò chơi trong hệ thống lưỡng **** của Quốc hội Mỹ. Đục nước béo cò, không ít chính khách và đại gia muốn lợi dụng tình thế căng thẳng về kinh tế ở Mỹ để phát triển chân đứng của họ.
      Điều đó cũng phần nào tương tự như hình ảnh trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc với nhiều công ty chứng khoán buộc phải đóng cửa văn phòng giao dịch hoặc sắp tuyên bố phá sản, lại vẫn có những công chứng khoán mạnh tay mở rộng hệ thống chi nhánh giao dịch và xâm lấn thị phần của các công ty khác.
      Ngay cả khi thỏa thuận nâng trần nợ của Mỹ có được xác lập, điều đó cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng chứ không giải quyết cơ bản vấn đề thực chất lẫn tâm lý của thị trường chứng khoán. Rõ ràng hơn cả là thị trường này sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất với chỉ số đo lường trạng thái biến động phố Wall (VIX) tăng không bình thường.
      Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán các khu vực châu Âu và khu vực mới nổi không tránh khỏi bị tác động nặng nề. Còn những khu vực thuộc "vùng trũng" như thị trường chứng khoán Việt Nam thì có thể chịu ảnh hưởng về tính xu hướng.
      Với những gì mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã thể hiện trong hơn một năm qua, có thể thấy rõ là bất kể kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái kép hay không, thị trường nước ta vẫn nằm trong kênh suy giảm, có thể sớm nhất đến hết năm 2011 mới lập đáy dài hạn. Trong tình huống xấu hơn của nền kinh tế thế giới, nguy cơ đối với thị trường chứng khoán nước ta là có thực, xuất hiện bởi một tác động nội tại: khi kinh tế thế giới khó khăn, áp lực đối với các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ càng lớn, việc thoái vốn sẽ càng ồ ạt.
      Vấn đề thoái vốn của một số quỹ đầu tư nước ngoài trong thị trường chứng khoán Việt Nam đang được đặt ra và sẽ bắt đầu tiến hành từ đầu năm 2012, kéo dài đến tận năm 2014-2015.
      Với kế hoạch đó, rất có thể xu thế thoái vốn đã bắt đầu từ đầu năm 2011, còn trong nửa cuối năm 2011 lại có thể là thời gian thoái vốn diễn ra đồng loạt hơn.
      Trở lại với nền kinh tế Mỹ, việc Krugman cho rằng nền kinh tế nước này có thể rơi vào tình trạng thảm họa có lẽ là một nhận định thái quá. Trước đây, một kịch bản đã được phác thảo, trong đó ngay cả trường hợp toàn bộ khối Cộng đồng châu Âu có bị chìm ngập trong khủng hoảng nợ công thì Mỹ vẫn tự thân có thể xoay sở được.
      Khủng hoảng và suy thoái là hai khái niệm có nhiều khác biệt. Việc một số nhà phân tích cho rằng nước Mỹ có thể quay trở về thời kỳ Đại khủng hoảng có thể phát xuất từ thái độ cả lo và thói quen biện chứng lịch sử trong các nghiên cứu của họ.
      Nhưng sự khác nhau cơ bản về những điều kiện kinh tế và đặc biệt là chính trị giữa hai thời kỳ 1929-1932 với hiện nay đã trở thành một nền tảng cơ sở khá vững chắc đối với việc nền kinh tế hiện thời có thể duy trì được thế đi ngang chứ không đến nỗi bị rơi vào thảm họa.
      Bởi thế, có khả năng từ đây đến cuối năm 2011, chỉ số chứng khoán Mỹ sẽ không phải chịu những pha lao dốc thẳng đứng tương đương với mất mát 30-40%. Thay vào đó là đà suy giảm dích dắc xen kẽ những giai đoạn hồi phục ngắn hạn. Nhà đầu tư vẫn còn duy trì phần nào niềm tin vào thị trường và điều đó sẽ hãm lại tốc độ giảm điểm của chỉ số. Vô hình trung, xu hướng giảm giằng co này có thể cũng sẽ ứng với thị trường chứng khoán Việt Nam.
      Giữ thái độ thận trọng hay bi quan tuyệt đối trong đánh giá cũng là việc các nhà nghiên cứu và phân tích của Việt Nam nên suy ngẫm đối với cách nhìn về nền kinh tế thế giới trong mối tương quan với nền kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp này, những phân tích và dự báo của Roubini có vẻ bớt cực đoan và đáng tham khảo hơn Krugman.
      TS. Phạm Chí Dũng
      diễn đàn kinh tế việt nam



      Xem bài viết: Kinh tế Mỹ: Cùng lắm là suy thoái kép

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      emylan283 (03-08-2011)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Nam Nguyễn

      Tại Mỹ điều đó có thể xẩy ra, nhưng xác suất sẽ rất thấp.
      Còn tại VN rõ ràng đã xảy ra khủng hoảng kép. Năm 2008 và năm 2011, lạm phát tăng cao, lãi suất cao, DN làm ăm điêu đứng, kinh tế vĩ mô quá bất ổn.


      Xem bài viết: Kinh tế Mỹ: Cùng lắm là suy thoái kép

    4. Những thành viên sau đã cám ơn :
      emylan283 (03-08-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. TTCK suy thoái không chỉ vì khó khăn vĩ mô
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 23-07-2011, 07:03 AM
    2. Suy thoái kinh tế Mỹ được dự báo đã chấm dứt trong quý 3
      By danghightech in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 26-10-2009, 08:19 AM
    3. Kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với suy giảm thương mại
      By VFinance in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 21-09-2009, 03:18 PM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 10-09-2009, 05:00 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình