Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận lịch sử về nâng trần nợ

(Vietstock) - Ngày 31/07, Tổng thống Barack Obama tuyên bố các nhà lãnh đạo **** Dân chủ và Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm ngân sách và nâng trần nợ.
* Chứng khoán nhảy vọt, dầu tăng, vàng giảm sau thỏa thuận lịch sử của Mỹ
Theo thỏa thuận trên, việc nâng trần nợ thêm 1 ngàn tỷ USD sẽ đi kèm với việc cắt giảm ngân sách bớt 1 ngàn tỷ USD. Theo ông Obama, động thái sẽ không diễn ra quá đột ngột và không tác động xấu đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng kêu gọi các siêu ủy ban đồng ý cắt giảm bớt 2 ngàn tỷ USD vào cuối tháng 11.
Trong thông báo vắn tắt, Tổng thống Obama, lãnh đạo **** Dân chủ thuộc Thượng viện Harry Reid và lãnh đạo **** Cộng hòa thuộc Hạ viện Mitch McConnell cho biết thỏa thuận này sẽ đẩy lùi nguy cơ vỡ nợ, nguyên nhân khiến các thị trường tài chính toàn cầu chao đảo trong thời gian qua.
Tổng thống Barack Obama cho biết: “Quốc hội vẫn còn phải tiến hành một số cuộc bỏ phiếu quan trọng nhưng tôi muốn tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo của hai **** đã đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm thâm hụt ngân sách và tránh vỡ nợ”.
Ông Obama thúc giục tất cả các thành viên của Quốc hội ủng hộ thỏa thuận này dù đây không phải là kế hoạch mà ông thích.
Phát ngôn viên Hạ viện John Boehner cũng thông báo với **** Cộng hòa rằng ông ủng hộ thỏa thuận ngân sách và đã tổ chức cuộc điện đàm kêu gọi các thành viên cùng ủng hộ.
Theo dự kiến, thỏa thuận trên phải được thông qua trước nửa đêm ngày thứ Ba nếu không Bộ Tài chính Mỹ sẽ không còn tiền mặt để thanh toán các hóa đơn.
Thế giới đã lo sợ ra sao trước khi Mỹ đạt được thỏa thuận trên?
Chính phủ và các nhà làm chính sách trên toàn thế giới đồng loạt lên tiếng cảnh báo về rủi ro xảy ra thảm họa tài chính nếu Washington không thể nâng trần nợ.
Phát biểu trên CNN, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Christine Lagarde, cho rằng: “Thế giới đang dõi theo Mỹ với tâm lý lo lắng, quan ngại và cả niềm hy vọng. Tâm lý lo sợ như hiện nay có thể dẫn đến nhiều bất ổn”.
Trong khi đó, các quan chức Anh và Nhật Bản cho rằng sự thất bại trong việc nâng trần nợ có thể ảnh hưởng xấu đến các hộ gia đình trên toàn thế giới.
Ngày 31/07, Bộ trưởng Tài chính Anh, Danny Alexander, cho rằng: “Nếu Mỹ không đạt được thỏa thuận và vỡ nợ, các hộ gia đình và doanh nghiệp tại nước này cũng như trên toàn thế giới sẽ gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề”. Tuy nhiên, ông cho biết Mỹ sẽ tránh được điều này.
Cùng ngày tại Tokyo, các nguồn tin thân cận cho hay Nhật Bản ngày càng lo ngại rằng các thị trường đã quá kỳ vọng vào một giải pháp đối với cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ. Dù vậy, các quan chức Nhật Bản vẫn hy vọng rằng Washington có thể đạt được thỏa thuận và nếu điều này xảy ra, Mỹ sẽ ưu tiên thanh toán lãi suất cho các trái chủ quốc tế nhằm hạn chế tác động trực tiếp lên các thị trường.
Tuy nhiên, Tokyo cũng lo lắng nếu cuộc khủng hoảng kéo dài mà Mỹ không đưa ra được một giải pháp dài hạn và rõ ràng, các thị trường có thể rơi vào hỗn độn như khi Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) bày tỏ tin tưởng Mỹ sẽ ngăn chặn được sự vỡ nợ. Người phát ngôn của Bundesbank cho biết hiện ngân hàng này đang dõi theo sát tình hình và dự báo Mỹ sẽ tìm ra được giải pháp.
Quốc gia nắm hơn 1,000 tỷ USD trái phiếu kho bạc của Mỹ, Trung Quốc, cũng đã tỏ ra lo lắng. Hôm thứ Bảy, tờ People's Daily cho rằng cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ là “vô trách nhiệm”.
Trước đó, vào ngày thứ Sáu, một nhà làm chính sách kinh tế cấp cao giấu tên tại Eurozone bày tỏ sự bất ngờ và giận dữ rằng các chính trị gia của Mỹ đang “đùa” về một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trước tình hình này, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới sẵn sàng cung cấp tiền khẩn cấp cho các ngân hàng thương mại trong trường hợp các ngân hàng này quá căng thẳng trong việc vay mượn lẫn nhau.
Phạm Thị Phước (Theo MarketWatch, Reuters)



Xem bài viết: Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận lịch sử về nâng trần nợ