Gửi bởi
Nguyen Quan
Có lẽ không cần phải nói nhiều về chi tiêu và đầu tư công của Việt Nam. Bên cạnh những điều làm được những năm qua như phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội thì có quá nhiều điều để nói về sự yếu kém của chi tiêu và đầu tư công ở Việt Nam: Bộ máy cồng kềnh, quản lý yếu kém, tham nhũng tràn lan. Hệ quả là hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí nhiều và đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo ra lạm phát. Của cải xã hội bị lãng phí, vay nợ càng lúc càng cao và áp lực trả nợ, trả lãi bắt đầu xuất hiện khiến cho chính sách tài khóa ngày càng thêm khó nhọc.
Vấn đề kiểm soát và thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng cần gấp rút tiến hành thắt chặt chi tiêu và đầu tư công song song với việc kiểm soát chính sách tiền tệ, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là khu vực quốc doanh và khối BDDS thì chính phủ Việt Nam lúc ấy lại tung ra gói kích cầu lớn khiến cho khối u lạm phát được dịp phình ra và bùng nổ những năm sau này.
Thậm chí trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng không phải chính sách tiền tệ mà chính sách tài khóa mới là thủ phạm chính gây ra lạm phát thì chính sách tài khóa vẫn không được kiểm soát, việc thắt chặt chi tiêu và đầu tư công chỉ được tiến hành lấy lệ. Trong khi chính sách tiền tệ hút tiền về làm khô kiệt nguồn lực sản xuất, tăng chi phí cho các DN sản xuất (làm gia tăng lạm phát chi phí đẩy) thì việc đầu tư công vẫn được tiếp tục với nhiều công trình hoành tráng, với việc tiếp tục ưu đãi tín dụng cho các tập đoàn kinh tế lớn. SBV một mặt phải hút tiền về, một mặt phải bơm tiền ngắn hạn ra cho các NH thương mại để từ đó dùng một phần mua trái phiếu chính phủ, tức là gián tiếp tài trợ cho chính sách tài khóa.
Sự lúng túng trong chính sách quản lý kinh tế chung này khiến cho cuộc chiến lạm phát kéo dài mà không hiệu quả, DN thì kiệt sức, người dân thì khó khăn còn lạm phát thì vẫn hoành hành không biết lúc nào mới ngừng được.
Bookmarks