Quán nhỏ ven đường
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 3 1 2 3 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 482

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Quán nhỏ ven đường

      Thị trường hôm nay mở đầu bằng sắc xanh mà kết thúc bằng sắc đỏ. KLGD lèo tèo giống như cuộc cờ tàn nơi mà xe pháo mã hoặc được rút ra đi chi viện cho chiến trường khác, hoặc đã bị đối phương tiêu diệt, chỉ còn lại mấy con tốt lèo tèo đang cố sang sông.

      Trong con đường trứng đầy gió bụi, có nên chăng giờ là lúc các chứng sĩ nên dừng vó ngựa, tạt vào bên đường làm cốc nước chè, rồi tán chuyện ngày xưa, đợi cho phong ba chứng trường lắng xuống để nhìn rõ con đường mình đi.

      Nghĩ thế, có cầu ắt có cung, nên em mở quán nước nhỏ hầu các bác. Trước là nhảm bàn về thế sự, sau đó hóng chuyện các bậc cao nhân để vui cho lữ khách
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    2. Có 9 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      1000percent (05-08-2011), admin (29-07-2011), cuong_aden (08-08-2011), gcl (10-08-2011), kiemkhach (28-07-2011), nhabuon (29-07-2011), quoctamvn (22-09-2011), targus (16-08-2011), treconlonton93 (29-07-2011)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Lạm phát

      TTCK trong năm đã làm biết bao nhiêu người ngẩn ngơ, làm sai biết bao nhiêu dự báo về tương lai của TTCK. Lý do lớn nhất mà nhiều người đề cập chính là vấn đề vĩ mô. Sau khi cùng thế giới vượt qua được khủng hoảng 2007 - 2008 thì dường như Việt Nam lại tiếp tục nằm vào nhóm thiểu số các nước phải chịu hậu khủng hoảng với các tác động xem ra còn gay gắt hơn cả giai đoạn chính của khủng hoảng. Một trong những tác động này chính là lạm phát đang hoành hành ở mức cao.

      Sau những năm cuối 199x và đầu 200x mà Việt Nam tận hưởng được giai đoạn trăng mật với tăng trưởng cao và lạm phát thấp, thì hiện tại Việt Nam hiện đang có tỷ lệ tăng lạm phát hầu như ở mức cao nhất thế giới, chỉ đứng sau những nước như là Zimbabue trong khi đà tăng trưởng cứ sụt giảm dần khiến cho đời sống của đại bộ phận dân chung trở nên khó khăn hơn.

      Để ngăn chặn lạm phát phi mã, nhiều giải pháp đã được đề ra, trong đó quan trọng nhất là SBV tiến hành thắt chặt tin dụng, khiến cho nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng như cá mắc cạn, sống ngắc ngoải từng ngày. Nhưng các giải pháp này dường như vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn, khi mà chỉ số lạm phát từng tháng của Việt Nam liên tục là đỉnh cao so với cùng kỳ các năm trước. Thậm chí có đề xuất là nên tính lại chỉ số CPI, giảm trọng số của các mặt hàng có mức tăng giá lớn như lương thực để giảm CPI. Nhưng nếu thực có làm như vậy, thì chỉ số CPI giảm còn đời sống thực tế vẫn khó khăn với 80% dân chung đang chi tiêu phần lớn thu nhập của mình cho lương thực.

      Vậy lạm phát Việt Nam chủ yếu từ đầu và nguồn cơn thế nào?

      Để bàn được đề tài này ắt hẳn có trình rất rộng và sâu, mà có khi cả một đội ngũ chuyên gia ấy chứ. Ở đây chỉ là quán nước nên em chỉ bàn nhảm mấy điều tai nghe mắt thấy thôi
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    4. Có 3 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      gcl (10-08-2011), quoctamvn (22-09-2011), treconlonton93 (29-07-2011)

    5. #3
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Chi tiêu và đầu tư công

      Có lẽ không cần phải nói nhiều về chi tiêu và đầu tư công của Việt Nam. Bên cạnh những điều làm được những năm qua như phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội thì có quá nhiều điều để nói về sự yếu kém của chi tiêu và đầu tư công ở Việt Nam: Bộ máy cồng kềnh, quản lý yếu kém, tham nhũng tràn lan. Hệ quả là hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí nhiều và đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo ra lạm phát. Của cải xã hội bị lãng phí, vay nợ càng lúc càng cao và áp lực trả nợ, trả lãi bắt đầu xuất hiện khiến cho chính sách tài khóa ngày càng thêm khó nhọc.

      Vấn đề kiểm soát và thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng cần gấp rút tiến hành thắt chặt chi tiêu và đầu tư công song song với việc kiểm soát chính sách tiền tệ, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là khu vực quốc doanh và khối BDDS thì chính phủ Việt Nam lúc ấy lại tung ra gói kích cầu lớn khiến cho khối u lạm phát được dịp phình ra và bùng nổ những năm sau này.

      Thậm chí trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng không phải chính sách tiền tệ mà chính sách tài khóa mới là thủ phạm chính gây ra lạm phát thì chính sách tài khóa vẫn không được kiểm soát, việc thắt chặt chi tiêu và đầu tư công chỉ được tiến hành lấy lệ. Trong khi chính sách tiền tệ hút tiền về làm khô kiệt nguồn lực sản xuất, tăng chi phí cho các DN sản xuất (làm gia tăng lạm phát chi phí đẩy) thì việc đầu tư công vẫn được tiếp tục với nhiều công trình hoành tráng, với việc tiếp tục ưu đãi tín dụng cho các tập đoàn kinh tế lớn. SBV một mặt phải hút tiền về, một mặt phải bơm tiền ngắn hạn ra cho các NH thương mại để từ đó dùng một phần mua trái phiếu chính phủ, tức là gián tiếp tài trợ cho chính sách tài khóa.

      Sự lúng túng trong chính sách quản lý kinh tế chung này khiến cho cuộc chiến lạm phát kéo dài mà không hiệu quả, DN thì kiệt sức, người dân thì khó khăn còn lạm phát thì vẫn hoành hành không biết lúc nào mới ngừng được.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    6. Những thành viên sau đã cám ơn :
      nguoibuontin (05-08-2011)

    7. #4
      Ngày tham gia
      Jul 2007
      Bài viết
      2,859
      Được cám ơn 201 lần trong 130 bài gởi

      Mặc định

      hôm nay kụ chủ vào bốc ít cho đỡ thèm chưa ko hay vẫn đứng ngoài làm bồi bút?!
      Last edited by admin; 04-08-2011 at 11:30 PM.

    8. #5
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi humvee Xem bài viết
      hôm nay kụ chủ vào bốc ít cho đỡ thèm chưa ko hay vẫn đứng ngoài làm bồi bút?!
      Em vẫn đứng ngoài bán trà đá bác ạ
      Em không đủ trình để đánh T4.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    9. #6
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Ngân hàng (tt)

      Trong làm ăn thì có người này người khác, có kẻ xây người phá, và trong ngân hàng cũng vậy. Có những ngân hàng được xây dựng với chiến lược rõ ràng, quản trị đúng đắn để trở thành các ngân hàng lớn nhưng cũng có những ngân hàng được mở ra với các toan tính rất riêng như tài trợ cho hoạt động của tập đoàn, như đầu tư chứng khoán, như lũng đoạn một phần khúc thị trường của ngành này nọ. Thậm chí có những ngân hàng được biết tới như của đại gia này, đại gia kia để tài trợ riêng cho dự án của các vị.

      Có những ngân hàng của đại gia bán xe máy, của bà bán nông sản, có ngân hàng của chú thợ điện, có ngân hàng của bác thợ may, đúng là nhà nhà làm ngân hàng, người người là chuyên gia tiền tệ. Có không ít ngân hàng được lập ra với các giấc mơ đẹp về hầm vàng hầm bạc, nhưng lại chẳng xây dựng một quy trình đúng đắn để quản lý dòng tiền, quản lý rủi ro vốn không chỉ quan trọng đối với ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế; và điều nguy hiểm hơn, chẳng biết tại sao mà SBV lại rất sẵn lòng đặt bút ký duyệt cho các ngân hàng này thành lập

      Đi cùng với sóng ngân hàng là sóng nhân sự tài chính. Trong những năm đầu thế kỷ khi các ngân hàng được thành lập ồ ạt, nhân sự có sẵn không thể đáp ứng được nhu cầu tăng vọt này nên nảy sinh hiện tượng giành giật nhân sự giữa các ngân hàng thương mại, giữa thương mại và quốc doanh. Và sau đó đến màn giành giật dự án, giành giật khách hàng.

      Làm ăn như thế, môi trường như thế và nhân sự như thế, ngoài trừ một số ngân hàng đã có vị thế tốt, biết đi tiên phong, chủ trọng vào chiến lược, quản trị và nhân sự để bứt phá lên, để tận dụng được những cơ hội vàng của một nền kinh tế đang phát triển, rất nhiêu ngân hàng lại níu áo nhau ở lại.

      Nợ xấu - đặc biệt từ BĐS - bắt đầu manh nha, ban đầu được khỏa lấp bởi những quả đầu tư (phải nói là đầu cơ mới chính xác) từ chứng khoán, dự án và cổ phần hóa nhưng sau đó lại bị chính các khoản đầu tư này làm trầm trọng thêm khi TTCK và TT BĐS tụt dốc.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    10. #7
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi humvee Xem bài viết
      hôm nay kụ chủ vào bốc ít cho đỡ thèm chưa ko hay vẫn đứng ngoài làm bồi bút?!
      Hôm nay TT kết thúc với Vol thấp
      HO tăng điểm nhờ tứ trụ
      HNX giảm điểm
      Không biết ai mua hôm qua nghỉ cuối tuần có vui vẻ không

      Bác nào nóng lòng quá thì vào đây em mời ly trà đá giải nhiệt. Trà mạn, đá sạch, sạch hơn Đốc Tờ Thanh đấy ạ
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      vietdtvta (05-08-2011)

    12. #8
      Ngày tham gia
      Jan 2011
      Bài viết
      8
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Nguyen Quan Xem bài viết
      Hôm nay TT kết thúc với Vol thấp
      HO tăng điểm nhờ tứ trụ
      HNX giảm điểm
      Không biết ai mua hôm qua nghỉ cuối tuần có vui vẻ không

      Bác nào nóng lòng quá thì vào đây em mời ly trà đá giải nhiệt. Trà mạn, đá sạch, sạch hơn Đốc Tờ Thanh đấy ạ
      Rất nể phục bác,vừa bán trà đá lài vừa có những bài viết hay bổ ích.Chúc quán trà đá của anh ngày cang đông khách nhé

    13. #9
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Ngân hàng (tt)

      Mặc dù nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào tín dụng ngân hàng, nhưng việc tìm kiếm và duy trì các khách hàng tốt, ít rủi ro không phải là chuyện dễ dàng. Các ngân hàng thương mại lớn, phát triển lâu năm, mạng lưới tốt, nhân sự ổn định đã cùng với các ngân hàng quốc doanh, chi nhanh ngân hàng nước ngoài chia hầu hết miếng bánh.

      Các ngân hàng nhỏ mới ra sau này hoặc mới lên đời từ quỹ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động lẫn cho vay. Có ngân hàng thành lập cả năm trời còn chưa cho vay hết vốn điều lệ.

      Túng quá thì sẽ hóa liều, nhiều ngân hàng đẩy mạnh vấn đề sales, hoặc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay trong khi lại tăng khuyến mãi khi huy động để cạnh tranh.

      Mật ít ruồi nhiều, lắm lúc ông nhỏ lại làm cho ông to bị động nên việc canh tranh bất kể hậu quả của các ngân hàng nhỏ khiến cho các ngân hàng đôi khi phải chạy theo, rất dễ tạo ra vòng xoáy lãi suất, đặc biệt nếu xảy ra tình hình không thuận lợi về nguồn vốn.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    14. #10
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Vĩ mô - Ngân hàng

      Sau thất bại nặng nề và đỗ vỡ hàng loạt vào đầu những năm 1990 của hệ thống hợp tác xã tín dụng do hậu quả của lạm phát phi mã, sự mất giá nhanh của đồng tiền Việt Nam, sự thiếu vắng một khuôn khổ pháp lý và thiếu cơ chế giám sát hiệu quả của SBV, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và đặc biệt ngân hàng cổ phần thương mại bắt đầu xuất hiện và phát triển.

      Qua hai mươi năm chúng ta đã có một hệ thống ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh phủ khắp các đô thị và một phần nông thôn và đó là một thành quả đáng tự hào. Các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB, STB, EIB, TECH,... sau khi vượt qua khủng hoảng đã dần dần vươn đến tầm vóc khu vực, chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế.

      Cơn sóng ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng từ đầu thế kỷ đã đem lại sự thịnh vượng cho biết bao nhiêu người và cũng từ đó xuất hiện một lớp đại gia tài chính - ngân hàng đầy thế lực.

      Bác nào đã từng đọc qua cuốn Luật Im Lặng của Mario Puzo (tác giả của cuốn Bố Già) sẽ phần nào thấy được sức mạnh chiến lược của việc sở hữu các ngân hàng, và các đại gia ở Việt Nam cũng thế. Sở hữu một ngân hàng không chỉ đem lại lợi ích từ lợi nhuận đầu tư thuần tùy (amen, nếu anh mua được giá tốt, chứ mua STB giá 160,000 đ/CP ngày xưa thì bây giờ toi đặc) mà quan trọng là các lợi ích chiến lược như một nguồn vốn tiềm tàng, một cơ sở khách hàng để khai thác dài lâu, một vị thế trong nền kinh tế, khả năng nhúng tay vào các dự án lớn và vô vàn lợi ích khác.

      Vì thế, ngân hàng mọc lên và to lên như nấm sau mưa. Một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam mà ngoài các ngân hàng lớn của nhà nước phủ sóng hầu khắp các tỉnh thành, thì có đến gần bốn chục ngân hàng thương mai, ấy là chưa kể đến các quỹ tín dụng ngân dân và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    15. Có 3 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      BAPGIONG (06-08-2011), Hidenseek (08-08-2011), libi (06-08-2011)

    16. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định CTCK - Nhân sự

      Chứng khoán là một ngành mới, rất mới ở Việt Nam, lại đòi hỏi trình độ nhân sự cao so với mặt bằng chung của xã hội, thuộc vào cái mà người ta thường gọi là nhóm tinh túy nên việc thiếu hụt nhân sự là đương nhiên.

      Không chỉ thiếu hụt nhân sự cao cấp mà cả cấp chuyên viên bình thường cũng thiếu hụt trầm trọng và người làm nặng thêm lỗi này chính là UBCK.

      Chương trình đạo tạo môi giới chỉ toàn lý thuyết, không biết điều chỉnh cho môi trường CK ở Việt Nam, khâu tổ chức kém, không lường hết để đáp ứng nhu cầu tăng vọt của các CTCK.

      Do vậy các CTCK không chỉ phải vật lộn, chào mời các nhân sự cấp vốn thiếu trầm trọng mà còn phải chạy vạy lôi kéo môi giới, thậm chí mượn bằng để lập cho đủ ban bệ theo yêu cầu của UBCK.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    17. #12
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Bài viết
      20
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Nguyen Quan Xem bài viết
      Có lẽ không cần phải nói nhiều về chi tiêu và đầu tư công của Việt Nam. Bên cạnh những điều làm được những năm qua như phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội thì có quá nhiều điều để nói về sự yếu kém của chi tiêu và đầu tư công ở Việt Nam: Bộ máy cồng kềnh, quản lý yếu kém, tham nhũng tràn lan. Hệ quả là hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí nhiều và đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo ra lạm phát. Của cải xã hội bị lãng phí, vay nợ càng lúc càng cao và áp lực trả nợ, trả lãi bắt đầu xuất hiện khiến cho chính sách tài khóa ngày càng thêm khó nhọc.

      Vấn đề kiểm soát và thắt chặt chi tiêu trong giai đoạn khủng hoảng 2007 - 2008, nhiều chuyên gia kinh tế đã cho rằng cần gấp rút tiến hành thắt chặt chi tiêu và đầu tư công song song với việc kiểm soát chính sách tiền tệ, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là khu vực quốc doanh và khối BDDS thì chính phủ Việt Nam lúc ấy lại tung ra gói kích cầu lớn khiến cho khối u lạm phát được dịp phình ra và bùng nổ những năm sau này.

      Thậm chí trong giai đoạn hiện nay, khi nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng không phải chính sách tiền tệ mà chính sách tài khóa mới là thủ phạm chính gây ra lạm phát thì chính sách tài khóa vẫn không được kiểm soát, việc thắt chặt chi tiêu và đầu tư công chỉ được tiến hành lấy lệ. Trong khi chính sách tiền tệ hút tiền về làm khô kiệt nguồn lực sản xuất, tăng chi phí cho các DN sản xuất (làm gia tăng lạm phát chi phí đẩy) thì việc đầu tư công vẫn được tiếp tục với nhiều công trình hoành tráng, với việc tiếp tục ưu đãi tín dụng cho các tập đoàn kinh tế lớn. SBV một mặt phải hút tiền về, một mặt phải bơm tiền ngắn hạn ra cho các NH thương mại để từ đó dùng một phần mua trái phiếu chính phủ, tức là gián tiếp tài trợ cho chính sách tài khóa.

      Sự lúng túng trong chính sách quản lý kinh tế chung này khiến cho cuộc chiến lạm phát kéo dài mà không hiệu quả, DN thì kiệt sức, người dân thì khó khăn còn lạm phát thì vẫn hoành hành không biết lúc nào mới ngừng được.
      Những gì bác viết không mới, nhưng dưới góc nhìn và cách bác kết nối các vấn đề lại rất mới và thú vị. Cảm ơn bác.

      Chúc bác cuối tuần vui vẻ nha

    18. #13
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Paris Delhi Xem bài viết
      Những gì bác viết không mới, nhưng dưới góc nhìn và cách bác kết nối các vấn đề lại rất mới và thú vị. Cảm ơn bác.

      Chúc bác cuối tuần vui vẻ nha
      Tks bác. Em không định viết cái gì mới cả.

      Chén trà là do ông bà mình tìm ra, để lại cho hậu thế một thức uống tiền đắng hậu mát, thanh nhiệt, giải độc.

      Chỉ tiếc rằng thời nay người ta thích Cocacola, thích nước yến mà bỏ qua những thứ bình dân, rẻ tiền mà lại tốt.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    19. #14
      Ngày tham gia
      Jan 2010
      Bài viết
      20
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Nguyen Quan Xem bài viết
      Tks bác. Em không định viết cái gì mới cả.

      Chén trà là do ông bà mình tìm ra, để lại cho hậu thế một thức uống tiền đắng hậu mát, thanh nhiệt, giải độc.

      Chỉ tiếc rằng thời nay người ta thích Cocacola, thích nước yến mà bỏ qua những thứ bình dân, rẻ tiền mà lại tốt.
      Uống trà mà lại thấy say, lạ nhỉ

      Bác có bỏ gì vào trà không thế

    20. #15
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      49
      Được cám ơn 8 lần trong 8 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Nguyen Quan Xem bài viết
      Tks bác. Em không định viết cái gì mới cả.

      Chén trà là do ông bà mình tìm ra, để lại cho hậu thế một thức uống tiền đắng hậu mát, thanh nhiệt, giải độc.

      Chỉ tiếc rằng thời nay người ta thích Cocacola, thích nước yến mà bỏ qua những thứ bình dân, rẻ tiền mà lại tốt.
      Vì sợ nghiện đó bác, bởi cách pha trà quá tinh vi, độc đáo nên lỡ uống rồi khó mà bỏ được, đánh đổi cả gia đình,sản nghiệp,thế mới thấy lợi hại của cao nhân pha trà
      Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa khi ta chỉ biết mưu cầu địa vị, danh lợi cho riêng ta.
      Chỉ bằng cuối xuống và nâng đỡ những người kém may mắn hơn ta.

    21. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Nguyen Quan (12-08-2011)

    22. #16
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Lạm phát - chính sách ngày xưa

      Có nhiều lý giải về việc tại sao chính sách tiền tệ chưa mấy hiệu quả trong việc kìm cương lạm phát như chính sách tài khóa không được kiểm soát tốt, lạm phát chi phí đẩy, áp lực từ cung cầu thế giới lên XNK của Việt Nam,... Nhưng có một khía cạnh mà dường như ít người đề cập, đó là hậu quả của những chính sách nhiều năm trước đây.

      Lật lại quá khứ một chút, quá trình đổi mới của Việt nam khởi động từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi mà sản xuất đang có phần đình đốn với lạm phát phi mã.

      Những ai thuộc thế hệ 7x trở về trước chắc chưa từng quên đợt đổi tiền năm 1985 và lạm phát dữ dội xảy ra sau đó. Trong cái rủi có cái may, lạm phát đó cũng đã góp phần hun đúc quyết tâm và góp phần tạo nên chính sách đổi mới sau này.

      Nhận ra sự bât ổn xã hội từ lạm phát cao, nên có lẽ chính phủ lúc ấy đã chọn con đường trung dung trong đổi mới, không chỉ hướng tới sự phát triển nhanh chóng mà còn bảo đảm sự cân bằng, ổn định xã hội. Và để làm điều đó thì chính sách kinh tế cần bảo đảm một mức lạm phát thấp, đủ để kích thích phát triển kinh tế nhưng không tác động tiêu cực nhiều đến đời sống người dân.

      Chính sách này tất nhiên rộng lớn mà một quán nước nhỏ khó mà bàn hết được, nên chủ quán chỉ xin mạn đàm một vài điều nhỏ nhặt:

      1. FDI và chính sách năng lượng giá rẻ:
      - Để phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, việc thu hút FDI là rất cần thiết. FDI không chỉ cung cấp vốn mà còn công nghê, quản lý, quan hệ,... Nhưng trong điều kiện Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa, lại vừa trải qua chiến tranh, hạ tầng kém, nên VN lúc đó là một địa chỉ đầu tư bị đánh giá là rủi ro cao. Việc cạnh tranh để thu hút đầu tư với những nước khác, đặc biệt như Thái Lan, Trung Quốc rất khó khăn; vì vậy chính phủ đã cố gắng tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, ưu đãi đầu tư, trong đó tập trung vào những mặt VN có thể tạm thời cung cấp tốt hơn các nước khác là nhân công giá rẻ và giá năng lượng, hàng hóa thiết yếu ở mức thấp.
      - Chỉnh phủ một mặt tập trung phát triển hệ thống sản xuất và truyền tải điện, đặc biệt thủy điện; một mặt tài trợ bằng nhiều cách cho các tập đoàn độc quyền về năng lượng và nguyên nhiên liệu thô để họ có thể cung cấp được sản phẩm giá rẻ nhằm tài trợ cho toàn bộ nền kinh tế một mặt bằng giá thấp, không chỉ vừa thu hút được FDI mà còn kiềm giữ được tốc độ tăng giá, duy trì lạm phát ở mức thấp.

      2. Tỷ giá và con đường phát triển: Định hướng XK hay Thay thế nhập khẩu
      - Chính sách ban đầu của Việt Nam dường như là Định hướng XK. Tuy nhiên, khi đã song hành mục tiêu ổn định đi kèm với phát triển kinh tế, các ưu tiên dần dần được chuyển sang Thay thế nhập khẩu với mong muốn tự lực tự cường, hi vọng Việt nam có thể phát triển công nghệ để sản xuất các mặt hàng cao cấp như ô tô, điện máy. Hơn nữa chính sách Thay thế nhập khẩu còn giúp cho Việt Nam một phần nào đó chủ động về kiểm soát giá cả, phù hợp với việc mục tiêu kiểm soát lạm phát.
      - Với ưu tiên như thế, thay vì cần liên tục hạ giá tiền đồng Việt nam (ít ra cũng theo đà chênh lệch lạm phát) thì Chính Phủ Việt Nam lại cố neo giữ tỷ giá VNĐ/USD để tạo ra sự ổn định, tin tưởng cho dòng vốn FDI, giữ mặt bằng giá nhập khẩu thấp tương đối và phần nào đó giảm áp lực lên món nợ nước ngoài đang gia tăng qua từng năm.
      - Do vậy thay vì phải liên tục tăng dự trữ ngoại tệ càng nhiều càng tốt, thì một phần ngoại tệ thu được từ FDI, từ kiều hối, từ XK được dùng để hỗ trợ cho tỷ giá và mua sắm, chi tiêu. Con nhà nghèo, nên đến khi có tiền lại lắm lúc chi tiêu không phải lối.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    23. Có 3 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      gcl (10-08-2011), lkm77 (18-08-2011), quoctamvn (22-09-2011)

    24. #17
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định Lạm phát - lợi ích ngắn hạn và tương lai trả giá

      Nhờ có các chính sách này mà Việt Nam đã hướng được một giai đoạn phồn vinh ngắn hạn: Tốc độ phát triển cao nhất nhì thế giới mà lạm phát lại thấp. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá cả.

      Việc tài trợ bằng nhiều cách để kiềm chế giá cả trong thời gian bắt đầu là cần thiết, giống như ta cần phải bóp nhẹ tay phanh khi mới khởi động xe máy. Nhưng một khi xe đã chạy rồi thì nên để nó chạy đúng như nó được thiết kế. Nền kinh tế cũng vậy, đáng ra các chính sách trên sau khi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần phải được điều chỉnh. Tuy nhiên, ăn quen thì khó mà nhịn được. Việc thay đổi chính sách có thể rất rủi ro, đồng thời các lợi ích nhóm có được từ tài trợ nhà nước đã tạo nên sức ỳ khiến cho các chinh sách này hầu như không thay đổi mấy trong suốt một thời gian dài.

      Các chính sách này là cần thiết trong giai đoạn bắt đầu nhưng nó bao hàm quá nhiều sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế và gây ra nhiều méo mó.

      Chẳng hạn, các tài trợ của nhà nước đối với chính sách năng lượng, nguyên liệu đã dần bóp méo đi hiệu quả của một nền kinh tế cạnh tranh, hướng quá nhiều các khoản đầu tư vào các ngành lãng phí năng lượng như thép, dệt máy. Các ngành này có lợi nhuận biên tế thấp, thường rất khắt khe trong việc chọn lọc NĐT. Tuy nhiên, do sự tài trợ của nhà nước nên lợi nhuận tài chính vẫn hấp dẫn (mặc dù lợi ích kinh tế cho toàn dân lại không có) và từ đó vẫn thu hút được các NĐT xây dựng nhà máy.

      Thủy điện có thể mang lại điện giá rẻ trong thời gian đầu, khi tiềm năng thủy điện còn dễ dàng, chưa khai phá hết và bất ổn môi trường chưa lộ ra. Nhưng chúng ta đã qua 20 năm phát triển và các khuyết điểm dần lộ ra: tiềm năng thủy điện gần như cạn kiệt và bây giờ người ta làm thủy điện bậc thang, làm thủy điện trong cả vườn quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt. Tài nguyên nước cạn kiệt, các hồ nước giành giật nguồn nước lẫn nhau, dân chúng phản đối thủy điện vì môi trương ô nhiễm, nông nghiệp mất mùa,... Các điều này khiến chi chi phí đầu tư và vận hành tăng lên, chi phí điện tăng lên như nó vốn phải vậy.

      Và các vấn đề trên không chỉ xảy ra ở ngành điện mà còn ở than, nước, khí,....

      Cộng thêm việc được độc quyền và tài trợ bao lâu nay, các tập đoàn độc quyền về năng lượng, nhiên liệu như EVN, PVN, TKV trở nên nặng nề, lãng phí lớn làm cho giá thành sản phẩm càng tăng lên (Vấn đề này em sẽ thử bàn đến khi đề cập về các tập đoàn nhà nước), nhà nước dần dần không tài trợ nổi và bắt đầu bàn đến việc thả nổi giá theo thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa các mặt hàng này sẽ liên tục được tăng giá trong tương lai để bù lại sự kiềm giá trong quá khứ, tạo nền một thứ Lạm phát chi phí đẩy mà hầu như không ai kiểm soát nổi.
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    25. Có 3 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      gcl (10-08-2011), quoctamvn (22-09-2011), treconlonton93 (29-07-2011)

    26. #18
      Ngày tham gia
      Sep 2006
      Bài viết
      60
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Quán nhỏ bên đường nhưng ông lão bán quán quả là Giang hồ ẩn dật. Tuy nhiên mỗi thời mỗi khác Bác ah. Cũng như 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc thủa trước bây giờ cho trởi lại Bắc Kinh sẽ bị lạc lõng.
      Ngày xưa nền kinh tế còn đóng cửa các chính sách còn khống chế được, mệnh lệnh hành chính được. Bây giờ gia nhập rồi cái chính sách thu hút FDI ngày xưa cũng ko còn phù hợp nữa. ưu đãi giá điện rồi theo lộ trình cũng phải tăng theo giá thị trường. Vụ tỉ giá Em e rằng rồi cũng bị sức ép thả nổi dần.
      Hơn nữa qua một quá trình phát triển hàng thập kỷ bài thuốc nào cũng sẽ bộc lộ những phản ứng phụ của nó. Có những đợt như thế này mới là tiền đề để chúng ta nhìn lại và có những chính sách mới cho những giai đoạn tiếp theo. Chúng ta mới cải tổ lại nền kinh tế, cấu trúc lại nền kinh tế cho một giai đoạn mới phát triển hơn âu cũng là quy luật vòng tròn ốc của quá trình phát triển.
      TTCK có những năm thế này để các nhà đầu tư có thời gian nhìn nhận được đâu là giá trị thực của một doanh nghiệp. UBCK mới bị sức ép để tự tuốt lại mình sau 11 năm không chịu thay đổi mình

    27. #19
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      851
      Được cám ơn 218 lần trong 149 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi sodo Xem bài viết
      Quán nhỏ bên đường nhưng ông lão bán quán quả là Giang hồ ẩn dật. Tuy nhiên mỗi thời mỗi khác Bác ah. Cũng như 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc thủa trước bây giờ cho trởi lại Bắc Kinh sẽ bị lạc lõng.
      Ngày xưa nền kinh tế còn đóng cửa các chính sách còn khống chế được, mệnh lệnh hành chính được. Bây giờ gia nhập rồi cái chính sách thu hút FDI ngày xưa cũng ko còn phù hợp nữa. ưu đãi giá điện rồi theo lộ trình cũng phải tăng theo giá thị trường. Vụ tỉ giá Em e rằng rồi cũng bị sức ép thả nổi dần.
      Hơn nữa qua một quá trình phát triển hàng thập kỷ bài thuốc nào cũng sẽ bộc lộ những phản ứng phụ của nó. Có những đợt như thế này mới là tiền đề để chúng ta nhìn lại và có những chính sách mới cho những giai đoạn tiếp theo. Chúng ta mới cải tổ lại nền kinh tế, cấu trúc lại nền kinh tế cho một giai đoạn mới phát triển hơn âu cũng là quy luật vòng tròn ốc của quá trình phát triển.
      TTCK có những năm thế này để các nhà đầu tư có thời gian nhìn nhận được đâu là giá trị thực của một doanh nghiệp. UBCK mới bị sức ép để tự tuốt lại mình sau 11 năm không chịu thay đổi mình
      Đường chứng khoán nhiều gió bụi mà
      Đã ra đó thì ai cũng như ai thôi, kinh nghiệm nhiều cũng thế, kinh nghiệm ít cũng như nhau cả
      Welcome bác đến chơi.

      Em đang viết dần dà, trước xin tán nhảm về vĩ mô một chút, sau sẽ đi dần vào mấy cái trứng thốip

      To Kiemkhach: Em bán trà, cơ mà bia tươi nhập lậu cũng có tí đỉnh
      Mưa ngoài đời một lát thì tạnh
      Mưa trong lòng biết thuở nào nguôi!

    28. Có 2 thành viên đã cám ơn Nguyen Quan :
      sodo (29-07-2011), treconlonton93 (29-07-2011)

    29. #20
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Nguyen Quan Xem bài viết
      Thị trường hôm nay mở đầu bằng sắc xanh mà kết thúc bằng sắc đỏ. KLGD lèo tèo giống như cuộc cờ tàn nơi mà xe pháo mã hoặc được rút ra đi chi viện cho chiến trường khác, hoặc đã bị đối phương tiêu diệt, chỉ còn lại mấy con tốt lèo tèo đang cố sang sông.

      Trong con đường trứng đầy gió bụi, có nên chăng giờ là lúc các chứng sĩ nên dừng vó ngựa, tạt vào bên đường làm cốc nước chè, rồi tán chuyện ngày xưa, đợi cho phong ba chứng trường lắng xuống để nhìn rõ con đường mình đi.

      Nghĩ thế, có cầu ắt có cung, nên em mở quán nước nhỏ hầu các bác. Trước là nhảm bàn về thế sự, sau đó hóng chuyện các bậc cao nhân để vui cho lữ khách
      Vừa vót cho chủ top.

      Có điều em không biết là quán nhỏ này là quán bia hay quán trà đá.
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình